What's new

[Chia sẻ] Lúc này cần đổ xăng, nhưng vẫn phải ăn

IMG_8789.JPG

Tôi nghe nói về món Bánh Khoái ở Quảng Trị, tôi ghé lại đây tìm hiểu. Vào lúc 4 giờ chiều mà tôi không thấy quán nào có khách, nên tôi không ghé vào. Tiện thể tôi chạy vòng quanh khu Thành Cổ, va tôi thấy chỉ có nàng này nhìn la hấp dãn nhất.

IMG_8796.JPG

Thấy ở Quảng Trị không có gì để lôi cuốn tôi lại. Tôi chạy tới Trung Tâm Thánh Mẫu Lá Vang. Tại đây muốn ở lại qua đêm, tôi phải vào bàn tiếp khách để gặp các bà sơ và họ sẽ trao cho tôi chìa khóa để lấy phòng (tại đây các khách hành hương có thể tá túc qua đêm miễn phí, nếu ai có nhu cầu và lòng hảo tâm, họ có thể tự đóng góp vào thùng công quỹ).

IMG_8805.JPG

Tôi đợi hoài mà không thấy bà sơ nào cả. Tôi ra ngoài và đi thăm quan phía xung quanh để chụp hình. Nửa tiếng sau tôi quay lại và nơi tiếp khách vẫn chẳng có sơ nào cả. Vậy là cuộc thử thách nghỉ lại đây miễn phí côi như không thành rồi, lúc này cũng hơi trễ.

IMG_8819.JPG

Tôi lên xe phóng tiếp đến tt. Hải Lăng. Chiều tối nay tôi ghé lại ăn tô Cháo Bún O Tình, đây là một món đăc trưng ở đây. Tôi thấy cũng giống tô bánh canh cá lóc của xứ sở Miền Trung thôi, cũng giống tô Cháo Canh của Quảng Bình. Hổng lẽ chỉ gọi tên món hơi lạ một chút, là được báo chí du lịch phong danh lên là Đặc Sản sao? Trong lúc tôi ăn, tôi thấy cũng có khách SG, khách Vũng Tàu ghé ăn, chắc là vì lòng tò mò như tôi.

IMG_8822.JPG

Trời sáng nay mưa lâm râm, tôi lấy xe chạy một vòng đi thăm quan chợ đồng quê nơi đây. Tại chợ Hải Lăng tôi không thấy có món ăn gì hấp dẫn, tôi ghé mua gói xôi bắp có màu vàng nghệ, món này bà bán hàng cho tôi thêm một ít muối mè vừng. Ở miệt quê mà mua gói xôi 5 ngàn là ăn no ứ hự luôn.
Rồi tôi cũng ghé lại chợ Diên Sanh, trong khu ăn uống, có một hàng bán Cháo Bún đông khách, tôi thấy ở đây họ cán và sắt sợi bột ngay tại chỗ. Trông hấp dẫn quá, nhìn là thấy ngon hơn quán O Tình chiều hôm qua.

IMG_8824.JPG

Tôi cũng muốn ăn thử lắm, nhưng thôi để dành bụng ăn món này. Bà bán bánh cho tôi biết món này cũng gọi là Bánh Khoái, hay còn gọi là Bánh Xèo. Món này là của người nghèo, không người lái, ăn chung với nước mắm pha.

IMG_8831.JPG

Tôi quay lại nhà nghỉ để lấy đồ và tiếp tục cuộc hành trình tiến vào đất Nam. Tại ngay ngã 3 Mỹ Chánh, nơi đây có rất nhiều O, ngồi ven đường bán món Bánh Lộc cho khách qua đường. Tôi thấy họ không có điều kiện ngồi lại ăn, nên tôi ghé vào phía trong chợ. Tôi vào chợ hơi trễ, họ đã bán hết món bánh này rồi, tôi tạm phải ăn đỡ mớn bánh nậm,
 
IMG_8838.JPG

bánh lá nhân đậu xanh và nước đậu ván.

IMG_8841.JPG

Phía ngoài chợ có một cụ già bán trái Hồng Long.

