What's new

[Chia sẻ] Nam Á, ngày thu chưa vàng lá

Nam Á, ngày thu chưa vàng lá.


Mới hôm nào chia tay Ấn Độ những ngày đông rực nắng, tôi vẫn đau đáu ngày trở lại. Những ngày mùa đông tươi đẹp rờ rỡ nắng ở Ấn ngày đó, tôi đang mê mải vui, ngất ngây say đã phải vội về vì nhà có việc,… Để những đêm chập chờn mộng mị tôi vẫn như còn nghe tiếng lũ chim chao chát trên sông Hằng, ngỡ ngàng mơ một bình minh rực rỡ trên hồ xanh đền vàng Amritsar, da diết nhớ trưa sa mạc ngất ngưỡng trên lưng lạc đà miền Jaisalmer nóng bỏng… Nên giờ tôi đi. Nên hôm nay tôi về lại….


P7020299-1.jpg

Sẽ nhớ Sài Gòn những hoàng hôn mưa mùa…


P6220272-1.jpg

Tạm xa quán đẹp áo ai tha thướt…


Gửi lại Sài Gòn những sớm mai trong quán xanh yên bình lặng lẽ ngắm tha thướt bóng ai áo xanh áo đỏ. Rồi sẽ về lại Sài Gòn những buổi trưa trốn nắng đổ lửa, café một mình nhìn bóng thời gian chầm chậm trôi qua khung cửa hẹp xanh màu lá non tơ. Sẽ nhớ những hoàng hôn nắng vàng và mây xám chập chờn quấn quíu vờn nhau trước khi mưa ùa về. Tạm xa những đêm vui vui say say người người nói nói cười cười hát hát ca ca… Tôi đi.


P8200022.jpg

Tạm xa những đêm vui…


Lại một mình một ba-lô lóc cóc trên những con đường xa ngái, nơi thị thành tấp nập, miền sơn cước hoang vu, nơi phố chật người đông rác bẩn đặc trưng của Ấn, bức bối với lũ quạ tinh quái ồn ã, chen chân với những chú bò thiêng đủng đỉnh trên phố, chậm bước bên những chiếc saree nhiều màu lặng lẽ lướt… Tôi sẽ về lại.


P8220037.jpg



P8220043-1.jpg

Sẽ về lại Sài Gòn những trưa nắng đổ, một mình café, nhìn bóng thời gian đi…



Tôi đi. Nam Á những ngày hạ vừa đi thu chớm sang này chắc lá chưa kịp vàng…



…nghe như trong xa vắng giọng buồn ai buông lơi… “...Chiều nay trên bến muôn phương, có thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường…”




04.09.2011 Kolkata, một chiều mùa mưa không có mưa và nóng nung người.​
 
3.12.2011 Dhaka – “Are you happy?” … “So, if you’re happy, I’m happy!”

3.12.2011 Dhaka – “Are you happy?” … “So, if you’re happy, I’m happy!”


Nghe quen quen như trong một đoạn phim cấp 3 nào đó!


Câu nói ngô nghê nhưng thiệt tình của cậu nhóc chừng đâu 13-14 tuổi này xóa đi bao nhiêu những bức bối bực bội của những ngày Dhaka của tôi – những ngày đã qua và có lẽ cả những ngày sắp tới!


Đã chuẩn bị tinh thần nhưng tôi vẫn bị “sốc” khi đến Dhaka. Những ngày vừa qua, tôi chỉ thấy đâu 1-2 khách balo ở các điểm đến nổi tiếng nhất của Dhaka, cho dù khi còn ở các tỉnh xa tôi lại thấy họ nhiều hơn. Có lẽ họ đã chạy mất dép mất giày rồi! Nói thật, bạn nào từng lang thang Ấn Độ, thấy thành phố nào đông nhất, chật chội nhất… tôi chấp bạn nhân thêm những thứ đó lên 2-3 lần (!?) cũng không thể “cạnh tranh” nổi với Dhaka. Vì ngoài cư dân đông đúc, ở Dhaka còn có những chiếc rickshaw – gần 1.000.000 chiếc! Và nói thêm cho bạn hay, không chỉ là những chiếc rickshaw nhỏ gọn như các bạn hay thấy, Dhaka còn có những chiếc rickshaw mà yên sau của nó rộng như một tấm phản / chiếc giường, ngang dọc đâu chừng 1,4mx2m, để có thể chở người và hàng hóa. Chỉ cần 2 chiếc đi ngược chiều nhau trong những con đường hẹp chừng 3-4m của Old Dhaka, cộng thêm hàng hóa chất tràn ra đường cái, + thêm những người đội những bao hàng cũng cỡ đâu 1mx1mx2m đi nghênh ngang, + thêm hàng đoàn dằng dặc những chiếc rickshaw chở khách, cộng thêm những chiếc xe tải nhỏ đang lên/xuống hàng, + thêm chiếc xe 2 con bò to đùng kéo lạc đâu vô phố hẹp người đông, + thêm những chiếc xe ngựa chở khách, song mã đàng hoàng, tung tăng giữa phố, + thêm hàng đoàn những chiếc auto-rickshaw cũng không “kém tài thua phận” trong việc chen lấn giành đường, + thêm những chiếc xe đẩy nghi ngút khói, là những tea-stall đặc trưng nổi tiếng của Dhaka, + thêm những dãy hàng rong bày bán trên phố, + thêm những chảo dầu chiên nóng gần 300độC đang sùng sục những samosa, pakhora, roti… phả khói oi khét và hơi nóng nồng nặc vào đường phố, + thêm những đống gạch vôi vữa ngổn ngang, + thêm những đống rác to đùng hôi rình, + thêm đông đúc người ở đâu ra mà lắm thế đi đi lại lại mua mua bán bán lềnh khênh giữa đường…+ thêm, + thêm… Và cộng thêm tôi nữa, tôi cũng lạc vô trong đó mà!


