What's new

Liên Nghĩa - Nam Ban đến bãi hoang hòn Hồng

Đường từ Nam Ban về lại Liên Nghĩa thông qua TL725 + QL27 nắng chan hòa nhưng không nóng mà lại hiu hiu mát, cái khí hậu vùng cao này thường khiến người miệt đồng bằng thích thú, bọn mình cũng vậy.

QL27 ngay đoạn ngã 3 NThôlHạ:

IMG_5554.jpg


Viết bài này, rồi nhớ đến những ngón tay tê cóng vì lạnh lúc bôn ba trên đường đi Suối Vàng - Tà Nung. Mang găng tay thật nhưng khi nó ướt mưa thì cái chống lạnh chả còn bao nhiêu, vậy mà thú!
Rồi lại nhớ bữa sau xuôi đèo Đại Ninh trở về đồng bằng ven biển: chỉ vừa lưng lửng đèo là cái nóng bao phủ, trán lấm tấm mồ hôi. Có lẽ rằng ai thích làn da trắng ngà ngọc thì ở xứ cao nguyên, còn muốn rám nắng thì cứ trực chỉ xứ biển là ok.

Một phụ nữ người dân tộc vóc người nhỏ thó nhưng cõng trên vai cái bao to gần bằng thân người mình:

IMG_5556.jpg


Đoạn QL27 từ NThôlHạ có bề ngang mặt đường lớn hơn TL725, dĩ nhiên vì đây là quốc lộ. Vậy nhưng mặt đường thì cả hai đều tốt tầm tầm như nhau, có lẽ do ít xe quá tải, xe trời gầm.

36km nữa sẽ đến Đà Lạt nhưng đến Liên Nghĩa chỉ tầm 16km:

IMG_5558.jpg


Một chút thông tin về lịch sử vùng đất này:
Năm 1920, tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập bao gồm 3 quận: Djiring, BLao và Dran - Fyan. Vùng đất của huyện Đức Trọng khi đó nằm trong địa giới tổng Bình Thạnh bao gồm từ Phi Nôm đến cầu Đại Ninh và mở rộng về phía tây, tây bắc tới vùng La Ba (Phú Sơn).

Một cô gái người dân tộc trùm kín người vừa băng qua đường, sau lưng mang cái gùi - dụng cụ mang vác tương tự như cái 'quẩy tấu' của người Mong ở phía Bắc:

IMG_5559.jpg


Tháng 5-1958, chính quyền Sài Gòn thành lập tỉnh Tuyên Đức, chia quận Dran thành 3 quận: Đức Trọng, Đơn Dương và Lạc Dương. Quận Đức Trọng gồm có 4 tổng: Ninh Thạnh, Sơn Bình, Đinh Tân, Mỹ Lệ; 12 xã: Tùng Nghĩa, Hiệp Thạnh, Phú Ninh, Bình Thạnh, NThol Hạ, Đinh Văn, Phú Sơn, Lang Bian, Teurlang Tho, Teurlang Deung, Romène và Yenglé.
 
Máy cày kéo rờ moóc: một dạng chuyên chở nông phẩm, cả người rất phổ biến tại Đức Trọng:

IMG_5560.jpg


Về phía cách mạng, do yêu cầu trong chỉ đạo kháng chiến chống thực dân Pháp, tháng 9-1949, Ban cán sự Đảng bộ tỉnh Lâm Viên xây dựng lực lượng tại vùng này, đặt tên khu vực này là khu Chiến Đấu. Tháng 12-1950, theo Nghị định của Uỷ ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ sáp nhập hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, khu Chiến Đấu đổi tên là huyện Chiến Đấu. Dân số thời kỳ này ước tính khoảng 10.000 người.

Đường QL thưa vắng, hai bên là cây xanh và đồi núi chập chùng:

IMG_5563.jpg


Tháng 9-1963, cơ quan Tỉnh uỷ Tuyên Đức giải thể, một số xã phía bắc, tây bắc của huyện Đức Trọng được chuyển giao và chịu sự chỉ đạo của tỉnh Quảng Đức. Đến tháng 5-1965, Tỉnh uỷ Tuyên Đức thành lập lại, huyện Đức Trọng thuộc về tỉnh Tuyên Đức.

Khoảnh ruộng lúa xanh um cùng mảnh vườn vừa được cày:

IMG_5565.jpg


Năm 1976, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cùng với việc xóa bỏ cơ cấu hành chính cũ, huyện Đức Trọng lập thêm một số xã mới: Tân Hội (1976), Tân Văn, Phi Tô (1977). Tiếp đó, huyện Đức Trọng được tiếp nhận đồng bào thủ đô Hà Nội vào khu Lán Tranh và khu vực Nam Ban xây dựng vùng kinh tế mới của Hà Nội tại tỉnh Lâm Đồng, sáp nhập ấp Bồng Lai, Bắc Hội của xã Thạnh Mỹ (Đơn Dương) vào xã Hiệp Thạnh. Xã Tùng Nghĩa được chuyển đổi thành thị trấn Liên Nghĩa và là trung tâm của huyện. Tháng 12 - 1978, huyện Đức Trọng tách các xã Ninh Loan chuyển về Đơn Dương và xã Đa M'rong chuyển về huyện Lạc Dương.