IMG_8839.JPG

Tôi mua 2 trái ăn thử, giá thì mềm, mà ăn thì không ngon chút nào. Hương vị thì cũng đặc biệt lắm, có lúc thoảng mùi thơm và cũng có lúc thoảng mùi thum thủm.

IMG_8844.JPG

Ngay ngã 3 Mỹ Chánh, cũng là nơi rẽ vào làng cổ Phước Tích.
Đợt trước tôi có ghé qua làng này rồi, nhưng là chỉ ghé để đánh dấu chân là mình đã ở đây, rồi chụp qua loa vài tấm hình và không hiểu mô tê gì hết. Lần này với sự thuyết phục của anh Du Gia, người đã đóng góp cho tôi khá nhiều thông tin hữu ít, tôi ghé lại thăm quan một lần nữa.

IMG_8850.JPG

Cây thị gần 1000 năm.

IMG_8853.JPG

Tôi không biết một chút gì về làng cổ này, và tôi cũng chưa có thời gian để lên mạng tìm hiểu. Tôi cứ chạy vòng vo, và chuyện hên đã đến với tôi. Trong lúc tôi giúp một ông già rút được sợi dây điện cho kèn xe, đang la ỏm tỏi, thì tôi đang đứng trước nhà của chú Khiếu. Nhà chú là điểm cho du khách đến để tìm hiểu về làng Phước Tích.
Chú ta đứng trước cửa nhà, thấy tôi tha nhiều thứ lểnh kểnh trên xe. Chú ta bắt chuyện với tôi rồi mời tôi vào nhà và bắt đầu kể cho tôi biết về lang cổ.

IMG_8855.JPG

Trong khu làng cổ hiện nay có khoảng 350 mái nhà, phần đông dân cư ở đây là người lớn tuổi. Chính chú Khiếu cũng là người đi lập hương tại đất Kontum lâu năm, nay vì là trưởng tộc và tinh thần đóng góp những hiểu biết của mình cho đời sau. Nên chú phải xa gia đình và về đây ở.
 
IMG_8856.JPG

Trước kia trong làng có chỉ có 12 dòng tộc và hiện nay là lên tới 19 dòng tộc. Theo truyền thống, cứ mỗi 5 năm là họ tổ chức lễ hội họp mặt cho dòng tộc của họ. Các con cháu xa xôi, thậm chí cả ở nước ngoài, đều được thông báo để về dự lễ.
Làng này họ không có đất đai, không có truyền thống làm ruộng như những làng khác. Thời đó họ có truyền thống làm gốm, ép dầu chuồng (một loại chất đốt sáng trước thời dầu đậu phọng và đầu hôi) và thêm một nghề phụ là lập vườn (trồng tràu cau). Để buôn bán hàng vối những làng khác, họ di chuyển bằng đường sông, vì thế trước kia trong làng có 12 bến (hiện nay bên phía nhà nước họ đang xay bờ kè xung quanh khu làng, nhưng họ không hề đề cập vào thông tin của người xưa, vì thế những nơi nào họ thấy có bến được tu bổ lại, thì họ không đụng tới. Còn những bến vì lâu ngày đã bi hư, họ xay bờ kè bít luôn. Bây giờ chỉ còn lại 7 bến. Thế là gọi bảo tồn văn hóa lịch sử sao?).
Rồi nghành ép dầu của họ bị lỗi thời, tiếp theo đến nghành làm gốm cũng bị lỗi thời, đất làng lại chật hẹp. Chắc theo tôi nghĩ là vì yếu tố đó, mà giới thế hệ sau, họ phải rời làng để tìm nơi lập nghiệp mới.
Càng trò chuyện với chú Khiếu tôi lại càng thấy thích thú. Rất tiếc những cái đẹp cái hay của làng lại bị hủy hại nhiều trong vòng 40 năm qua.
Chú Khuyết không có nhiều thời gian để hướng dẫn tôi thăm quan làng. Nhưng những gì mà chú trao đổi với tôi, tôi đã hiểu biết thêm nhiều về làng cổ.