DSCN5168-1.jpg

Nào là rickshaw xe-lôi.


DSCN5177-1.jpg

Rồi đến “rickshaw” xe ngựa.

DSCN5173-1.jpg

Cả người phu khuân vác nhọc nhằn những kiện hàng to đùng…


Mấy ngày qua tôi đi trong những con phố cổ Dhaka điệu đàng như vũ công (đề nghị không được nói lái). Một chân vừa đặt xuống, hông đã lắc ngang để tránh cú húc của một “tấm phản” rickshaw đang từ sau trờ tới. Cú lắc chưa kịp xong đã phải xoay bật người ra sau vì phía trước một chiếc rickshaw đâm thẳng, rồi lại nhảy tiếp bước dài tới nữa vì vũng sình giữa đường. Cú nhảy vừa chạm một chân xuống thì hai tay vội đưa ra đẩy mui của chiếc rickshaw đang xìa ngang chĩa vào mặt, chân khụy xuống thành đường cong để tránh chiếc trục giữa của bánh xe rickshaw lướt qua sát rạt… Rồi, Rồi, Rồi… Vậy mà tôi vẫn bị rickshaw ủi mấy lần, trục giữa bánh xe đâm vào chân… đau không chịu được (đến mức tôi bật chửi thể và đấm thật mạnh vào lưng ông chú lái xe – một phản xạ vô điều kiện mà tôi không kịp suy nghĩ, mà tôi thấy xấu hổ vô cùng ngay sau đó), nhưng có lẽ cũng còn may là chưa bị sao dù đôi lúc những va chạm tuy nhỏ nhưng cũng có thể dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng (!?)…. Rồi những tiếng ồn ào huyên náo, những tiếng quát tháo khi kẹt xe, khi va chạm xe vì giành nhau từng milimet đường… rồi nóng bức, rồi bụi bẩn, rồi mùi. Từ mùi cống rãnh đến bùn sình đến rác rưởi đến mùi phân+lông gia cầm, mùi da thuộc của dê, bò (vốn không thuộc cũng đã hôi!)… Và đây cũng chỉ là một nhát cắt/về việc đi lại trong Old Dhada, trong rất nhiều những nhát cắt khác của Dhaka…


Với một nhát cắt đó, đã vậy. Thêm những nhát cắt khác… thì sao? Nên tôi bức bối bực bội. Dù người dân ở đây cũng rất nhiệt tình, nhất là trong vụ chỉ đường, nhất là không biết đường cũng chỉ…. Nên tôi cau có nhăn nhó, gần như suốt ngày. Rồi co lại, rồi xù ra như một con nhím ở Dhaka, với Dhaka, với người Dhaka… Cho đến tối nay, đang lang thang ngoài đường thì gặp lại nó & có đoạn đối thoại lạ lẫm đó.


DSCN5060-1.jpg

Nào là cờ tổ quốc tung bay


DSCN5189-1.jpg

Nào là biểu tình (rồi đình công)…


DSCN5176-1.jpg

Và giữa tất cả, tôi phải …“Tìm một con đường, tìm một lối đi”!


Số là hôm tôi đặt chân xuống Dhaka đã gần 9g đêm mới về được đến khu Old Dhaka. Cái KS duy nhất ở đường Nawabpur mà LP chỉ dẫn (tôi chọn nó vì nó gần bến xe dễ đi lại) đóng cửa từ đời tám hoánh. Đi mấy nơi khác thì vừa xa vừa bị over-charge… nên tôi phải lết thân đi tìm KS/GH ở gần đó. Dhaka sao giống Tàu quá, chỉ KS nào có giấy phép thì mới cho khách “ngoại quốc” ở. Đang lê bước thì gặp nó, đang chơi cầu lông trước 1 KS. Thấy tôi thiểu não đi vào rồi đi ra, nó bỏ chơi, chạy tới hỏi, rồi dắt tôi đi tìm mấy KS nữa, tình trạng cũng bị từ chối y như vậy. Thấy cũng khuya, tối, đường vắng (thật lạ cho Dhaka há – sau này mới biết lý do) tôi kêu nó đi về mấy lần mấy lượt nó mới chịu quay về. Rồi (dĩ nhiên) cuối cùng tôi cũng kiếm được một chỗ nương thân. Rồi tối nay, lang thang ngoài đường, tình cờ lại gặp nó. Nó mừng rỡ chạy lại hỏi là tôi có chỗ ở chưa (?!), ở đâu… Rồi nó mới hỏi như trên “Are you happy?” … “So, if you’re happy, I’m happy!”. Rồi chào nó, tôi đi.