Đến một khu dân cư thuộc xã An Hiệp:

IMG_5568.jpg
 
em cũng có cung đường như anh, tuy nhiên, chỉ là HCM-đà lạt-tà nung thôi (17/12/2011)
Em bổ sung tí để phong phú thêm góc nhìn nhé :))
khởi hành lúc tối, đến đà lạt buổi sáng, ăn sáng tại đà lạt
IMG_2784-771951.jpg


Sau đó, em chở ông bà nội đi vườn hoa
DSC01056-729188.JPG


"ngựa sắt" của em nè :)
DSC01057-732103.JPG


rồi khởi hành đi đèo tà nung
DSC01061-739563.JPG


làm kỷ niệm trên đèo tà nung mùa hoa quỹ già
DSC01093-748139.JPG
 
góc này ba em chụp, cùng chổ với anh
DSC01109-753501.JPG


lúc em đi là mùa càphê
DSC01111-757969.JPG

DSC01112-759459.JPG

cho nên khi đến chùa, sân chùa người ta phơi rất nhiều càphê

bên trái chùa chùa thế này
DSC01130-768149.JPG


phía sau xe là
DSC01131-770840.JPG


ở giữa sân chùa
IMG_2807-719078.jpg
 
IMG_2803-713435.jpg


lúc này, em không có đi thác voi, nhìn sang chụp đại rồi đi thôi :)
IMG_2806-718196.jpg


rồi lên đường ra lại QL27 rồi về...
DSC01134-774509.JPG


DSC01132-772944.JPG

em hết.

cố gắng mỗi ngày anh chiếu 1 tập nhé :))
 
xem xong thấy nhớ Thác Voi và Nam Ban quá, em cũng đã đến đây hồi giỗ Tổ, hôm ấy mưa, đường xuống thác trơn trợt rất sợ, toàn bò chứ ko có đi

Bọn mình dựng xe dưới mái hiên rồi mua vé vào, giá chỉ 5k/vé - xe free.

Thác Voi còn có tên là thác Liêng Rơwoa, thuộc thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng - nằm trên dòng suối Camly. Thác nằm cách Đà Lạt chừng 25km với chiều rộng khoảng 40m, chiều cao hơn 30m. Dưới chân thác có những tảng đá như chú voi con nên có tên gọi là thác Voi. Thác Voi ngày đêm ầm ầm đổ nước tạo nên những âm thanh như tiếng gầm của thú rừng. Đây là một trong số ít thác còn giữ được nét hoang sơ của miền đất Tây Nguyên. Năm 2001 thác Voi đã được công nhận là di tích - thắng cảnh quốc gia.

DSCN1729.jpg


Bảng công nhận di tích cấp quốc gia của bộ Văn hóa - Thông tin. Trên đỉnh thác có rào chắn tránh người vượt qua. Trong thực tế thì ngay mép vực chụp sẽ đẹp nhưng có bảng cấm mà vượt qua thì kỳ quá nên thôi:

IMG_5446.jpg


Thác Voi có diện tích 1.466m² bao gồm thác nước, suối và rừng tái sinh, nằm lọt thỏm trong đáy “yên ngựa” của 2 sườn núi tạo thành. Ngút tầm mắt là rừng đại ngàn với những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, thân và cành chằng chịt dây leo. Giữa mênh mang, lớp lớp cây rừng mầu xanh ngắt hoặc điểm xuyết những chòm lá đỏ rực như lửa, những thảm hoa màu vàng tươi hoặc tím biếc đẹp đến lạ lùng.

Những bậc thang đầu tiên xuống phía dưới. Kế đó sẽ qua chiếc cầu nhỏ bằng sắt lót ván:

IMG_5454.jpg


Phía sau dòng thác trắng xóa đang tung bụi nước mù mịt là những hang động sâu hun hút đầy bí ẩn. Đó là hang Dơi ăn sâu xuống lòng đất đến 50m với những vách đá có các hình thù, mầu sắc rất lạ mắt. Rễ cây và dây leo đan xen chằng chịt, càng xuống sâu, hang càng tối nhờ nhờ và lạnh lẽo như động của phù thủy. Đó là hang Gió với lối vào rất hẹp nhưng bên trong khá rộng, vi vút tiếng sáo gió trời.

Rồi sẽ đến những 'nấc thang' vừa thiên nhiên, vừa nhân tạo này trên vách đá dựng đứng.
'Nửa kia' của mình thấy... dội. Mãi đến sau khi mình dụ một hồi thì mới cùng nhau men xuống:


IMG_5470.jpg


Muốn biết khởi nguồn của ngọn thác ta phải ngược dòng đi lên chừng 12 km, vượt qua 3 ngọn đồi đến chân dãy Tam Điệp. Tại đây vào mùa mưa có một mạch ngầm đùn lên dòng nước trong xanh, mát lạnh trong một mó nước rộng chừng miệng giếng làng.
Từ mó nước này, nước tràn trề lúc chia thành từng dòng nhỏ, len lỏi dưới những gốc cây rừng, lúc họp nhau lại thành dòng, lững lờ, chậm chạp chảy qua những đồi mía.

Nhưng xuống chỉ đến đây thôi. Vậy là 'một mình ên' mình đi tiếp.
Lối phải vắng teo, mình trèo lên gặp ngay một cặp trai gái đang say đắm cái 'tình thương mến thương! Chẹp, nhìn quanh cũng không thấy lối đi tiếp nên trở xuống và men theo lối trái.


DSCN1742.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,337
Bài viết
1,145,945
Members
193,412
Latest member
kibanator
Back
Top