IMG_8869.JPG

Trước khi chia tay, chú trao tặng cho tôi một cuốn sách nói về làng cổ (cuốn sách này ra đời là nhờ sự tài trợ từ phía chính phủ Nhật). Chú cho tôi biết thêm ở làng cũng có hội phụ nữ, họ chuyên làm những món ăn truyền thống của làng, mỗi khi làng có lễ nghi hay là làng đón khách phái đoàn, nếu họ có nhu cầu ăn uống. Tôi hy vọng rằng tôi còn quay lại nơi đây học hỏi nhiều lần nữa.

IMG_8872.JPG

Hiện này việc thăm quan trong làng chưa có phổ biến và du khách vẫn chưa cần đóng một lệ phí nào để vào thăm quan. Du khách có điều kiện muốn ở lại làng thì họ có homestay.

IMG_8876.JPG

Trở ra lại QL1, dĩ nhiên là tôi phải ghé lại đây ăn thử bánh bột lọc mà lúc nãy tôi chưa ăn được.

IMG_8881.JPG

Tôi ngồi ngay bên cô bán hàng và ăn thử vài cái bánh nóng hổi, mà chính tay cô ta mới bóc và đặt tạm trên cái túi nylon. Món này ăn khỏi cần nước chấm, tôi thấy họ nêm vừa ăn và đúng là bánh lọc mà tôi ăn ngon nhất từ trước tới đây.

IMG_8885.JPG

Đây là chai nước thứ hai trong chuyến đi này, tôi mua mà không để ý là đã bị ô nhiễm.

IMG_8891.JPG

Theo QL1, tôi chạy tới tt. Tứ Hạ hay còn gọi với tên khác là tx. Hương Trà, lạ nhỉ, một địa danh mà có cả 2 tên. Tại đây trên đường Trần Quốc Tuấn, tôi thấy một quán ăn gia đình không tên, họ chuyên về các món ăn từ hến.
Bún Hến, trong tô bún nào có: bún, dọc mùng thái chỉ, hoa chuối, húng thơm, đậu phộng rang và bì chiên giòn. Đay là tô bún khô, kèm theo là chén nước súp nóng. Khi ăn, khách có thể cho thêm ít ớt khô và đảo đều tô bún lên rồi ăn và húp chén nước súp. Theo tôi thấy chén nước hến không có ngọt ngon, như tôi đã từng nghe nhiều người xứ Huế xuýt xoa ca ngợi.
Món Cơm Hến thì cũng tương tự như là bún hến thôi, chỉ khác nhau là người ta dùng cơm nguội thay cho bún và nước hến có người cũng dùng nguội luôn. Món cơm hến là món ăn của thường dân. Tuy đã trở thành một món ăn đặc sản của xứ Huế, món ăn này cũng vẫn luon là món ưa chuộng của giới thường dân.
 
IMG_8896.JPG

Ngoài 2 món trên ra, có nhiều quán bây giờ phăng thêm món mì hến và cháo hến.
Tôi ăn thêm một phần Hến Xào xúc Bánh Tráng. Tôi thấy ở đây họ xòa nhiều dầu quá, ăn béo thấy phát ớn.
Ăn xong tôi ra quán cà phê Ngự Hà ven phía sông ngồi lướt thông tin với bạn bè trên mang. Cũng hên cho tôi là lúc ấy lại mưa. Khi cơn mưa đi qua, tôi kêu tính tiền để đi tiếp. Tôi bị một cú shock tại đây, ly ca phê sữa đá ngon, trong một không gian đẹp, giá chỉ có 8 ngàn. Hihi, tôi còn gọi họ lại coi họ có tính đúng không, sợ họ tính lầm, tội nghiệp cho họ.
Tại Huế tôi nhanh chóng tìm được một nhà nghỉ lỗi thời với giá bình dân tại khu vực trong thành (trươc kia tôi toàn là ở phía bên kia sông Hương). Phòng cũng tương đối là sạch, toilet sạch, có quạt, không có tivi. Đối với tôi là đủ điều kiên cho tôi rồi, tôi cũng chẳng có rảnh rỗi coi tivi đâu.