DSCN5192-1.jpg

May mà còn những đốm lửa cho đời (chợ đêm Gulistan).


Lúc đó, tôi mắc cười. Vừa đi tôi vừa cười. Nhưng rồi nghĩ đi nghĩ lại, thấy thấm! Thấy xấu hổ cho mình. Thấy giận mình. Có bao giờ mình nói được một câu như vậy với 1 người chỉ gặp mới 2 lần, ở chừng này tuổi trên đầu. Mà hồn nhiên; Mà vô tư. Mà không vụ lợi… Như nó! Mới thấy những bức bối của mình sao quá nhỏ nhen mọn hèn! Và thêm một điều – mình chỉ vài ngày đã cảm thấy khó chịu đến thế thì có ai muốn như vậy cả đời đâu…. Nghĩ miết, nghĩ miết, nghĩ miết…


…Giờ tôi vẫn còn nghĩ!
 
Re: 3.12.2011 Dhaka – “Are you happy?” … “So, if you’re happy, I’m happy!”

Kỳ này lâu quá hỏng thấy anh viết bài hay là tại anh "nghĩ miết, nghĩ miết, nghĩ miết… Giờ vẫn còn nghĩ!" nên vẫn chưa viết :)
 
4-5.12.2011. Dhaka, những ngày náo động

@ binhan, đúng rồi, nghĩ hoài hổng ra chữ nên tắt luôn cái đài Hậu Giang!!! he he he... Lý do thực hả, khi nào về nhà nói, nói ở đây là bị uýnh!!!

----------------------------------



4-5.12.2011. Dhaka, những ngày náo động


Vì những ngày này đình công và biểu tình liên miên, làm nhịp sống thành phố xáo trộn.


Lúc phố vắng tênh, tôi mừng thầm thì lại khó khăn trong việc tìm phương tiện giao thông cộng cộng để đi lại – hỏi ra mới biết là vì đình công. Lúc đó, tôi lại chặc lưỡi, thôi thì ráng chịu khó di chuyển 5-7 phương tiện xe cộ môt đoạn đường vì đang đình công, mai mốt hết đình công thì cứ đi thẳng một lèo thôi mà…


Lúc hết đình công, đầu ngày (do đi sớm) còn rất vui mừng vì sao mọi chuyện đi lại dễ dàng vậy. xe cứ chạy suốt, phố cũng vắng vẻ dễ chịu. Đến lúc giữa ngày, hơi bắt đầu khó chịu vì chờ xe lần 7 lượt, chen chen chúc chúc… nhưng nghĩ vẫn không sao.


Đến cuối ngày thì thật sự kinh hoàng. Lúc đó, không biết sẽ phải làm gì hết. Cũng đứng ở nơi cũ, vẫn thường chờ xe bus để đi về khu Old Dhaka, nơi đang ở trọ. Nhưng không chuyến xe bus số 3 nào đi ngang qua dừng lại. vì trong xe, trên xe, và ngoài xe đều chật cứng người nên bác tài và phụ lái đều biết rằng có dừng lại cũng chẳng kiếm thêm xu nào. Hơn 1 giờ đồng hồ, đêm đã mịt mù, vẫn những chuyến xe chật cứng người lướt nhẹ qua trước mặt… Rồi dần dần có những chuyến xe chạy chầm chậm lại khi ngang qua điểm chờ xe bus. Chỉ chạy hơi chậm lại tý thôi… và một đoàn người rùng rùng đu theo. Kẻ thì đu cửa xe, người thì đu cửa sổ xe để leo lên nóc xe…già trẻ lớn bé, kể cả saree lướt thướt cũng rùng rùng chạy và đu bám theo những chuyến xe. Tôi vẫn chôn chân tại chỗ, ngơ ngác nhìn.


Bạn đừng hỏi tại sao tôi không đi taxi hay auto-rickshaw. Đã 2 giờ đứng trong khói bụi ồn ào vô vọng… tôi chỉ muốn về đến “nhà”, bằng bất cứ phương tiện nào. Đi bộ thì không được vì rất xa và đường tối, ngoằn ngoèo. Taxi hả. Làm gì có taxi như ở VN, dù có chảnh, có chạy vòng vèo, có chặt chém ma giáo… nếu có tôi đều leo lên hết… Taxi ở đây chỉ lèo tèo vài chiếc xe cũ mèm, mà dường như là xe chạy thuê theo chuyến chứ không phải là taxi. Vì hầu hết, ngoài bus, tempo (giống tuk-tuk) và rickshaw người đạp, phương tiện di chuyển còn lại chủ yếu (và rất nhiều) là auto-rickshaw, còn gọi là baby-taxi, còn gọi là CNG (vì chạy bằng CNG chứ không phải xăng dầu). Tình trạng cũng y chang bus. Cứ một chiếc baby taxi nào chạy ngang qua, chậm lại một tý là cả một đoàn người rùng rùng đu theo, tôi làm sao chen lọt vào đó mà hỏi han, còn chưa nói đến việc hỏi giá bằng tiếng Anh với mới anh tài xế bây giờ đang ở trên mây xanh… Nên tôi vẫn ngơ ngác đứng chờ.


