Từ ngã 3 chợ bến tôi chạy thẳng tới tt. Tế Tiêu và dùng cơm trưa tại đấy. Tôi lại thấy trên bản đồ họ lại cho tôi biết đó là tt. Đại Nghĩa, tôi không biết là dùng tên nào đúng nữa.
Sau đó tôi chạy theo QL21 B dọc theo một bờ đê. Rồi tôi rẽ phải theo QL38 chạy theo hướng Đồng Văn.
Tôi chạy tiếp theo băng qua đường QL1 và đường cao tốc, qua luôn chợ Lương. Đến ngã 3 Lương Xa tôi rẽ phải, chạy thẳng một mạch đến Phu Lý, tiếp theo đén Vĩnh Trụ. Sau đó chạy theo TL972 về hướng Hữu Bị.
Tôi đi theo lối này là vì tôi nghe nói rất nhiều về cá kho của làng Vũ Đại, nên tôi cũng muốn thử cho biết.
Làng Vũ Đại chỉ là tên trong phim Chí Phèo mà thôi, trong thực tế tên của làng là Đại Hoàng. Ngày nay địa danh nơi đây gọi là xã Nhân Hậu. Dọc theo đường các bạn sẽ thấy rất nhiều nơi treo bảng bán món cá kho. Nhưng thật tế là họ không có sẵn, chỉ làm theo đơn đặt hàng mà thôi. Mặt hàng này là hàng độc quyền, họ không bán tràn lan ngoài chợ.
Để tìm tới một lò kho cá ngon, đó là sự hên xui mà thôi, vì mỗi nhà có bí quyết riêng và cách kho cũng khác nhau. Có nhà cho rằng phải kho hơn 12 tiếng cá mới ngon, cũng có người nói rằng kho 10-12 tiếng là đủ rồi.
Tôi tình cờ mò vào một ngôi nhà nằm phía trong ngõ và họ đang bận việc gọt riềng. Tôi hỏi thăm gia đình họ có kho cá không? thì họ nhiệt tình mời tôi vào nhà uống nước trò chuyện. Họ cho tôi biết là khách phải đặt trước một ngày, và đến chiều hôm sau mới lấy được.
Khách hàng của họ phần lớn là những ông quan lớn hay việt kiều ấy. Mặt hàng này họ đã có từ lâu đời, nhưng chỉ trong vòng 20 năm nay thôi, nhờ thông tin mạng lan tràn nhanh, nên mới có nhiều người biết tới.
Để làm món này ngon, họ thường dùng cá chấm đen. Gia vị chính mà tôi thấy họ dùng, đó là: chanh, riềng, gừng, nước mắm, sườn heo, cùng nhiều gia vị bí mật khác. Họ cho tôi biết trước kia các cụ còn dùng nước cáy, nhưng theo kinh nghiệm của họ, thì họ thấy không ngon, nên không dùng đến nước cáy nữa. Tôi thấy chỉ giai đoạn chuẩn bị gia vị là đẫ mất nhiều thời gian rồi.
Kho một nồi cá cũng khá cung phu lấm. Họ phải dậy từ lúc 2 giờ sáng để chuẩn bị khâu làm cá. Trễ lắm là 4 giờ là họ bắt đầu lên lửa để kho cá và phải ngồi canh lửa cho tới 4 giờ chiều, nồi cá mới cạn nước, lúc đó mới xong. Kiểu kho cá của họ là kho thật nhỏ lửa để không bị cháy.
Khi nồi cá kho xong, nếu muốn ăn ngon là phải đợi đến ngày mai. Như thế lúc giỡ cá, miếng cá sẽ giữ nguyên vẹn mà không bị nát. Vào mùa này thì nồi cá có thể để ở ngoài tối đa là 3 ngày. Mùa đông có thể để tới 1 tuần. Nếu để trong tủ mát, nồi cá sẽ được bảo quản tốt hơn, tuy nhiên chất lượng của nồi cá sẽ bị giảm đi một phần.