IMG_8909.JPG

Đảo lòng vòng, tôi tìm ra được một món ăn lạ nằm ở phía trong một con hẻm cụt, trên đường Huỳnh Thúc Kháng, gần trường tiểu học Thăng Long. Quán Bánh Ép này có tên là Na, chỉ là một quán tạm thời trong một khu đất chưa có tiền xay nhà. Quán rất đông khách, chủ yếu là giới teens. Người chủ quán cho tôi biết là món này có cách đây khoảng 5 năm và bây giờ cũng có nhiều quán bán món này lắm. Tôi tìm được một cái bàn trống và kêu thử 5 cái trước. Bột bánh cũng là bánh bột lọc, viên bột lọc được ép chính giũa 2 miếng sắt tròn nóng hổi, đặt trên bếp than. Họ làm với nhân nào là patê, thịt heo hay là trứng.

IMG_8913.JPG

Vì 2 miếng sắt rất nóng, nên chẳng mấy chốc là cái bánh đã chín và được bỏ vào dĩa.

IMG_8929.JPG

Khi ăn khách có thể bỏ thêm ché (một dạng chạo nộm kiểu người Huế), ít dưa leo, rau răm, đu đủ và cà rốt muối chua. Khách sau đó cuộn tròn chiếc bánh lại và chấm chung với nước mắm pha, trong đó có tương ớt và sa tế.
Tôi thích món này, ăn cũng giống như bánh Burrito của xứ Mễ. Món này mà ăn chậm, thì vỏ bánh gặp gió sẽ mau nguội và khô, ăn bị dai và nhai mỏi hàm lắm. Tôi ăn hết 5 cái và tôi mới gọi thêm 5 cái nữa. Khi tính tiền, lại bị thêm một cú chock thứ 2 trong ngày. 10 cái bánh giá 13 ngàn, 1 cái tré 2 ngàn và ly trà đá không tiền. Tổng chi phí 15 ngàn cho một bữa ăn ngon lạ miệng và lại được ngắm nhiều em xinh.
Tôi rời quán lụp xụp này với bụng no quá ể luôn. Tôi không thể ăn tiếp nữa, nhưng tôi cần chạy lòng vòng, để chấm tọa độ của những điểm ăn cho ngày mai.

IMG_8943.JPG

Chủ quán nhà nghỉ chỉ tôi đến một quán Bún Giò nằm trên góc đường Nguyễn Trãi và đường Thái Phiên. Quán này chỉ bán vào buổi sáng và gần 10 giờ sáng là quán đóng cửa. Quán rất nhỏ vì thế mà có nhiều bàn ghế được bày bán trên vỉa hè phia trước quán.
Tô bún của tôi được mang ra rất lẹ, tuy lúc đó quan cũng đông khách. Tôi chưa bao giờ thấy một tô bún với một miếng giò kinh hoảng như ở đây. Vì tôi thích ăn chả, nên bà chủ cho tôi luôn 1 viên chả cua và một viên chả thường. Dĩa rau ăn kèm ở đây gồm có: húng quế, xà lách, hoa chuối, giá và húng cay. Khách muốn ăn cay thêm thì trên bàn có sẵn chanh ớt và sa tế.

IMG_8936.JPG

Tôi thấy tô bún ở đây thật là chất lượng, (thịt nhiều hơn bún, hihi) mà giá chỉ có 30 ngàn cho tô bún của tôi gọi. Theo tôi thấy những chỗ bình dân, hiên nay hầu như họ chỉ còn bán bún giò mà thôi. Chắc là vì thịt bò mắc quá, nên ít có ai hầm thịt bò, mà chỉ thái bò tái cho vào tô.

IMG_8948.JPG

Tôi sẽ ở tiếp lại đây một ngày nữa. Sáng nay tôi có thời gian thư giãn với ly cà phê ngon và sau đó tôi mới đi thăm quan tới Sịa.
 
Last edited:
IMG_8953.JPG

Sịa là một thị trấn nhỏ, nằm cách tp. Huế có mười mấy cây số về hướng Bắc.
Nếu người Huế nói anh chàng đó sịa lắm, nghĩa là anh ta là lính pháo binh, nổ tè le luôn.

