What's new

[Chia sẻ] [Trung Hoa Tây Du Ký] Những nẻo đường Tây Tạng (2010)

0. Lời ngỏ

Ở Tây Tạng mùa này trời trong và cao xanh lắm ...

Tôi sẽ kể chuyện này các bạn nghe, vì đến khi tôi qua 30 tuổi, tôi sợ mình hao mòn nhiệt huyết để lần theo con đường xưa mây trắng. Tôi sẽ kể chuyện này cho các bạn nghe, vì tôi sợ mai sau thời gian bôi xoá, gánh áo cơm ghì sát đất khiến tâm hồn không còn thảnh thơi đón nhận những luồng gió lành đất Phật.

Ở Tây Tạng, tháng Sáu có nắng vàng rực rỡ. Chuyện thế này ... Một câu chuyện nhỏ về Tây Tạng trong tôi. Tôi không chắc Tây Tạng ngày ấy-bây giờ-mai sau có giống Tây Tạng mà tôi sắp kể không? Còn Tây Tạng như tôi biết (và tôi tin mình biết rõ): đó là mảnh đất linh thiêng hoang sơ nghìn tuổi, cũng là trốn trần ai đầy đủ thói đời. Thoảng nhớ câu thơ Bảo Sinh: Ngẫm ra trong cõi người ta - Có là Thái tử mới là Như Lai..

(Phỏng theo văn phong truyện Mưa Nhã Nam của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp)

tibet_day0.jpg


Năm tháng và những ngọn gió đi về thấm thoát đã hơn 1300 năm trên mảnh đất này. Giữa vùng bình nguyên cao hơn 5,000m so với mực nước biển, xa trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, ẩn mình trong các thung lũng, cánh đồng, rừng cây và các hồ nước lớn, có 1 nền văn hoá huyền bí nhuốm màu sắc Phật giáo, 1 mặt trời Tây Tạng vương vấn bụi trần, 1 xã hội phức tạp thu nhỏ mà người đời còn phải tốn nhiều công khảo cứu. Người viết đã ôm ấp giấc mơ một ngày được đặt chân đến nơi này, được tận mắt nhìn và học hỏi những điều mới chỉ thấy qua sách báo tranh ảnh; giấc mơ đó thành sự thật mùa hè năm 2010 ^^

IMG_3272-2.jpg

(Khung cảnh nóc nhà thế giới nhìn từ trên cao)

Hành trình về phía Tây theo chiều kim đồng hồ đi qua Thành Đô (Chengdu), Nyingchi, Lhasa, Shigatse, Tây Ninh (Xining) kéo dài 11 ngày sẽ lần lượt được gửi đến bạn đọc theo ký sự hình ảnh sau:

- Ngày 1: thăm lại Thành Đô (Tứ Xuyên), ghé Vọng Giang Lầu (Wangjianglou), uống trà ở miếu Văn Thù (Wenshu temple), tối đi xem trình diễn văn hoá Tứ Xuyên
- Ngày 2 và 3: bay Thành Đô - Nyingchi, khám phá mảnh đất 'thiên đường xanh' cực Đông của Tây Tạng.
- Ngày 4: rời Nyingchi đi xe buýt vào Lhasa, thủ phủ vùng U của Tây Tạng,
- Ngày 5: chu du trong Lhasa, dạo phố Barkhor, thăm Đại Chiêu Tự (Jokhang Temple) và cung điện Potala
- Ngày 6: rời Lhasa đi Shigatse - thủ phủ vùng Tsang, cũng là thành phố lớn thứ hai của Tây Tạng; ngắm nhìn hồ Yamdrok (Yamdrok-tso) từ trên cao; thăm tu viện Tashiljunpo
- Ngày 7: trở về Lhasa, thăm tu viện Sera - 1 trong 4 tu viện nổi tiếng nhất Tây Tạng; ban đêm ngắm Potala huyền ảo lúc lên đèn
- Ngày 8: đi hồ Nam-tso, hồ nước mặn lớn thứ nhì Trung Quốc, cũng là 1 trong 3 hồ lớn linh thiêng nhất của người Tạng (Yamdrok-tso, Nam-tso, Manasarovar)
- Ngày 9: rời Lhasa theo tuyến đường sắt độc đáo nhất thế giới Thanh-Tạng để đi Tây Ninh (Xining) thuộc tỉnh Thanh Hải (Qinghai)
- Ngày 10: đến Tây Ninh, thăm hồ Thanh Hải (Qinghai Lake) - hồ nước mặn lớn nhất trong đất liền của Trung Quốc
- Ngày 11: sáng đi thăm tu viện Ta'er (Ta'er Monastery) - tu viện nổi tiếng nhất Thanh Hải, tối bay về Thành Đô, kết thúc chuyến "Bắc tiến" thứ hai (Lần 1) ^^

tibet_day0_map.jpg


... Lời ngỏ sơ sài của tôi đã hết, câu chuyện bắt đầu từ buổi bình minh ngày mới giữa tháng 6 ...

