ehviet
Phượt thủ
Re: Nhật Bản - Takayama Hachiman Matsuri và hành trình tìm lá thu tháng mười
Lâu Đài Matsumoto
Không nổi tiếng như Himeji Castle ("Bạch Lâu" hay "Bạch Hạc Lâu"), lâu đài Matsumoto còn được gọi là "Hắc Lâu" hay "Ô Nha Lâu" (Lâu Đài Quạ). Lâu đài Matsumoto đặc biệt được biết đến vì tháp vẫn còn là nguyên bản từ lúc lâu đài được hoàn thành vào năm 1593 (Himeji hoàn thành vào 1609). Thường các tháp lâu đài ở Nhật rất khó còn nguyên vẹn, lý do là vì cấu trúc của vọng lầu (lầu trên cùng) được xây để chống lại ngoại công. Các bậc thang để lên 2 tầng trên thường có một độ dốc 60 độ và chỉ đủ để hai người có thể chui lọt. Nếu tầng trên muốn cố thủ thì dù là có đông người gấp mấy cũng không cách gì lên được. Cách duy nhất để bắt các người cố thủ là... đốt vọng lầu, do đó các tháp có vọng lầu còn nguyên bản rất hiếm.
Vào thời Edo, các lâu đài thường bị bỏ hoang và lâu đài Matsumoto cũng không ngoại lệ. Vòng hào nước thứ nhất bị lấp đất và chiếm cứ bởi dân. Vào năm 1872, sau khi Minh Trị Duy Tân, các lâu đài được bán đấu giá với chủ ý tái phát triển. Khi tin lâu đài Matsumoto sẽ được phá hủy, ông Ichikawa Ryōzō cùng với cư dân Matsumoto bắt đầu một chiến dịch gây quỹ để giử lại tòa lâu đài. Những nỗ lực của họ đã được đền đáp khi tòa tháp đã được mua lại bởi chính quyền thành phố Matsumoto.
Lâu đài Matsumoto
Các cột trụ bên trong tháp, các tầng dưới được các trụ vẫn có dấu vết gọt đẽo. Hai tầng trên cùng dành cho Daimyo thì láng o
Chi tiết trên báng súng trường trong bảo tàng của lâu đài
Cầu và Vọng Nguyệt Lầu đang được tu sửa lại
Lâu Đài Matsumoto
Không nổi tiếng như Himeji Castle ("Bạch Lâu" hay "Bạch Hạc Lâu"), lâu đài Matsumoto còn được gọi là "Hắc Lâu" hay "Ô Nha Lâu" (Lâu Đài Quạ). Lâu đài Matsumoto đặc biệt được biết đến vì tháp vẫn còn là nguyên bản từ lúc lâu đài được hoàn thành vào năm 1593 (Himeji hoàn thành vào 1609). Thường các tháp lâu đài ở Nhật rất khó còn nguyên vẹn, lý do là vì cấu trúc của vọng lầu (lầu trên cùng) được xây để chống lại ngoại công. Các bậc thang để lên 2 tầng trên thường có một độ dốc 60 độ và chỉ đủ để hai người có thể chui lọt. Nếu tầng trên muốn cố thủ thì dù là có đông người gấp mấy cũng không cách gì lên được. Cách duy nhất để bắt các người cố thủ là... đốt vọng lầu, do đó các tháp có vọng lầu còn nguyên bản rất hiếm.
Vào thời Edo, các lâu đài thường bị bỏ hoang và lâu đài Matsumoto cũng không ngoại lệ. Vòng hào nước thứ nhất bị lấp đất và chiếm cứ bởi dân. Vào năm 1872, sau khi Minh Trị Duy Tân, các lâu đài được bán đấu giá với chủ ý tái phát triển. Khi tin lâu đài Matsumoto sẽ được phá hủy, ông Ichikawa Ryōzō cùng với cư dân Matsumoto bắt đầu một chiến dịch gây quỹ để giử lại tòa lâu đài. Những nỗ lực của họ đã được đền đáp khi tòa tháp đã được mua lại bởi chính quyền thành phố Matsumoto.

Lâu đài Matsumoto

Các cột trụ bên trong tháp, các tầng dưới được các trụ vẫn có dấu vết gọt đẽo. Hai tầng trên cùng dành cho Daimyo thì láng o

Chi tiết trên báng súng trường trong bảo tàng của lâu đài



Cầu và Vọng Nguyệt Lầu đang được tu sửa lại