IMG_8959.JPG

Tại đây tôi ghé lại chợ, tôi thấy họ cũng có món Chè hạt Kê và chè đỗ xanh đánh.

IMG_8963.JPG

Họ có thêm một loại kẹo đặc sản miệt quê tại đây, là Kẹo Đậu Nành Rang. Trước kia họ chỉ làm loại kẹo này trong dịp lễ. Chỉ mới đây họ bắt đầu làm loại mặt hàng này mang ra chợ bán. Kẹo này muốn ăn là phải có một hàm răng cho thật tốt, nếu không e rằng lại tốn tiền cho nha sỹ. Kẹo nhai rất cứng, nhưng thơm ngon.

IMG_8966.JPG

Tôi chạy xuống Bến Đò Cồn Tộc, trong thời gian chờ đợi đò, tôi tranh thủ ngồi thưởng thức lon bia bên Phá Tam Giang. Tại đây có vài quán chuyên phục vụ các món ăn hái sản của vùng này với giá bình dân.

IMG_8973.JPG

Qua bên kia bờ, tôi chạy theo hướng Hải Dương, rồi tôi rẽ phải lên một cái cầu đưa tôi về Hương Phong và từ đó tôi lại hỏi đường chạy trở về Huế.

IMG_8977.JPG


IMG_8994.JPG
 
IMG_9005.JPG

Trưa nay, tôi ghé ăn tại Quán Cơm Âm Phủ, trên đường Nguyễn Thái Học, ngay góc sân vận động. Đây là một quán cơm bình thường, nhưng quán họ có một món khá đặc biệt trong mấy chục năm qua, đó là món Cơm Âm Phủ. Mà tôi cũng không khẳng định được, quán này có phải quán gốc không nữa. Tôi thấy có nhiều khách du lịch ra vào và tôi thấy quán này hơi u ám (không biết là cố ý để xứng đáng cái tên gọi chăng?).
Dĩa cơm âm phủ gồm có: chả, thịt nướng, thịt quay, tôm chấy, dưa leo muối chua và ngò. Nước mắm mặn, chanh và ớt thì để riêng cho khách tự nêm thêm. Tôi ăn cho biết thôi, nếu mà so với dĩa cơm sườn hay là cơm tấm An Giang. Tôi tin chắc rằng món cơm âm phủ nổi tiếng của xứ Huế này sẽ không có cửa.
Tôi còn muốn chạy qua cầu An Lỗ, để ăn thử món Bánh Ướt Thịt Heo, là một đặc sản của làng Phú Lễ. Nhưng khi tôi hỏi thăm dò đường, tôi mới biết nới ấy nằm cách xa cố đô Huế đến khoảng 20 km về phía Bắc. Thôi để sáng mai đi tới đó, giờ thì tôi chạy qua bên Cồn Hến để ăn Cơm Hến đã.

IMG_9014.JPG

Món ăn này tuy là nơi đâu cũng có bán, nhưng bên Cồn Hến là nổi bật nhất. Đây là món ăn quen thuộc của giới có thu nhập thấp và rất là món ưa chuông của giới teens.
Khi vừa qua cây cầu chật hẹp, chỉ dành cho xe 2 bánh thôi, là tôi rẽ trái. Dọc theo con lộ nhỏ này có rất nhiều quán, phần nhiều họ chỉ bán vào trưa cho tới chiều tối.
Món Cơm Hến ở đây họ sẽ hỏi khách là ăn nước súp chung hay là riêng. Nếu ăn cơm có nước súp, thì thường khách sẽ tự nêm thêm mắm tôm ngay bên bàn.
Tôi thấy con Hến của vùng này nhỏ bé hơn là con Hến hôm tôi ăn bên Tứ Hạ và nó có ngon hơn hay không? thì điều đó tôi không thể cảm nhận thấy.
Tại các quán ở đây họ có nào là cơm hến, bún hến, mì hến và cháo hến. Thêm một món đặc sản của cồn này nữa, đó là Chè Bắp.