Và tôi lại thấy, hôm tôi đặt chân xuống Dhaka thật trễ âu cũng là may mắn, chưa gặp cảnh này. Chứ nếu hôm đó, sau một chuyến xe dài đẵng đẵng mệt nhọc, gặp thêm cảnh này chắc tôi lại leo lên một chuyến xe đêm nào đó rời khỏi Dhaka ngay luôn.


Rồi đêm lạnh, đám đông người chờ xe vắng dần. Theo chỉ dẫn của một chú bán hàng rong tốt bụng, tôi lẽo đẽo cuốc bộ đi thêm một đoạn đường khá xa để đến một trạm chờ xe bus khác, nơi mà sẽ có nhiều khách xuống xe để tôi có thêm cơ hội lên xe. Quả đúng vậy, tôi cũng “may mắn” nhét lọt mình vào chuyến xe về được khu nhà trọ Gulistan. Xác thân nhàu nhĩ, người ngợm bẩn thỉu, tâm trí mệt mỏi… tôi lê bước trên đường, lại nghĩ, dù sao mình cũng vẫn may mắn! Vì mọi việc của tôi ở Dhaka đã xong, trước thời hạn, chứ nếu ngày mai còn lặp lại cảnh này chắc tôi phát khùng lên mất.


Nhưng rồi lại nghĩ tiếp. Mình vẫn còn may mắn – hơn 10 triệu người dân thành Dhaka…


DSCN5196-1.jpg

Đây, đình công, rồi biểu tình, rồi đốt xe, rồi bắt bớ… um sùm mấy ngày đó ở Dhaka (cũng như một số nơi khác ở Bangladesh)


DSCN5229-1.jpg



DSCN5200-1.jpg

Khuôn viên trong trường Đại học Dhaka thật yên bình và đẹp đẽ.


DSCN5209-1-1.jpg

Tòa án tối cao (Supreme Cout) ở Dhaka (hình trên tờ tiền giấy 500 Taka).


DSCN5245-1.jpg

Bến chiều giữa phố - giống cảnh bên quận Tư ngày trước.


DSCN5242.jpg

Cái gì đây kỳ này? Lúc thấy đoàn người xếp hàng, rồi biết chờ xe bus, tôi ngạc nhiên…


DSCN5253.jpg

…để rồi sửng sốt trong hơn 2 tiếng đồng hồ sau đó, với những cảnh này (may mà máy chụp hình tệ!).



Ôi Dhaka!
 
6.12.2011 Lướt qua Sylhet, ghé đến Srimangal…

6.12.2011 Lướt qua Sylhet, ghé đến Srimangal…



Tôi rời Dhaka ngay thật sớm buổi sáng hôm đó. Chần chừ không biết có nên đến Sylhet hay không, cuối cùng tôi lại leo lên chuyến xe đi Sylhet. Xe chạy mãi đến gần 13.30 mới đến Sylhet, qua những con đường giữa những cánh đồng ngày mùa thật đẹp – mới thấy Bangladesh lại đẹp làm sao!


Đến Sylhet, london village của Bangladesh, nơi chỉ có duy nhất một điểm tham quan ngoài con đường đến đó và các huyện thị xung quanh, tôi cứ cõng balo đến đó, xem tình hình thế nào tính tiếp. Rồi thấy điểm tham quan đó không thật sự hấp dẫn, tính đi tính lại thấy thời gian cũng không còn nhiều tôi lại nhảy tiếp lên xe lôi ra bến xe, leo lên chuyến xe ngược lại Srimangal, mà tôi vừa ngang qua lúc sáng để đổ xuống thủ phủ của trà. Một điểm đến must-see của Bangladesh, không chỉ vì trà mà còn cánh rừng nguyên sinh bao quanh và một số điều thú vị khác – mà chẳng biết là chúng có thật hay không?


DSCN5278-1.jpg

Nhìn từ xa, lăng mộ của vị thánh Hồi giáo Hazrat Ahah Jalal thấy cũng đèm đẹp…


DSCN5262.jpg

Nhưng khi vừa qua cánh cổng đèm đẹp này lại thấy trống vắng…


DSCN5263.jpg

Nhìn “toàn cảnh” khu lăng mộ… cận cảnh cấm chụp hình!


DSCN5270-1.jpg

May mà còn gặp 2 người đẹp (!) Bangladesh..


DSCN5272.jpg



DSCN5265.jpg

…và chút màu sắc xung quanh khuôn viên.


…..
 
7.12.2011 Rừng và trà ở Srimangal

7.12.2011 Rừng và trà ở Srimangal


Trốn chạy khỏi Tiểu Luân-Đôn của Bangladesh, tôi đến Srimangal lúc trời sập tối. Srimangal là huyện nhỏ trong tỉnh Sylhet, nổi tiếng hơn người anh em thủ phủ vì đây là thánh địa của trà đồng bằng. Nghe có vẻ là lạ nhưng trà đồng bằng rất khác với trà trên nương cao. Khác sao hạ hồi phân giải.


