diengiadung
Phượt gia
Rời thác Pongour, bọn mình trở ra QL20 rẽ phải hướng về Đại Ninh, tại đây sẽ có đường rẽ đi Tà Hine, Da Kra, qua đèo Đại Ninh để đi Bắc Bình - Phan Lâm - Phan Sơn rồi đến Lương Sơn. Chắc chắn là đoạn này cũng sẽ quạnh vắng như bao con đèo vắt ngang dẫn từ miền núi ra biển như QL55, QL28... mà mọi lần mình đã đi.
Trở ra QL20, hướng về Đại Ninh:
Trong web "Hội đập lớn và phát triển nguồn nước VN" có nhắc về thủy điện Đại Ninh, mình tóm lược lại như sau:
Hồ thủy điện Đại Ninh nằm ở xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) có diện tích khoảng 4.000 ha, cao trình nước lúc đạt đỉnh tới 879,5 m³, cách Đà Lạt chừng 50 km theo đường đi thị trấn Bảo Lộc.
Qua cầu, cây cầu cũng mang tên Đại Ninh:
Dự án Thủy điện Đại Ninh thuộc hệ thống bậc thang của sông Đồng Nai, nằm trên sông Đa Nhim, cách TP HCM 260 km, công trình đầu mối nằm trên địa phận xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, Bình Thuận. Được khởi công từ ngày 10/5/2003, thủy điện Đại Ninh là một công trình vừa cấp phát điện cho hệ thống điện phía nam và dẫn nước từ lưu vực sông Đồng Nai về cho Bình Thuận.
Qua cầu vài kilomét thì gặp nhánh rẽ, tuy nhiên đây là nhánh vào đập. Còn đường đi Tà Hine chưa đến đâu:
Trường Trung học Cơ sở Ninh Gia:
Kết nối nguồn nước giữa sông Đa Nhim và sông Đa Queyon (điều này làm đảo lộn hệ sinh thái tự nhiên), hồ chứa nước thủy điện Đại Ninh rộng 2.000 ha được hình thành qua hai đập chính cao gần 60 mét, 4 đập phụ, hai đập tràn sự cố và một kênh nối thông giữa hai hồ, dẫn nước từ sông Đồng Nai thuộc tỉnh Lâm Đồng tạo thành hồ chứa với tổng dung tích 320 triệu m³ nước, ở cao trình khoảng 640 mét thuộc địa phận huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), cách thành phố Đà Lạt khỏang 40 km.
Bầu trời như bạn thấy: đầy mây mù nhưng vẫn nắng, không mưa:
Nước từ hồ chứa Đa Nhim và Đa Queyon sẽ được dẫn về Nhà máy Thủy điện Đại Ninh qua một đường hầm áp lực dài 11,2 km xuyên trong lòng núi và đường ống thép áp lực dài 1,8 km, đường kính 3,2 mét, với lưu lượng nước thiết kế qua tất cả các tua bin là 55 m³/giây phục vụ cho hai tổ máy phát điện tổng công suất lắp đặt là 300 MW (mỗi tổ máy 150 MW), cung cấp sản lượng điện hàng năm 1,2 tỷ kWh.
Trở ra QL20, hướng về Đại Ninh:

Trong web "Hội đập lớn và phát triển nguồn nước VN" có nhắc về thủy điện Đại Ninh, mình tóm lược lại như sau:
Hồ thủy điện Đại Ninh nằm ở xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) có diện tích khoảng 4.000 ha, cao trình nước lúc đạt đỉnh tới 879,5 m³, cách Đà Lạt chừng 50 km theo đường đi thị trấn Bảo Lộc.
Qua cầu, cây cầu cũng mang tên Đại Ninh:

Dự án Thủy điện Đại Ninh thuộc hệ thống bậc thang của sông Đồng Nai, nằm trên sông Đa Nhim, cách TP HCM 260 km, công trình đầu mối nằm trên địa phận xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, Bình Thuận. Được khởi công từ ngày 10/5/2003, thủy điện Đại Ninh là một công trình vừa cấp phát điện cho hệ thống điện phía nam và dẫn nước từ lưu vực sông Đồng Nai về cho Bình Thuận.
Qua cầu vài kilomét thì gặp nhánh rẽ, tuy nhiên đây là nhánh vào đập. Còn đường đi Tà Hine chưa đến đâu:

Trường Trung học Cơ sở Ninh Gia:

Kết nối nguồn nước giữa sông Đa Nhim và sông Đa Queyon (điều này làm đảo lộn hệ sinh thái tự nhiên), hồ chứa nước thủy điện Đại Ninh rộng 2.000 ha được hình thành qua hai đập chính cao gần 60 mét, 4 đập phụ, hai đập tràn sự cố và một kênh nối thông giữa hai hồ, dẫn nước từ sông Đồng Nai thuộc tỉnh Lâm Đồng tạo thành hồ chứa với tổng dung tích 320 triệu m³ nước, ở cao trình khoảng 640 mét thuộc địa phận huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), cách thành phố Đà Lạt khỏang 40 km.
Bầu trời như bạn thấy: đầy mây mù nhưng vẫn nắng, không mưa:

Nước từ hồ chứa Đa Nhim và Đa Queyon sẽ được dẫn về Nhà máy Thủy điện Đại Ninh qua một đường hầm áp lực dài 11,2 km xuyên trong lòng núi và đường ống thép áp lực dài 1,8 km, đường kính 3,2 mét, với lưu lượng nước thiết kế qua tất cả các tua bin là 55 m³/giây phục vụ cho hai tổ máy phát điện tổng công suất lắp đặt là 300 MW (mỗi tổ máy 150 MW), cung cấp sản lượng điện hàng năm 1,2 tỷ kWh.