IMG_9023.JPG

Đây cũng là món ăn quen thuộc tại Cồn Hến. Dĩa thập cẩm: bánh lọc, bánh ít ram và bánh bèo. Bột bánh lọc ở đây tôi ăn thấy bị cứng, không ngon. Còn bánh bèo thì họ đổ dày quá, không có mỏng và mềm mại như dĩa bánh bèo tôi ăn ở Quảng Bình.

IMG_9030.JPG

Dĩa Bánh Ướt như thế này, họ gọi là Bánh Phất.

IMG_9031.JPG


IMG_9042.JPG


IMG_9046.JPG
 
IMG_9050.JPG

Chiều nay tôi ghé quán Bánh Khoái Hồng Mai, trên đường Đinh Tiên Hoàng. Quán chỉ bán vào buổi chiều và chỉ bán độc chiêu có 2 món mà thôi, Bánh Khoái hay Nem Lụi.
Món bánh khoái ăn cũng khá cầu kỳ. Gồm:
1 dĩa rau: xà lách, cải ngồng, ngò, húng cay và húng quế.
1 dĩa đò chua: vã, dưa leo, khế, đu đủ và cà rốt muối chua.
1 chén nước chấm có mè, đậu phọng, gan, ít bột gạo, thịt heo băm và gia vị nêm. Tôi thấy chén nước chấm không hấp dẫn, họ khoáy đặc gần như là cháo, nhưng gia vị thì được lắm.
Thêm đó khi ăn khách có thể cắn thêm tỏi hay ớt (một phong tục của vùng này). Sa tế là để nêm vào nước chấm.
Vỏ bánh ở quán này làm vừa giòn và ngon, không có nhiều dầu mỡ. Nhân trong bánh là tôm, thịt xá xíu, giá, hành lá, chả lụa và trứng.
Tôi chỉ ăn một cái bánh để cầm chừng thôi. Còn nhiều món nữa mà tôi cần phải ăn.

IMG_9056.JPG

Tôi ghé tiếp qua quán Bún Thịt Nướng, nằm trên đường Đào Duy Từ, quán không có tên và bán trước vỉa hè. Quán rất đông khách và chỉ bán từ 1 giờ trưa cho tới 6 giờ chiều là hết.
Trong tô có bún nào có: xà lách, dưa leo, đu đủ cà rốt muối chua, hoa chuối, thịt nướng, nướn mắm pha, sa tế và đậu phộng. Quán này không có rườm rà, họ không có phụ gia thêm trên bàn. Một tô bún như thế cứ trộn đều lên là ăn thôi.

IMG_9062.JPG

Sáng nay tôi tìm ăn món Cháo Bò và được biết là món này chỉ bán vào buổi chiều. Quán Cháo Bò đông khách mà nằm đối diện với quán Bánh Khoái Hồng Mai, hôm nay là rằm và họ không bán.
Thế là tôi thấy một quán bánh canh chay đông khách trên vỉa hè của đường Thái Phiên. Tôi ghé lại ăn sáng tại đây. Lâu lắm rồi mình không ăn chay. Tô bún hơi nhỏ, chỉ có 5 ngàn thôi, uống thêm ly sữa đậu nành là no cằng hông luôn.