Nhưng, điểm must-see theo LP của Srimangal không chỉ là trà, mà là cánh rừng nguyên sinh Lowacherra với hệ động thực vật độc đáo cùng với những dân độc thiểu số “lạ” sống trong và quanh đó.


Điểm must-see thì phải đến. Đến thánh địa của trà mà không ghé đồn điền trà và thưởng thức đặc sản từ trà thì coi như chưa đến. Vậy, cần bao nhiêu thời gian để chạy show cho hết nào là đồn điền trà, nào là hiking ngó nghiêng rừng rậm, nào thăm viếng đồng bào dân tộc, nào là nương dứa, đồn điền chanh, nào nghỉ ngơi bên hồ xanh… chẳng biết, nhưng tôi đã “dứt điểm” hết mọi thứ trước khi rời Srimangal.


Đặc điểm của trà đồng bằng là phải trồng dưới những tán cây để có bóng râm. Giống cây nào được trồng chung thì phải lựa chọn rất kỹ vì abcd…xyz…


Rừng Lowacherra nổi tiếng vì nhiều thứ, trong đó có loại nhện to và nhiều màu rực rỡ. Bạn đi cùng nói rằng nó hơi độc tý xíu, tôi thì mới vừa xem lại Anaconda nên cũng hơi teo khi lảng vảng quanh các chú nhện to đùng này.


DSCN5283-1.jpg

Rừng già Lowacherra cây to đâu hổng thấy, chỉ thấy lũ lau ở bìa rừng là đẹp.


DSCN5317-1.jpg

Tôi đã từng thử với bò cạp, rắn xanh… rồi nhưng chú nhện này hổng dám chơi.


DSCN5330-1.jpg

Trà đồng bằng như mọc giữa rừng thấp.


DSCN5365-1.jpg

Đường làng của đồng bào dân tộc – cũng giống ở mình há.


DSCN5377-1.jpg

Hồ xanh bên nương trà.


DSCN5403-1.jpg

Đến thăm trà cũng phải ngắm nghía hoa trà một tý. Nhìn kỹ, cũng thấy đẹp (!).


DSCN5414-1.jpg

Đặc sản trà ngũ sắc của Srimangal! Mai mốt ở Sài Gòn sẽ có trà ngũ sắc, cạnh tranh trà sữa trân châu chỉ toàn là hạt nhựa… he he he…


………..
 
8-9.12.2011 Những ngày lạ ở Chittagong.

8-9.12.2011 Những ngày lạ ở Chittagong.


Chittagong Division là miền đất must-see của Bangladesh, nhất định vậy, 101/100 người Bangladesh bạn gặp sẽ nói vậy, nhưng còn thành phố Chittagong thủ phủ của miền đất này có là một điểm must-see. Bạn đi rồi bạn sẽ đánh giá, với tôi thì hình như là không… Mấy ngày tôi ở đây việc gì cũng xôi hỏng bỏng không, nên thấy tôi vô duyên với thành phố này.


Tôi đến đây, vừa xuống xe, tìm KS xong, lại leo lên chiếc xe đi Comilla, đi đến nơi, mất 6g thay vì 4g như thông thường làm tôi phải nhảy ngay lên chuyến xe quay về vì thời gian dự định cho nơi này không còn nữa. Chuyến xe về trúng giờ cao điểm, mất hơn 5g thay vì 4g như thông thường, bỏ tôi lại giữa 1 góc lạ hoắc lạ hươ nào giữa đêm đen, bụng đói chân run, đường không biết, giao tiếp mơ màng…


Ngày hôm sau lại là ngày nghỉ toàn quốc – Ngày thứ 6, nên phố phường hoang lạnh, tôi lơ ngơ lác ngác giữa phố vắng, đã vậy, người thì cảm cúm, mắt thì sưng viêm, hết muốn đi đâu.


May mà tôi tìm đến được ngôi chùa Phật giáo lặng lẽ giữa những mái vòm, tháp chuông và tiếng ồn ã chát chúa kêu gọi giáo dân đi nhà thờ.


Tôi ở chùa, hôm nay là ngày 14 AL thì phải, lạ lùng ngắm những chiếc saree đủ màu sắc thướt tha trong sân chùa, quỳ dưới bóng Phật, im ắng bên nến đỏ, dịu dàng dưới bóng bồ đề xanh… chợt thấy lòng yên.



DSCN5512-1.jpg

Đền thờ Hindu với 2 con ốc to đùng


DSCN5531-1.jpg

Ngôi nhà thờ Hồi giáo Shahi Jama-e-Masjid từ 1670


DSCN5517-1.jpg

Ngôi nhà thờ Hồi giáo Chandanpura Mosque sắc màu giống trong tranh, may mà có những người phu xe là thực.


DSCN5504.jpg



DSCN5429-1.jpg

Ngôi chùa nhỏ nhắn Nandankanan đã hơn 100 năm tuổi ở Chittagong.


