What's new

[Chia sẻ] Lúc này cần đổ xăng, nhưng vẫn phải ăn

Thưa bạn !

Cá nhệch sống ở nước lợ, cá mè sống ở nước ngọt, cá nào cũng có cơ hội chứa nhiều sán. Vì thế các bác có muốn ăn 2 món gỏi trên, chớ uống bia, mà cần phải uống rượu, để cho chúng xỉn và lọt theo ra ngoài. =))

Anh thật vui tính ! Đúng như vậy đấy ạ

Gỏi cá nhệch, mè luôn uống với rượu Nga Sơn, độ rượu từ 45 đến 50 độ. Rau gỏi là lá sung, Đinh lăng, lá mơ, sài hồ, riềng, sả, hành tăm, tỏi, ớt ...
 
IMG_7370.JPG

Tại xã Suối Giàng chỉ có người sấy chè hay còn gọi là sao chè, mới biết được lá chè hái từ vườn nào.
Tôi nghe họ phân tích, là chỉ có chè thuộc bản Pang Cáng và bản Mới, coi như là chè ngon nhất của vùng này, và khu vực này nằm ở độ cao khoảng 1000 mét mà thôi.
Khu trên đỉnh mới cao tới 1400 mét và trên đó cây chè cho một sản phẩm chát hơn.

IMG_7411.JPG

Anh bạn trẻ, tên Của đã nhiệt tình mời tôi ở lại đẻ giám sát những giai đoạn mà anh ta làm ra sản phẩm. Còn chứ nếu tôi mà lên đây mua chè mà mang về, tôi sẽ chẳng hiểu gì cả. Tôi không cần lưỡng lự và chấp nhận lời mời của anh ấy ngay.
Người dân Hmông chỉ đi hái lá chè non vào lúc buổi sáng và buổi chiều. Nếu lá chè mà để lâu hay để trong bọc kín sẽ bị ủng và coi như là không thể sấy chè được. Vào khoảng giữa trưa, những người hái mà anh ta biết, họ đến giao lá chè mới hái về. Thường là chè tổng hợp, loại này giá thấp nhất.

IMG_7375.JPG

Nếu có nhu cầu riêng của khách thì có loại gọi là một búp 2 lá. Cao cấp hơn tý nữa là 1 búp một lá. Cao cấp nhất là chỉ búp không, 1 kg búp non tươi trị giá là 200 ngàn 1 kg, làm xong sản phẩm trị giá tại lò Của là 1,5 triệu đồng 1 kg.
Loại trà này được khách Trung Quốc yêu chuộng và chỉ có những lò lớn mới làm sản phẩm này thôi.
Của cho tôi biết là nếu hái búp không thôi, thì những lá non sẽ bị héo theo, và phải mất đến gần 2 tuần sau cành chè mới nẩy được búp mới. Coi như người dân vì đồng tiền béo bở trước mắt, họ tự làm hại đến bản thân của mình. Đồng thời họ cũng nảy ra những tật xấu, mà người dân tộc trước kia không biết, đó là hái trộm búp chè lẫn nhau.

IMG_7423.JPG

Khi nhận được mớ lá chè tươi, là Của liền phải đốt lò lên cho nóng. Sau đó anh ta cân đủ một trọng lượng lá nhất định, và ném vào lò. Lò lúc này đang nóng và có moteur tự quay. (Nếu nói sao chè bằng chảo với tay trần như các cụ hồi xưa, đó chỉ là dĩ vãng mà thôi.)
Giai đoạn sấy héo đợt đầu rất vất vả, Của cứ phải dút củi vào lò liên tục, rồi lâu lâu anh ta phải thọt tay vào lò để rờ và vo lá chè. Với kinh ngiệm, anh ta biết lúc nào sẽ lấy ra. Lúc đó anh ta bật công tắc cho moteur chạy ngược lại và vòng xoáy bên trong sẽ làm cho lá chè đẩy hết ra ngoài.