IMG_9067.JPG

Rồi tôi chạy đến cầu An Lỗ, để ăn thử món Bánh Ướt Phú Lễ, một đặc sản, mà báo chí ca ngợi tới.
Tôi thấy chỉ có 3 quán trong khu vực bên sông, là bán món này. Đã gọi là món Đặc Sản mà các quán trên còn phải bán thêm nào là bún và cơm. Lúc này mới 9 giờ, mà sao đảo tới đảo lui, tôi thấy trong các quán rất ít khách.
Tôi ghé lại một quán với bảng hiệu thật là to, tron đó họ khoe nào là ăn với heo quay hay vịt quay. Thật tế ra là họ chems gió cho lắm vào, rôi khi khách hỏi, lúc đó mới khai báo là chỉ có thịt luộc mà thôi.
Chỉ có mình tôi ăn món này, mà tôi đợi cũng khá lâu. Thì ra ông chủ mới bắt đầu đi đam nước mắm. Tôi cảm thấy món ăn đặc sản này là có vấn đề rồi đấy. Bà chủ đợi ông chử làm xong chén nước chấm, mới bắt đầu thái thịt. Ối giời, một bày ruồi và nhặn oanh tạc dĩa thịt luộc mà không hề ai quan tâm đến việc che đậy.
Món ăn này thật là cầu kỳ, trước mặt tôi bày ra nguyên một bàn.
1 dĩa rau sống, gồm có: giá, hoa chuối, cải non và rau muống chẻ.
1 dĩa khác là để đựng: củ kiệu, dưa leo, giá và cà rốt muối chua.
1 dĩa bánh ướt nguội.
1 dĩa thịt heo luộc và chả, được trình bày không thẩm mỹ chút nào. Tôi thấy nhiều quá nên mới hỏi là răng nhiều rứa. Thì ra 1 xuất họ làm với giá 50 ngàn. Tôi nói họ phải bớt đi một nữa, bữa ăn sáng gì mà khủng khiếp thế.
Thêm một chén, trong đó có một loại củ gì đó bào nhỏ đem chiên giòn. Ăn vừa khô, cứng và có mùi lên dầu.
Rồi chén cuối cùng là nước mắm hơi cay của ông chủ mới đâm.
Ngắn gọn, không đáng bỏ công chạy ra đây, chỉ để thấy một mâm cổ xông phạm bởi bày ruồi và ăn không ra gì. Tôi chỉ gắp ăn thử vài miếng rồi vọt.
Ấm ức quá, chạy vào chợ coi trong đó có bán món này không? Chẳng có ai bán hết. Ở vùng miệt quê này mà bán món Đặc Sản với giá 50 ngàn một xuất cho một người ăn, thì tôi e rằng, món ăn Sịa này sẽ một ngày nào đó gần đây trở thành dĩ vãng thôi.

IMG_9069.JPG

Lỡ vào chợ rồi, thôi ăn tạm dĩa bánh đúc.
Xong tôi quay về Tứ Hạ ngồi ven sông thư giản với ly cà phê ngon bổ ré tại quán Ngự Hà.

IMG_9074.JPG


IMG_9079.JPG

Tôi phải đợi đến 1 giờ trưa, để ghé ăn món Giấm Nuốt ngay đầu đường Chi Lăng. Trong thời gian chờ đợi, tôi ghé lại Chè Hẻm trên đương Hùng Vương và lần đầu tiên tôi mới được ăn món Chè Heo Quay. Hai lần trước tôi ghé nơi đây họ đều bán hết. Hôm nay tôi ghé sớm, nên mới được thưởng thức.
Gọi là chè heo quay sao họ lại lừa khách với thịt nướng nhỉ. Miếng thịt nướng với mè được phủ kín bằng bột lọc ăn cùng với nước đường có vị gừng và chung với đá bào. Phải nói là chỉ ăn một lần cho biết là được rồi.
 
IMG_9082.JPG

Chè Sen Huế rất ngon, mềm tan. Tôi thấy loại chè nào họ cũng chỉ bỏ đá bào vào thôi. Không hấp dẫn bằng mấy ly chè của vùng Nam Bộ.

IMG_9084.JPG

Đây là thực đơn của Chè Hẻm. Xoa Xoa là rau cau.

IMG_9085.JPG

Tôi thấy quán Dung Ngô, trên đường Bà Triệu có món Cháo Bò, nên tôi ghé lại vào đấy ăn trưa.
Cháo Bò ở đây là họ hầm thịt bò cho mềm chung với gạo, rồi sau đó bỏ thêm cà rốt và khoai tây vào hầm chung. Khi múc ra tô, họ rắc hành lá, hành tây bào mỏng và tiêu. Khách có thể nêm thêm chanh và ớt. Tôi ăn món này, tôi thấy chắng có gì đặc biệt cho lắm.