DSCN5493-1.jpg

Đơn sơ cúng dường


DSCN5447-1.jpg

Pho tượng Phật ở Bangladesh có những nét lạ với khuôn hình hay gặp vùng Đông Nam Á


May mà Chittagong còn có ngôi chùa.
 
10.12.2011 Rangamati, miền cao nguyên với chiếc hồ lớn nhất Bangladesh.

10.12.2011 Rangamati, miền cao nguyên với chiếc hồ lớn nhất Bangladesh.


Tôi đi Rangamati là đi liều.


Ở Chittagong có 2 điểm must-see nhưng không phải muốn đến là Rangamati và Bandarban, vì 2 vùng này vẫn chưa bình yên đến tận bây giờ - và đúng vậy, như tôi đã thấy. Muốn đến, phải xin permit mà tôi chưa thấy ở đâu kỳ cục như ở đây. Lần hồi đến đâu sẽ kể đến đó. Bạn phải tự làm một cái đơn xin phép ghi đầy đủ thông tin… và fax đến vị DC phụ trách vùng đó. Rồi sau đó lến đường. Còn có cho vào hay không thì tùy hứng mấy anh cảnh sát ở đồn. Vì muốn vào phải có permit, mà muốn có permit thì (sau khi fax application xong) bạn phải đến gặp vị DC (District Comissioner) đó để lấy permit. Nhưng chưa có permit thì làm sao bạn vào trong khu vực đó được để gặp vị DC đó mà xin, lấy permit! Chuyện nó loằng ngoằng vậy đó. Nhưng tôi cứ liều. May mà trót lọt ở Rangamati vì mấy anh trên xe không để ý hay vì cảnh sát ở đây đã bỏ việc kiểm soát tôi không biết… chỉ biết là xe không dừng ở mấy điểm có ghi là Police Check Post, rồi khi tôi đến nơi, chú chủ nhà trọ cầm mấy tờ đơn, tờ fax của tôi gật gù kêu ok ok là tôi cũng ok.


Rangamati nổi tiếng bởi 2 điều, chiếc hồ nhân tạo (do đập thủy điện) lớn nhất Bangladesh, thứ nữa là các dân tộc ít người sống ở đây. Họ có khuôn mặt Đông Nam Á, tôi cũng giống họ nên bữa đó tôi cứ thấy như mình về nhà – nhất là đây là vùng đất Phật giáo, chỉ những người Bangladesh di cư từ dưới xuôi lên mới theo đạo Hồi, còn những người bản địa vẫn giữ nguyên tôn giáo cũ từ lâu đời. Chính những cuộc di cư, việc xây con đập làm ảnh hưởng đến cuộc sống, canh tác, chính sách đối với người bản địa… nên chiến cuộc đã xảy ra nơi đây, cùng với vùng Bandarban… đến bây giờ vẫn chưa yên.


Nhưng, những người dân bản địa ở đây rất hiền và hiếu khách, cứ giữ tôi lại hỏi han, lôi tôi vào nhà, không cho đi, người trên đường thì mời tôi về nhà chơi… làm tôi muốn ở lại đây luôn quá.


Nhất là đêm đó, đêm ngắm trăng rằm trên hồ lạnh, bỗng thấy mặt trăng từ từ biến mất. Đêm nguyệt thực toàn phần ở Rangamati, cũng là đêm nguyệt thực toàn phần mà cuộc đời mấy mươi năm của tôi mới ngắm trọn….


DSCN5540-1.jpg

Cuộc biểu tình của các sinh viên đại học trên phố ngay sáng tôi vừa đến Rangamati.


DSCN5562-1.jpg



DSCN5626-1.jpg



DSCN5557-1.jpg



DSCN5591-1.jpg



DSCN5588-1.jpg

Những ngôi chùa ở Rangamati, lạ có, quen có, nhiều chi tiết chạm trổ có, đơn sơ có… đều rất đẹp giữa nắng xanh hồ xanh


DSCN5669-1.jpg

Một góc hồ xanh.


.............
 
11.12.2011 …thấy đời mình là những chuyến xe…

11.12.2011 …thấy đời mình là những chuyến xe…



Một ngày lạ, như những ngày tưng tửng lạ đã từng qua.


Ngày hôm qua, tôi đi lòng vòng hỏi thăm trên 10 người về chuyến phà đi Kaptai. Người nói có người nói không người nói không biết… Cuối cùng, ở bến phà gặp 2 người nói có, ch8a1c mẫm là 8g sáng mai sẽ ung dung lên phà/tàu đi Kaptai thưởng ngoạn rồi dzìa lại Rangamati. 7g đã lót tót ra bến phà, gặp người bán hàng ở đó (mà hôm qua không gặp, vì đây là nguồn tin chính xác nhất), và mấy người chủ đò nữa đều nói không có phà đi Kaptai. Chạy ngược xuôi hỏi thêm mấy chỗ, đều vậy. Buồn rầu về Rangamati.