IMG_7421.JPG

Anh ta sẽ hốt mớ chè ấy (lúc này lá chè chỉ bị héo thôi và độ ẩm của lá vẫn còn) và cho chúng vào một máy se lá. Máy ấy sẽ giúp cho lá chè se tròn lại. Trong lúc đó anh ta lại tiếp tục cho mẻ thứ hai vào lò sấy thứ nhất.
Khi chè được se xong, Của cho chúng vào mấy sấy thứ hai, giai đoạn này sẽ sấy cho chè đã được se lại thật khô. Khi xong, anh ta cho chè lên một cái lưới và rải đều chè lên mặt lưới cho mau nguội. Đồng thời những cái cám chè sẽ lọt xuống dưới, đó là sản phẩm rẻ tiền. Khoảng một tiếng sau chè nguội, coi như là xong, sản phẩm có thể bỏ vào bịch.

IMG_7433.JPG

Mùa chè chỉ có từ tháng 4 cho tới tháng 11 dương lịch. Trong thời gian đó anh bạn trẻ Của, sẽ phải sao chè từ 12 giờ trưa và có nhiều ngày đến 12 giờ tối anh ta mới xong việc. Vào mùa đông coi như anh ta không có làm nghề sao trà nữa. Mà phải làm các nghề khác.
Hôm nay lại rất đặc biệt vì có một anh khách hàng từ Sơn Thịnh lên đây, và anh ta tận đến một vườn chè mà anh ta quen biết. Anh ta và 4 người khác tự hái chè lấy. Họ hái một buổi mà chỉ được có 28 cân. Sau đó anh ta mang mớ chè mới hái đến, nhờ Của sao dùng. Anh ta đợi cho sản phẩm sao xong, và cầm về xuống núi. Trung bình để được 1 kg chè khô, họ cần phải sấy 5 kg lá tươi.
Anh ta cũng cho tôi biết là ở dưới núi, gia đình anh ta cũng có một vườn chè và anh ta chỉ thu hoạch và bán lá tươi cho các công ty sao chè. Chính bản thân anh ta cũng chưa bao giờ uống loại chè đó.
Ngày hôm qua, tôi không thèm ghé mua chè Tuyết, khi chạy ngang qua Sơn Thịnh. Sáng nay tôi đã nghi ngờ đám bán chè người Kinh mình, ngay khu trung tâm Suối Giàng, giờ thì tôi không còn thắc mắc gì nữa, tôi đã chứng kiến từ đầu cho tới cuối. Đúng là chiều tối nay, tôi ở lại núi, đã giúp cho tôi mở mang trí tuệ về chè thật nhiều.

IMG_7435.JPG

Chiều nay cũng vì dành thời gian tiếp tôi, nên Của không nhận sao chè cho đợt hái buổi chiều. Anh ta đã giết một con gà đen đãi tôi, và còn mời thêm một anh bạn trẻ tên Sụa đến để trò chuyện với tôi.
Trò chuyện với họ, tôi cũng kể cho họ biết là tôi đã thấy bao nhiêu nền văn hóa của người dân tộc bị người Kinh hủy hoại. Giờ đây tôi lại chứng kiến những người Hmông nơi đây cũng đang bị người Kinh đến phá rối một sản phẩm thật quý giá của họ.
 
Last edited:
IMG_7439.JPG

Gà Ác leo núi xào gừng.

IMG_7436.JPG

Bữa cơm thanh đạm chiều tối nạy tại Suối Giàng.
Tôi thật là quý mến lòng hiếu khách của 2 anh bạn trẻ. Đợt tới tôi ghé, họ hứa sẽ chỉ cho tôi biết thêm một vài món ăn truyền thống của họ.

IMG_7440.JPG

Tôi đóng góp thêm món thịt chua, mà tôi mua tại Phú Thọ 2 hôm về trước, hên quá, vẫn chưa bị chua cho lắm.

IMG_7443.JPG

Ở vùng miền núi này, người dân họ dậy thật là sớm. Mới khoảng 5 giờ 30 sáng, là tôi cũng không thể nằm nướng được và phải bước ra ngoài chào buổi sáng với mọi người.
Lúc tôi dậy ngoài trời chỉ là sương mù thôi, nhưng một lúc sau trời lại chuyển qua mưa phùn.

