*
* *
Trong cái đêm biên giớI đó, bóng đèn pha một chiếc xe “
din ba” ngả nghiêng ì ạch leo đèo, vượt dốc nhằm hướng Mèo vạc. Trên xe, ba kẻ lạ mặt vớI khuôn mặt đăm chiêu, không ai nói vớI ai câu nào, mỗI ngườI đang đeo đuổI một suy nghĩ riêng nhưng có lẽ, mọI suy nghĩ đều hướng về phía trước, nơi mà tất cả chưa biết chuyện gì rồI sẽ xấy ra khi mọI thứ dường như không còn lốI thoát. Đặc biệt, lái xe vớI cái tên “
tây ta lẫn lộn” – Last đang cực kỳ căng thẳng, hai mắt hắn chòng chọc nhìn về phía trước, nơi ánh sáng không vươn tớI được, mong mỏI một ánh đèn leo lắt nào đó vớI niềm hi vọng nhỏ nhoi.
Bỗng nhiên, chiếc đèn pha tốI dần rồI tắt hẳn, họ đang dừng lạI ở một chiếc lán tạm của phu đường nằm cạnh một công trường đang thi công với hỗn độn xe cẩu, xe xúc lẫn trong từng đống ngồn ngộn gạch đá cát sỏI.
Hai cô bé đi cùng vẫn ngồI yên trên xe khi tên lái xe bật chân chống, hắn đảo mắt nhìn quanh rồI vạch khe bạt ngóc cổ vào, trên đầu hắn vẫn còn nguyên mũ bảo hiểm:
- Chào các Bác, xin lỗi làm phiền. Cho em hỏi quanh đây có ai bán săm, lốp hoặc sửa xe máy không ạ?
Năm sáu “con bạc” đang sát phạt trên cái chiếu rách ngay giữa lán đột ngột giật mình quay lạI, đổ mườI mấy con mắt ngạc nhiên nhìn chòng chọc vào vị khách nhỡ đường, rồI lạI nhìn nhau như ngầm hỏI
“Ô hay, nửa đêm khuya khoắt sao lạI có thằng dở hơi lạc vào chốn này ấy nhỉ?”. Bỗng một cậu trẻ nhất (tên là Huy, sau này tôi mớI biết) trả lờI với cái giọng rụt rè:
- Không!!! Ở đây ban ngày còn chẳng có ai sửa, nói gì nửa đêm khuya khoắt thế này. Phía trong kia, trong bản ấy, có một Thầy giáo có sửa và thay xăm, nhưng về hè mất rồi. Chả còn ai nữa đâu. Mà Chú đi đâu đêm hôm khuya khoắt thế này ạ?
Khuôn mặt của vị khách nhỡ đường đã tái, nghe thấy như vậy dường như trông càng kỳ quái hơn dướI ngọn đèn dầu leo lắt lập loè treo trên nóc bạt. Hắn lắp bắp vớt vát
“Thế quanh đây có ngườI dân nào sống mà có xe máy, bọn em mua lạI cái xăm xe mà họ vẫn chạy cũng được??? Bọn em đi vào Sơn Vỹ thăm các anh Biên phòng, giữa đường xe hỏng nhưng hết săm dự trữ. Mấy ngườI bạn em đang phải dắt xe phía sau ạ.”
Mấy vị chủ nhà đã lại chăm chú vớI những lá bài trên tay, lạI đồng loạt quay lạI, họ như đã thấu hiểu được hoàn cảnh của chúng tôi lúc này. Một anh, ngườI trông đứng tuổI nhất bọn ra chiều thông cảm:
- Quanh đây thì không có, nhưng cách đây chừng 8km - trên cửa khẩu ấy, có một hàng sửa xe. Hầy…!!!Nhưng không biết giờ này còn có ai thức nữa không?
Anh ta nhìn quanh một lượt như tìm câu trả lờI rồI như bất đắc dĩ, anh nói tiếp:
“Nhưng cứ thử xem. Mà cũng nói trước là đường lên đó khó lắm đấy, cẩn thận không là lạc sang bên kia thì hết đường về. Ở đây phức tạp lắm, chuyện trộm cắp, cướp của và bắt cóc giữa bọn bên kia (Chắc các anh nói tránh từ Trung Quốc) và mình xẩy ra hàng ngày đấy.”
Tia hi vọng vừa được nhen nhóm lên trong mắt hắn, giờ bỗng tốI sầm lạI sau câu nói của Anh. Không còn cách nào, hắn nghĩ, nước cuốI cùng thì cũng phảI đi lên đó thôi, biết đâu được. Hắn khẩn khoẳn:
“Hay… Anh giúp em… đưa em lên đó được không? Bọn em từ dướI kia lên “lạ nước lạ cái, đường xá lạI không biết, nghe Anh nói như vậy hãi quá. Không biết đi rồI có đường về nữa không”. Hắn giật thêm:
“Mà đi cùng em còn hai bạn nữ nữa, nhỡ đâu…” - Hắn lấp lửng.
Mấy vị chủ nhà lạI nhìn nhau một lúc (các vị này chắc chỉ nước nhìn nhau là giỏI), cuốI cùng, Huy là ngườI được cử đi đưa đường vì em vẫn ngày ngày lên đó mua thức ăn về cho cả đội. Duy chỉ có một điều,
“chưa bao giờ em đi đêm qua con đường này” – Em san sẻ vớI giọng ngạI ngùng.
Tia sáng đã le lói phía cuốI đường hầm.