Nếu không đi Kaptai, chẳng còn gì để làm, đành gói đồ cõng ra bến xe đi Bandarban. Chỉ có chuyến chiều 2pm. Lại nhảy tuk tuk về bến xe khác. Đứng ngẫm nghĩ một hồi thấy chỉ nhiêu đó đã chán, chờ đến 2pm chắc chết, bèn nhảy lên xe về Chittagong.


DSCN5717.jpg

Buổi sáng bên hồ ở Rangamati

Vật vờ đến Chittagong, leo lên rickshaw lẽo đẽo đến bến xe mua vé đi Bandarban, lúc 12.30 – cũng còn sớm hơn chuyến xe 2pm nếu còn chờ ở Rangamati. Xe chạy miệt mài đến Bandarban. Kiểm soát permit (đã nói ở phần trước). Không được, mầy không được vào vì không có permit. Vậy làm sao có permit? Mày phải làm đơn rồi đến gặp ông DC để ổng cấp permit. Nhưng tao không có permit làm sao tao vào trỏng được để gặp ổng, rồi ổng cấp permit cho tao. Cái đó tao hổng biết. Ok, vậy tao ngồi đây chờ xe đi Cox’s Bazar! Mày cứ ngồi thoải mái. Thiệt hết biết luôn…


Rồi chuyến xe từ Bandarban đi Cox’s Bazar lò mò đến, nhưng anh phụ xe không cho tôi lên xe dù có anh cảnh sát đứng gác chặn xe lại và nói giúp tôi. Xe lăn bánh từ từ. Hỏi tại sao nó không cho tao đi. Vì mầy là người nước ngoài mà xe không còn ghế ngồi nên nó ngại không cho mầy đi. Nó khùng hả, kêu nó lại tao lên xe. Tuýyyyyyyyyyyyyyyyyyyt. Mầy lên xe đứng thiệt hả, mấy tiếng đồng hồ lận đó. Không, tao ngồi chứ… rồi tôi quăng balo xuống sàn xe, ngồi phịch lên đó trước những cặp mắt trợn lên ngạc nhiên của hầu hết khách trên xe. Xe chạy, tôi lăn lóc theo từng nhịp xe.


Rồi xe cũng đến Cox’s Bazar lúc 6.30pm nhưng đêm đã đen mờ mịt. Bến xe đã dời ra ngoại ô 5km, khác xa với bản đồ trong LP làm tôi lơ ngơ như gà mái tơ ở đó. Mấy anh cảnh sát du lịch (!) giúp lên chiếc tuk-tuk (CNG), gặp ku cà chớn, vào đến phố rồi không chịu chở đến điểm theo LP như đã đồng ý tại bến xe mà cứ lòng vòng mấy KS của mối để kiếm tiền cò. Tôi nhảy xuống xe cõng balo đi bộ, khỏi trả tiền xe luôn (lâu lâu nhờ làm bộ giận xù tiền xe cũng đã há). Cuối cùng, cũng may mắn có chốn nương thân vừa ý giá rẻ giữa một Cox’s Bazar phồn hoa đô thị, nơi có thí sinh của Wonder of Nature (hổng biết có lọt vô chung kết chưa ta?), niềm tự hào của toàn dân toàn đảng của Bangladesh vì Bãi Biển D-à-à-à-à-à-à-à-à-à-à-à-à-à-à-à-à-à-à-à-à-à-à-i Nhất Thế Giới này.


Sảng khoái sau khi gột rửa bụi trần lẫn bụi đời của một ngày rất là bad-mood, ngả ngớn mở nhạc ra nghe, chợt đúng bài nhạc yêu thích, thấy đúng y như thiệt luôn khi nghe YL nũng nịu chả chớt “…thấy đời mình là những chuyến xe…”


...........
 
12.12.2011 Ở xứ Hồi giáo, tôi đi thăm chùa Miến nơi bãi biển dài nhất thế giới

12.12.2011 Ở xứ Hồi giáo, tôi đi thăm chùa Miến nơi bãi biển dài nhất thế giới Cox’s Bazar


Vì tôi bỏ Kaptai, không đi được Bandarban nên hành trình dôi ra đến mấy ngày (các điểm must-see ở các vùng khác tôi đã đi hết (!?) rồi), thế nhưng tôi cũng chịu khó dậy sớm để mò ra thăm cái bãi biển dài nhất thế giới.


DSCN5717-1.jpg



DSCN5721-1.jpg



DSCN5723-1.jpg

Vài hình ảnh về bãi biển Cox’s Bazar.


Dài, đúng nó dài thật, còn đẹp hay không thì cứ xem hình rồi biết, tôi miễn bàn. Đẹp xấu nhiều ý kiến ý cò lắm, Thị Nở trong mắt Chí Phèo cũng hoa nhường nguyệt thẹn, chim sa cá lượn vậy, nên tùy ý các bạn. Cũng xui rủi tý là tôi đến đây mùa động (!) nên mây trời không xanh không trắng nắng không vàng


Nắng không vàng nhưng vẫn chát chúa, nhất là ở bãi cát thênh thang mênh mang đó, nên tôi về phố, lang thang rồi tìm đến những ngôi chùa ở xứ Hồi giáo. Lạ lùng những ngôi chùa cũ (thật sự là cũ chứ không phải cổ) vài trăm năm tuổi tuềnh toàng nằm lặng lẽ giữa phố đông, giữa thông xóm. Lặng lẽ đến mức tôi chìa sách (vì sợ mình phát âm tên tầm bậy) ra hỏi thăm nhiều người sống cách đó hơn trăm mét đến vài chục mét đều hổng biết. May rồi cuối cùng cũng có người biết, dắt tôi đến tận nơi, giao tôi cho chùa.