IMG_7444.JPG

Của làm vài gói mì để chúng tôi ăn sáng. Tôi trò chuyện mãi cho tới hơn 7 giờ mà cơn mưa vẫn chưa ngưng. Thôi tôi cũng phải lên đường thôi.
Tôi chạy về tới Cát Thịnh thì lúc ấy trời mới tạnh mưa. Tai đây tôi rẽ trái đi theo QL37, để tới tp. Yên Bái. Tôi thấy đoạn đường này không sấu, nhưng có nhiều đoạn rất dơ, chắc là do xe công trình họ để đất đổ trên đường mà không dọn dẹp.

IMG_7450.JPG

Tại Yên bái tôi tìm thấy một món lạ, đó là món phở Cuốn Sỏi. Thật ra đó là món phở chua, có nguồn gốc của người Trung Quốc. Vì tôi là khách cuối cùng trong ngày, nên khi tôi gọi Phở, bà chủ không còn bánh phở và tự quyết định cho tôi ăn bún. Bà ta giải thích người dân ở đây là thế. Tôi nói cho bà ta biết, tôi là dân SG, nếu tôi biết bà ta không còn bánh phở, là tôi đã bước ra rồi.
Trong tô phở có thêm giá trụng, lạc rang, hành lá thái nhỏ, sợi bún và khoai lang thái chỉ chiên giòn (bị để lâu, nên không giòn mà còn bị yểu, mùi dầu chiên thì quá khủng khiếp), thịt xá xíu thái chỉ, và dĩ nhiên là một thìa bột ngọt, nhưng tôi quá kinh nghiệm, nên đã ngăn cản trước. Nước lèo cho món phở là nấu từ xương heo, cho thêm ít phấm đỏ, nêm bằng giấm và quạy ít bột cho nước sánh lại.

IMG_7455.JPG

Tô rau gồm có húng quế, húng chua và húng cay. Khách có thể nêm thêm ớt muối măng chua và chanh.
Tôi cảm nhận là không ngon chút nào. Tô phở chua tại Cao Bằng mới gọi là ngon.
 
chè ngon quá anh Tùng ơi ! Em nghiện chè xanh, ngày nào không uống chè mồm miệng nó nhàn nhạt sao ấy

Chè này là chè sinh thái, không có thuốc sâu hả a? Sáng tối bên ấm chè ngồi bàn đá luận anh hùng, chẹp chẹp

IMG_7363.JPG


Có ai nhìn thấy cái đẹp ngoài cái ngon của ẩm thực chưa? Lá chè đẹp quá

Người dân tộc họ sống ở nơi xa xôi vất vả, nhưng họ được phần nào bù đắp là món quà của thiên nhiên rồi đấy
 
Last edited:
Lá chè này là 100% không xịt thuốc. Lá chè non người ta phải sấy khô rồi mới uống. Lá chè già người ta mới dùng cho chè xanh.
Những gì thiên nhiên ưu đãi cho người dân tộc, dần dần cũng bị người Kinh mình đến phá đám.
 
IMG_7460.JPG

Tôi chạy theo TL314 để đến Hạ Hào, rồi tôi chạy tiếp đến tx Phú Thọ. Tôi rất vui là tôi chọn con đường này. Chỉ có đoạn đầu từ Yên Bái là đường hơi xấu, đoạn từ Hạ Hòa vừa rộng, vắng xe và đường rất tốt.
Tôi mò ra được đến khu bệnh viện gần chợ, tại đây có những quán cơm phục vụ tốt mà giá lại rất bình dân.
Từ Phú Thọ, tôi cũng lần mò theo những con đường làng và tôi chạy tiếp qua Việt Trì. Rồi sau đó tôi chạy đến tt. Vĩnh Tường, đi phà Vĩnh Thịnh qua Sông Hồng để trở về Đường Lâm.
Chiều hôm qua tôi có gọi điện cho chị Hương, và nhờ chị ta đặt giùm cho tôi một đòn heo quay. Vì thế mà tôi phải về lại Đường Lâm chiều nay.

IMG_7468.JPG

Anh chồng chị Hương đảm nhận công việc gói bánh tẻ vào mỗi chiều.