IMG_3969-2.jpg


(to be continued)
 
Ngày 7: Potala by Night ^^

Xin cùng bạn đọc một lần nữa ngắm nhìn những kiến trúc hoành tráng của trái tim Lhasa ^^ Trước hết là 2 ngôi Hồng Cung (Red Palace) và Bạch Cung (White Palace) song hành giữa trời đêm:

IMG_4621.jpg


Cận cảnh Hồng Cung, biểu tượng quyền lực của cộng đồng chính-giáo Tây Tạng. Từng tầng lầu rực lên sắc đỏ với các trang trí hoạ tiết mang màu sắc Phật giáo trên nóc cung:

IMG_4627.jpg


IMG_4645.jpg


Vọng gác chánh Đông của cung và mái vàng nhô cao của lăng mộ Đạt Lai Lạt Ma thứ 5:

IMG_4630.jpg


Chánh Tây và đường leo lên Bạch Cung :

IMG_4637.jpg


Có thể nhìn thấy những ánh đèn le lói trong các gian phòng của Tăng ni ở vọng gác Tây cung:

IMG_4639.jpg


Như thế là tôi đã thoả nguyện chụp ảnh đêm ở Lhasa, đặc biệt còn nhanh tay làm 1 kiểu dưới chân Potala với khăn Việt Nam quấn cổ :D Việc khoác cờ giữa quảng trường có thể gây nhiều chú ý không cần thiết nhất là với những nơi nhạy cảm như Lhasa nên tôi chọn giải pháp này cho an toàn. Đã chụp ảnh đêm ở nhiều nơi, nhưng chưa nơi đâu hồi hộp và gây ấn tượng mạnh với tôi như ở Lhasa ^^

IMG_4612.jpg


Chụp Potala đêm không biết bao nhiêu cho thoả, nhưng lúc này đồng hồ đã chỉ sang gần 10h30 đêm, khách du lịch trên quảng trường đã vãn dần. Tôi theo hướng dẫn viên du lịch đi xuống đường ngầm ở góc quảng trường Potala, vừa đi vừa lấy tay che máy ảnh bởi ngay ở góc đường là trạm gác của công an Trung Quốc đang theo dõi mọi hoạt động trên quảng trường! Ra khỏi đường hầm, chúng tôi nhanh chóng chui vào taxi và chạy về khách sạn, mọi cửa hàng cửa hiệu dọc 2 bên phố đã đóng cửa hết. Lhasa lúc này chìm trong bóng đêm một cách tuyệt đối, gần như không một tiếng động nào phát ra trừ tiếng gió rít trên những sườn núi. Tạm biệt Potala, không phải lúc nào cũng có thể thoả thích ngắm nhìn kỳ quan Tây Tạng trong ánh đèn đêm như thế, và tôi đã có trọn vẹn cơ hội đó ^^ Đêm nay tôi sẽ ngủ rất ngon để chuẩn bị cho ngày mai lên đường đi thăm hồ thiêng Namtso :) Xin trích đôi câu thơ của hoà thượng Thích Chân Tính viết tặng Potala thay cho lời kết và hẹn gặp lại bạn đọc trong hành trình ngày 8:
... Thế sự vô thường ngôi vương đổi
Kỳ quan vẫn đứng trước phong ba
Hồn thiêng dân tộc và đạo pháp
Mãi còn hội tụ Potala
 
Cám ơn bạn Yilka đã chia sẻ thông tin chi tiết. Mùng 5/8 này mình cũng đi Tây Tạng mà đọc thông tin thấy bổ ích quá.

khà khà, biết đâu đấy lại gặp đồng bào tại Tibet xa xôi. Mình bay từ Bắc Kinh, 7/8 có mặt tại Lhasa. Mình đi qua CITS Tứ Xuyên, từ 7-16/8 Tibet, rồi tự đi Thanh Hải, Cam Túc
 
@ yilka: bài viết của bạn công phu quá. Càng khâm phục hơn khi bạn không rành lắm về tiếng Trung. Thật đáng trân trọng. Nhiều thông tin đã biết, nhưng vô cùng tản mạn, nay được bạn hệ thống lại cảm thấy hết sức có ích.