Tôi thích làm sao những ngôi chùa cũ xây theo kiển chùa Miến ở Cox’s Bazar, nhất là những stupa trắng thanh khiết giữa ngàn xanh mênh mông miền duyên hải lộng gió này.

DSCN5744.jpg



DSCN5810-1.jpg

Những ngôi chùa cũ, xây giông giống những ngôi chùa bên Miến Điện.


DSCN5767-1.jpg

Những stupa trắng giữa màu xanh Cox’s Bazar.


...........
 
13.12.2011 Ramu, lạc lối đến ngôi chùa 2.300 năm tuổi.

13.12.2011 Ramu, lạc lối đến ngôi chùa 2.300 năm tuổi.


Lại ra biển ngồi. Lại trốn nắng ra bến xe nhảy lên xe bus đi Ramu. Lạ lùng thay cái xứ Bangla này, mấy anh cảnh sát du lịch, cảnh sát làm việc trong bến xe mà xe chạy tuyến nào ở đâu cũng không biết (không biết xe chạy tuyến đó nằm ở đâu còn đỡ, còn không biết là có xe chạy tuyến đó hay không nữa mới pó tay!). Rồi đến cái xứ hoang sơ Ramu, hỏi đường, bị chỉ đường tầm bậy, không chỉ một người, tôi cứ thế lò dò cuốc bộ, vậy mà cuối cùng tôi lại đi miết đến cái chỗ mà tôi không dự định đến vì xa, vì không có xe public… mà cũng thật may mắn vì tôi lạc đến ngôi chùa 2.300 năm tuổi (!).


DSCN5923-1.jpg

Đường đi qua những miền đất đẹp nên tôi cứ bị “lạc”. Bạn có thấy chú bé đang thoăn thoắt nhảy từ cây cau này qua cây khác?


Tôi chỉ định đến Ramu thăm những ngôi chùa ở đó. Nếu có đi nữa, cũng tính chỉ tới làng Lamapara, cách đó 4km, cũng để thăm chùa. Tôi không dự định đi đến tận Ramkot, cách Lamapara 2km nữa, vì theo LP “at the village of Ramkot, there are Buddhist and Hindu temples perched on adjacent forest hill”, chỉ vậy thôi. Nào ngờ, người ta chỉ sao tôi lò dò đến Ramkot/Rangkot. Leo lên ngọn đồi đọc thông tin mà bật ngửa. Vào trong chùa gặp vị sư tặng thêm tờ brochure tiếng Anh đang hoàng, giới thiệu về ngôi chùa được xây bởi Vua A Dục Đế, thế kỷ 3 trước CN cùng với pho tượng Phật, tuy mới hơn, cũng đã ngàn mấy trăm năm tuổi này… Sao LP không đề cập đến vấn đề này!?


DSCN5949-1.jpg



DSCN5933-1.jpg

Ngôi chùa Bara Khyang và pho tượng Phật lớn nhất Bangladesh (theo LP 2008).


Tôi không biết đâu là thực hư, có điều, pho tượng Phật tôi viếng ở ngôi chùa này là một trong những pho tượng Phật đẹp nhất tôi từng được chiêm bái. Dù pho tượng (vốn bằng đá đen nhưng được “trùng tu” lại, phủ lên sơn trắng) rất giản dị không màu sắc nhưng nét hiền từ thanh thoát lạ lùng – và bạn cứ nhìn xem, hoàn toàn không giống các pho tượng Phật của Bangladesh, cũng như rất khác với những pho tượng Phật của Miến Điện, mà rất nhiều ngôi chùa của vùng Chittagong ảnh hưởng.


DSCN5897-1.jpg

“Bút tích” về độ tuổi của ngôi chùa…


DSCN5908-1.jpg

Cộng thêm gốc cây cổ thụ trước chùa..


DSCN5851-1.jpg

Và pho tượng Phật đẹp thanh thoát lạ thường.


Nên buổi sáng hôm đó, tôi lơn tơn lội bộ từ nơi này qua nơi khác, dù “lầm đường lạc lối…” nhưng lòng vẫn vui phơi phới - vì viếng thăm được ngôi chùa 2.300 năm tuổi, rồi cả ngôi chùa Bara Khyang ở Lamapara, nơi có pho tượng Phật lớn nhất Bangladesh (theo LP 2008). Cái gì chứ thêm điểm cho bộ sưu tập mấy cái “nhất” “nhất”… là tôi khoái!


DSCN6006-1.jpg

Khoái chí, nên chiều phởn phơ ra biển ngồi “bắt” mặt trời!!!!



........
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,669
Bài viết
1,171,084
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top