IMG_7477.JPG

Chợ Mía vào buổi sáng thật là nhộn nhịp.

IMG_7497.JPG

Tôi ghé quán nước của chị Hương trước cửa Chùa Mía để ăn sáng. Chị ta lấy cho tôi 2 cái bánh tẻ nhà gói

IMG_7476.JPG

và một ít Măng Ớt, hộp măng mà tôi mua hôm tôi ghé ngang Nghĩa Lộ, để làm quà tặng cho chị ta chiều hôm qua.
Lần đầu tiên tôi ăn loại măng này và tôi thấy họ muối hơi mặn

IMG_7490.JPG

Lâu lắm rồi tôi mới ăn lại món này. Bánh đúc chấm với tương bần.

IMG_7500.JPG

Ăn sáng xong, chị Hương dẫn tôi đến tận lò của người thợ mà đang quay một đòn thịt cho tôi.
Tôi cũng hên là anh ta kiếm thêm được một người khách khác, còn không nếu có mình tôi đặt, thì anh ta cũng chẳng bỏ công quay chỉ một đòn cho tôi đâu.
Để quay được một đòn, ít nhất là miếng thịt phải nặng khoảng 5 kg. Khi quay xong, miếng thịt sẽ mất đi khoảng 40 %, và sẽ còn lại khoảng 3 kg. Thường thì quay thịt ba chỉ là ngon nhất, nhưng cũng có nhiều người khách lại sợ mỡ, nên họ sẽ chọn thịt đùi, và sản phẩm sẽ bị khô đi và không ngon.
 
IMG_7511.JPG

Lúc tôi đến thì anh ta đã quay gần 2 tiếng, và theo thỏa thuận, là khoảng 11 giờ anh ta mới giao đòn thịt cho tôi. Quá trình anh ta quay là 5 tiếng, trong thời gian đó, anh ta ngồi quay và canh lửa liên tục.
Trước khi quay, anh ta phải ướp thịt từ hồi đêm. Gia vị mà anh ta dùng là: lá ổi, hành tím, húng lìu (một loại gia vị trộn, gần giống ngũ vị hương), tiêu, đường và bột ngọt. Bên phần thịt anh ta phải khứa thật nhiều vết dao, đẻ khi ướp, gia vị thấm đều vào trong. Sau đó anh ta đem cuộn thịt tròn vào mọt đòn tre to và lấy cây kim nhọn xâm phần da.
Kỹ thuật quay thì mỗi người có một cách quay khác nhau. Tôi nghe nói có người họ bất đầu quay cách mặt than cả 1 mét và hạ xuống thấp từ từ. Có người lại cho rằng là phải quay 8- 9 tiếng mới ngon.
Tại đây thì tôi thấy anh này quay khoảng trên 50 phân cách mặt than, nhưng với kinh nghiệm, anh ta có thể cho than nhiều hay ít là theo cảm nhận.

IMG_7507.JPG

Tôi cắt một miếng nhỏ ăn thử và tôi cảm nhận thấy phần da rất giòn, phần thịt ba chỉ thì hơi nhiều mỡ một chút. Phần thịt thì gia vị rất vừa ăn và mềm thật là mềm. Tôi thấy lá ổi không có giúp được việc gì hết, không có vị thơm, chỉ hơi chát chát mà thôi.
Tôi muốn biếu lại cho chị Hương 1 ít, nhưng chị ta lại nhất định không lấy.
Tôi có gọi điện cho anh chàng em tôi, là 12 giờ trưa nay tôi về lại Hà Nội với đòn thịt 3 kg, để cả nhà ăn trưa.
20 km đầu tôi chạy trên bờ đê, vì đi đường đó vắng. 30 km cuối là tôi phải đi theo QL32 đông đảo người. Tôi về đến Hà Nội chỉ trễ hơn giờ hẹn là 15 phút. Trong gia đình của bà Mợ tôi, thì chưa ai biết qua món thịt quay này, và tiếc thật, một phần nửa số người trong gia đình lại đi chơi xa rồi.