IMG_9093.JPG

Quán có thêm một món, là Bánh Ướt Xứ Trồi. Phần bánh ướt họ bày ra cũng khá cầu kỳ như lúc hồi sáng, nhưng ở quán này họ biết cách trình bày, trông hấp dẫn hơn.
Khách có thể quyết định là ăn với thịt heo luộc hay thịt quay. Tôi thì kêu một phần nhỏ.
Dĩa rau có xà lách, hoa chuối, rau giấp cá, húng cay và húng quế. Dĩa kia là củ kiệu, giá và cà rốt muối chua. Nước mắm ở đây pha ngon hơi cay, nhưng bánh ướt họ tráng hơi dày mà lại ăn nguội, thật tình mà nói là không ngon.
Lúc 1 giờ trưa, tôi chạy ngang qua quán bán Giấm Nuốt, nhưng tôi thấy họ chưa dọn hàng. Làm tôi phải ghé lại một quán cà phê gần khu vực đó, va đợi đên gần 2 giờ trưa tôi lại quay lại. Tôi mới biết là hôm nay là ngày rầm, họ không có bán. Nếu mà tôi muốn ăn món này là tôi phải đợi đến chiều mai.

IMG_9097.JPG

Thôi dịp khác ăn cũng được, chiều nay tôi lên đường đến Lăng Cô.

IMG_9099.JPG


IMG_9101.JPG

Kiểu làm đường ở VN, tội nghiệp cho những nhà xay trước, bây giờ là nền nhà họ thấp hơn mặt đường, mỗi lần trời đổ mưa sẽ ra sao nhỉ.
 
IMG_9108.JPG


IMG_9110.JPG

Tôi chay theo dọc tuyến đường biển Thuận An. Tôi thấy bãi biển Thuận An cũng tương đối là được,

IMG_9112.JPG

mà sao họ lại phát triển nghành du lịch sao mà tệ thật.

IMG_9122.JPG

Con đường chật hẹp và ít xe này không có gí là đáng chý ý cả. Chỉ có cái là các làng ở đây họ tranh đua nhau xay lăng, đền, miếu nhà dòng… cho thật lộng lẫy, mà quên đi xay nhà mới cho họ ở.

IMG_9128.JPG

Những ngôi lăng lộng lẫy là được những nhà tài trợ chuyên nghề Nail và cắt cỏ từ Mỹ gửi tiền về, phần đông là họ ở Tp.Denver, thuộc bang Colorado.

IMG_9134.JPG

Phong trào thi đua xay lăng này chỉ mới rộ trong khoảng 20 năm nay, có thể thêm 80 năm nữa nơi đây cũng sẽ được liệt kê vào danh sách làng di tích lịch sử quá.
Nếu tôi dùng thời gian để chụp hết các ngôi đền, lăng, mộ...., thì tôi cũng không biết là bao giờ tôi mới ra khỏi được khu làng này.

IMG_9132.JPG

Nhà ở của người trần gian, phần lớn là như thế này.
 
IMG_9150.JPG

Tôi chạy cho tới Đầm Cầu Hai, tôi thấy nơi đây thắng cảnh mới đẹp, đầu óc tôi mới thanh thản.

IMG_9158.JPG

Đến gần chiều tôi mới tới tt. Lăng Cô. Tôi hên quá ghé thăm gia đình bạn tôi vừa lúc họ vừa dọn xong bữa cơm.

IMG_9162.JPG

Tối nay tôi cùng anh bạn ngồi bên bờ Vụng An Cư uống ly cà phê vừa ngấm trăng và chiêm ngưỡng cảnh đẹp nơi đây, ôi quá tuyệt vời.

IMG_9168.JPG


IMG_9183.JPG

Tôi được gia đình người bạn rủ tôi ở lại cùng ăn trưa với họ, rồi hãy lên đường. Cơm ngon qúa, tôi ăn no nê mà quên mất đi là mình còn phải thử nghiệm thêm món bánh lọc của vùng này.

IMG_9186.JPG

Tép chua Lăng Cô.

IMG_9189.JPG

Lăng Cô trước kia nổi tiếng với món Mắm Sò, giờ đây họ làm thêm một sản phẩm mới, đó là Mắm Nhum. Không phải ai cũng làm được mắm ngon và lám sạch sẽ, chỉ có người dân địa phương mới hướng dẫn bạn đến mua tại các lò đàng hoàng.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,673
Bài viết
1,135,002
Members
192,357
Latest member
pvausashop765654
Back
Top