Họ cho tôi biết ngày xưa, vào dịp Tết, các cụ kho cá để ăn trong 2 tuần Tết. Thời ấy các cụ kho mặn lắm, vì thế mà mới để được lâu.
Thời nay thì những người con cháu phải kho khác đi một chút, để đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng.
Trong dịp này thì khi nào có khách hàng đặt, họ mới kho cá. Còn vào dịp Tết, ngày nào họ cũng kho, nên nếu ai đi ngang mà muốn mua một nồi cá kho mang về, thì lúc nào cũng có.
Tôi nghe hấp dẫn quá, cũng may là ngày mai họ kho cá cho một số khách đã đặt trước, vì thế mà tôi mới có cơ hội đặt thêm một nồi cho riêng tôi. Nồi của tôi họ sẽ làm đặt biệt một chút, là sẽ giảm phần cá, vì nếu nhiều quá sao tôi ăn hết?
Trong lúc trò chuyên với họ, tôi biết thêm một đặc sản mà vùng họ có, đó là Chuối Ngự. Dạ vâng chuối ngự Nam Định ấy. Vì Nam Định là thành phố lớn kế cận, họ bán mặt hàng này dễ dàng hơn, nên chuối ngự trồng trong làng này mang sang ấy bán. Họ cũng cho tôi biết thêm, đo ảnh hưởng của từng vùng đất, nên các vùng khác lân cận, có trồng chuối ngự, cũng không ngon bằng vùng này.
Coi như hôm nay tôi đã học hỏi thêm rất nhiều. Tôi xin chào tạm biệt họ và tôi chạy tiếp qua bên Nam Định.
Chiều tối nay tôi một lần nữa phải ăn thêm một tô phở Nam Định để nhận xét cho chính xác. Bà chủ nhà nghỉ chỉ tôi tới quán phở Mai, nằm trên đường Điện Biên, gần chợ Kênh. Quán này tuy đông khách, nhưng tôi lại không thích vì họ bán nào là phở gà, phở bò và thêm cả bún nữa. Tô phở ở đây rất đơn giản, chỉ có bánh phở, thịt, ít hành tây, ngò, húng thơm, hành lá và dĩ nhiên 1 thìa bột ngọt. Sợi phở ở đây mềm và mịn. Tôi kêu thịt nạm, thì họ thái chắc cũng lâu rồi, nên ăn hơi khô, không thơm mùi vị gì hết. Nước lèo trong, ngọt, ngon, có mùi thuốc bắc, mà tôi không hề nhận diện được mùi gì nữa (thường gia vị chỉ cần nấu chung với nồi nước lèo một chút, để lấy hương vị thôi. Mà hương vị thì luôn bốc hơi và thoát đi nhanh. Còn hầm gia vị lâu quá, thì sẽ tiết ra tinh dầu và sẽ có mùi thuốc bắc). Ngoài ra tôi thấy còn có mùi mì gói, ah thì ra lúc đứng lên tính tiền. Tôi thấy bà ta vứt luôn vắt mì gói thẳng vào nồi nước lèo. Thật là cả người ăn và lẫn người bán, họ không tôn trọng phở gì hết.
Tô bún ở đây khách có thể chọn ăn môc, giò hay móng và họ nấu cùng với măng khô. Trong tô bún họ chỉ rắc thêm hành lá và hành tây thôi. Khách có thể nêm thêm: tắc, tương ớt, tỏi ớt chua và măng ớt. Tôi thấy nước lèo ở đây có vị chua của măng và vị ngọt từ thịt, thật là ngon. Miếng thịt thì phải nói là tuyệt vời, họ ướp rất vừa ăn và hầm vừa đủ độ mềm, không dai quá và cũng không mềm nhũn.
Thé là quá no nê, tôi quay trở lại nhà nghỉ và ngủ thôi.