IMG_7514.JPG

Tôi cứ tưởng là tôi đã truy lùng được món thịt quay ngon nhất từ trước tới nay. Nào ngờ trong bữa ăn, cậu em tôi mới tiết lộ cho tôi biết, là bên làng Vàng, quê của bà Nội tôi bên Gia Lâm, họ có món thịt quay đòn, ướp còn ngon hơn cả đòn thịt tôi mới mua về.
Hay quá, tôi tranh thủ nghỉ một giấc trưa, và chiều nay tôi sẽ qua bên làng Vàng thăm góc gác bên bà Nội tôi và tiện thể tôi tìm hiểu thêm được một món thịt quay mới.

IMG_7522.JPG

Chú Hà là cháu ruột của bà nội tôi, ra đón tôi phía trước đầu làng. Chú ta biết nhiều về tôi, nhưng hôm nay tôi mới gặp mặt chú ấy. Thật tế ra tôi biết rất ít về dòng họ tôi.
Chú Thím Hà đón tiếp tôi rất nồng hậu.
Chú Hà biết tôi muốn tìm hiểu về món thịt quay và chú liền dẫn tôi qua nhà một người cháu, cũng bên dòng họ bà nội tôi, để tôi tìm hiểu.

IMG_7520.JPG

Tôi thấy kỹ thuật quay ở Làng Vàng, họ cũng quay gần như bên Đường Lâm, nhưng họ quay hấp tấp hơn, miếng thịt không có mềm tan và bên phần da cũng không giòn cho lắm. Tuy nhiên ở đây họ ướp thịt bằng giềng vàng và lá chanh, 2 gia vị chính của món thịt quay này, thêm vào đó, họ chỉ ướp thêm ít bột ngọt đường và muối.Tôi thấy gia vị ở đây họ ướp ngon.
Vào buổi sáng ngay chợ Làng Vàng họ có bán món này và giá thành ở đây rẻ hơn bên Đường Lâm nhiều. Còn vào buổi chiều, chỉ có 2 nhà trong xóm của chú tôi, là có bán món này thôi.
Tối nay tôi ngủ lại nhà chú tôi, và được dịp hiểu biết thêm về gia tộc bên phía bà nội tôi. Thêm nữa chú Hà còn dạy thêm cho tôi cách ướp trà sen theo lối xưa của gia đình.

IMG_7529.JPG

Chú Hà tôi kỹ lưỡng lắm, năm nay đã gần 80 tuổi mà vẫn còn hăng hái như thanh niên. Đi tập thể dục xong, Chú trổ tài nấu ăn sáng tại nhà, rồi chú mới cho tôi lên đường.

IMG_7530.JPG

Ảnh 2 cụ trên bàn thờ là ông bà cố của tôi.
Hy vọng lần sau, tôi sẽ dành nhiều thời gian để tìm hiểu bên dòng họ của ông nội tôi.
 
IMG_7536.JPG

Tôi ra khỏi làng Vàng, tôi chỉ đi theo con đường QL1 qua bên kia sông. Sau đó tôi rẽ phải và đi lòn phía dưới cầu và tôi chạy tiếp theo con đường đê, đưa tôi tới Yên Viên. Ra đến con lộ chính bụi bặm, tôi rẽ phải chạy tiếp đến Từ Sơn.
Tôi thấy có món Bánh Cuốn Chả Lá Xương, tôi ghé lại hỏi ăn, thì tiếc quá, lúc làn họ bán hết rồi.

IMG_7538.JPG

Chỉ còn bánh cuốn trứng nhân thịt thôi.

IMG_7540.JPG


IMG_7543.JPG

Tôi lại chạy tiếp tới tp. Bắc Ninh. Tôi ghé uống ly cà phê tại một quán đông khách khá sang trọng, và đã cho tôi rút ra một kinh nghiệm. Mấy ngày qua tôi ghé quán sang trọng (chỉ có trong than phô hay thị trấn thôi), tôi được tiếp đãi chu đáo, uống ly cà phê ngon, lên mạng theo giõi thông tin…, vậy mà khi tính tiền chỉ có 15-20 ngàn đồng thôi. Trong khi đó những quán cóc trên đường, họ cũng lấy chừng ấy giá, mà cà phê của họ gọi lạ quá tệ. Thế là tôi thay đổi chuyến thuật, không ủng hộ người nghèo dọc đường nữa.

IMG_7549.JPG

Đây cũng là đặc sản của Bắc Ninh, một đặc sản mà trên nhãn hiệu không cho biết là chè tên gì?
Tôi cũng quên luôn. Tôi ăn thì thấy có nếp, đậu xanh và ít gừng. Ăn không thì hơi ngọt, nếu dùng chung với trà thì sẽ vừa miệng.

IMG_7550.JPG

Tôi đọc thông tin trên mạng, tôi mới biết tới rượu Làng Vân, thuộc xã Vân Hà. Tôi lần mò đì về hướng phía Tây Bắc của thành phố, tôi chạy ra đến một con đường đê. Gần chỗ ấy có một con đò đưa tôi qua sông, thế là tôi đã tới Làng Vân. Như thế là tôi đã không cần phải đi vòng vo.

IMG_7556.JPG

Tình cờ tôi hỏi thăm một anh ven đường về những lò gia đình làm rượu thủ công tại đây. Thì anh ta mời tôi vào nhà uống nước và hỏi tôi cần mua bao nhiêu? Tôi mới biết anh ta chỉ làm theo kiểu nghệ sỹ thôi, ai hỏi thì anh ta mới bán. Bình rượu anh ta đưa cho tôi là anh ta đã lưu cất 2 năm, cho tôi tự đong. Tôi công nhận là rượu ngon thật, mà anh ta chỉ lấy tôi 20 ngàn một lít thôi.
Bí quyết nấu rượu ngon ở làng này, là họ biết cách làm men rượu từ các vị thuốc bắc. Khi làm rượu, họ ủ cho lên men đến 10 ngày, lúc trời lạnh, họ phải trùng mền cho bình rượu giữ được độ ấm. Cất rượu xong, họ còn ủ rượu thêm một thời gian cho dịu lại. Bao nhiêu yếu tố ấy, đủ làm cho rượu ngon rồi.
 
IMG_7565.JPG


IMG_7566.JPG

Để chạy ra khỏi làng Vân, tôi phải lần mò chạy hết đường làng, lại theo đường đất, tôi mới ra đến TP. Bắc Giang.

IMG_7572.JPG

Tại đây vào lúc trễ trưa, tôi không thấy có quán ăn bình dân nào hấp dẫn. Tôi lôi cái bánh giò mà sáng nay tôi mua tại chợ nhỏ của Yên Viên ra ăn, đơn giản mà xong một bữa. Rồi tôi ghé lại một quán cà phê, ngồi nghỉ trưa cho bớt nắng, tôi sẽ chạy tiếp tới Hải Dương nghỉ đêm tại đó.

IMG_7578.JPG

Chiều nay trước khi ghé tới tp. Hải Dương, xe tôi mới gặp một sự cố nho nhỏ. Dây kilomet của tôi bị đứt. Tôi không khó khăn tìm tiệm sửa xe để thay sợi dây mới.

IMG_7585.JPG

Vào chiều tối tôi thấy ngay bùng binh góc phố Tuy Hòa và phố Ngân Sơn có một hàng bánh cuốn đông khách, và tôi ghé lại đấy ăn.
Bánh cuốn chả ở đây có thêm dĩa rau: kinh giới, ngò, xà lách, tía tô, húng quế và rau muống chẻ.
Quày hàng kế bên, tôi thấy bán bánh mì kẹp thịt cũng đông khách. Tôi cũng ghé ăn vá lần đầu tiên ở vùng miền Bắc, tôi ăn được một ổ bánh mì ngon (riêng ở Hà Nội tôi chưa có dịp thử).

IMG_7594.JPG

Tô Canh Cá Rô Đồng, thuộc quán Loan, nằm trên đường Lý Thường Kiệt, tôi thấy thật là xứng đáng với danh hiệu của quán.
Sáng nay trời hơi mưa lâm râm, nhưng trong quán, lúc naò cũng tấp nập khách.

IMG_7592.JPG

Trong tô bún chỉ có đơn giản 4 thứ, bún, cá rô, thì là và rau muống trần. Tôi chọn ăn chung với bánh đa và tôi thấy sợi bánh đa ở đây vừa mỏng và mềm mại cũng chẳng khác gì sợi phở tươi.
 
IMG_7595.JPG

Cá rô thì họ làm khỏi phải chê vào đâu được, nêm vừa ăn và không bị khô. Cá rô họ hấp chín, đêm gỡ lấy thịt nguyên cả miếng, không còn cái xương nào cả. Xong họ cẩn thận xếp cá vào một cái tô lớn, nêm nếm gia vị và đem kho. Lúc khách ăn, họ khéo léo gắp nguyên miếng cá để lên trên bún mới trụng, rồi mới chan nước lèo vào tô bún cá. Nước lèo cá muốn ngon, ngoài xương cá ra, họ còn phải hầm thêm xương heo, như thế nước súp mới ngọt được.
Tại quán này tôi thấy có nhiều loại ớt cho khách tự nêm thêm vào tô bún của mình: ớt xào tỏi dầu, ớt tỏi chua, ớt tươi.
Ngoài ra họ có thêm nào là cá lóc rán (tôi thấy cá rán ăn sẽ bị khô), và trứng cá kho.

IMG_7600.JPG

Tôi rời Hải Dương lúc ấy trời đã tạnh mưa. Tôi chạy theo QL39B đi Thanh Miện. Sau đó tôi rẽ trái theo 20B, rồi lại tiếp theo rẽ trái đi the TL396. Hỏi đường qua cầu Hiệp và có bảng hướng dẫn dến Quỳnh Côi.

IMG_7604.JPG

Tôi rất thích chạy vòng vo theo những con đường làng, vì tôi sẽ chứng kiến được nhiều cảnh sinh hoạt nông thôn.
Khác với món Canh Cá Rô Đồng tại Hải Dương, họ chỉ bán vào buổi sáng, thì tại Quỳnh Côi có vài quán họ bán luôn cả ngày.

IMG_7609.JPG

Tôi ghé lại quán của bà Huê, nằm phía bên trong ngỏ, gần rạp hát 19/5. Ở đây họ chỉ gọi ngắn gọn là canh cá thôi, nhưng vẫn là cá rô đồng. Trong tô canh cá nào có bánh đa loại sợi nhỏ, mỏng và trắng trong. Cá rô thì họ cũng gỡ lấy thịt và kho, không trọn vẹn nguyên miếng như tôi mới ăn hồi sáng. Thêm đó là một ít trứng cá kho, cải xanh, thì là, hành lá và hành phi. Tôi thấy nước lèo ở đây ngon, vì có thêm ít trứng cá kho hay cũng có lẽ vì tôi quên dặn đừng bỏ thêm bột ngọt. Tô bún ấy tôi chỉ tốn có 15 ngàn thôi, một tô bún vừa ngon và giá rẻ nhất từ hồi tôi ở miền Bắc cho tới nay.

IMG_7612.JPG

Tiếp tục tôi chạy theo những con đường làng để ra tới Hưng Hà và tiếp theo tôi đi QL 39 về Hưng Yên. Lúc tôi mới ra khỏi Quỳnh Côi, tôi rẽ phải sang tỉnh lộ 216. tôi thấy phia trước cổng một nhà máy giầy da rất lớn. Nơi ấy một số công nhân, họ đang tụ tập ăn trưa và mua bán. Tôi ghé lại quan sat, tôi thấy ở đây họ ăn một xuất cơm chỉ có 10 ngàn thôi, còn các bịch nước sấu, nước sữa đậu hay nước thạch, họ chỉ bán với giá 2 ngàn. Tiếc quá tôi vừa mới ăn no, chứ không tôi cũng muốn ăn thử một xuất cơm công nhân cho biết.

IMG_7617.JPG

Tôi để ý thấy các khu vực phía Đông Bắc có rất nhiều nhà thờ, mà chùa thì hiếm thấy lắm.

IMG_7624.JPG
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,681
Bài viết
1,135,133
Members
192,381
Latest member
amazongayana32
Back
Top