Mình thích bài viết này ở ba điểm: 1, hệ thống kiến thức bao quát và cô đọng (ví dụ về Phật giáo), giúp ích cho mình hiểu thêm khi xem hình Tây Tạng. 2, những kinh nghiệm thực tế giúp cho những người đi sau biết để học tập hoặc tránh được; 3/ cách hành văn vừa có tình cảm của người viết vừa có dẫn chứng khoa học, trình bày dễ hiểu. (Hehe, cứ như là sắp thành nhà phê bình đến nơi ấy).

P/S: Không biết hai cuốn Mật mã Tây Tạng và Ma thổi đèn ở VN dịch thế nào, nhưng mình đọc nguyên bản tiếng Trung thấy cũng hay. Bộ Ma thổi đèn có một đợt là best seller bên này. Mật mã Tây Tạng đọc hay nhưng phải căng hết cả óc ra để nghiền ngẫm!
 
Thanks bạn noguy9, bạn biết tiếng Trung thì khám phá Tây Tạng sẽ có nhiều lợi thế, tìm hiểu thêm đc cuộc sống và những giao thoa văn hóa trong lòng Tây Tạng tốt hơn mọi người ^^ Mà lộ trình của bạn cũng gần giống mình: từ Tứ Xuyên qua Tây Tạng rồi ngược ra Thanh Hải, chúc bạn có chuyến đi như ý và đợi bạn chia sẻ thêm vào cuối tháng 8 sau khi đi về :) ngoài mùa đông ra mình tin là thời điểm này bạn sẽ gặp nhiều đồng hương trên quãng đường du ký :D (mặc dù lần mình đi thì ko gặp ai ng Việt nào cả :p)

P.S: thấy bạn khen 'Ma thổi đèn' thì để mình tìm đọc và tham khảo, còn Mật mã Tây Tạng chắc bản gốc hay chứ bản dịch thì hơi tệ ^^
 
Thanks bạn Yanhong nhìu hihi, mấy kiến thức post trong các bài là mình tham khảo từ nhiều nguồn, nói chung cũng chỉ chính xác ở mức độ nhất định chứ ko chuẩn hết đc, chỗ nào bạn thấy còn thiếu sót thì bổ sung giùm mình hihi

Về cuốn 'Mật mã Tây Tạng' nói chung mình nghĩ bạn ko nên mua :D sách viết ko hay, văn phong ko khoáng đạt, dịch cũng thường. Nếu bạn mún đọc thêm những truyện lạ kỳ phong phú về cuộc sống thảo nguyên thì cuốn 'Totem sói' chắc sẽ hợp vị hơn ^^ Bộ 'Ma thổi đèn' thì mình chưa đọc nên ko biết comment làm sao :D Những hiểu biết của mình về TQ nói chung đến từ sách của Mạc Ngôn, Cao Hành Kiện, Giả Bình Ao, Lỗ Tấn và Lý Nhuệ; còn riêng về các chủ đề Tây Tạng với Phật giáo thì mình chỉ thích có 'Hành trình về phương Đông' và 'Mùi hương trầm' của GS Nguyễn Tường Bách thôi (tuy tựa sách mình ko khoái lắm, ở Ấn Độ với Tây Tạng đâu có nghi ngút khói hương, thế mà tên sách lại là mùi hương trầm :D) Anyway, tản mạn tản mạn, vẫn còn phải học và đọc nhiều hơn nữa ^^

Nhất định sẽ tìm quyển Totem sói mà Yilka nói để ngâm cứu :)
 
Thanks bạn noguy9, bạn biết tiếng Trung thì khám phá Tây Tạng sẽ có nhiều lợi thế, tìm hiểu thêm đc cuộc sống và những giao thoa văn hóa trong lòng Tây Tạng tốt hơn mọi người ^^ Mà lộ trình của bạn cũng gần giống mình: từ Tứ Xuyên qua Tây Tạng rồi ngược ra Thanh Hải, chúc bạn có chuyến đi như ý và đợi bạn chia sẻ thêm vào cuối tháng 8 sau khi đi về :) ngoài mùa đông ra mình tin là thời điểm này bạn sẽ gặp nhiều đồng hương trên quãng đường du ký :D (mặc dù lần mình đi thì ko gặp ai ng Việt nào cả :p)

P.S: thấy bạn khen 'Ma thổi đèn' thì để mình tìm đọc và tham khảo, còn Mật mã Tây Tạng chắc bản gốc hay chứ bản dịch thì hơi tệ ^^

Cuối cùng thì cũng có điều kiện để sắp xếp một chuyến đi Tây Tạng mặc dù đã có 16 năm thâm niên tiếng Trung và 12 năm sống ở đất BK này. Cứ vì lý do này khác rồi thì lại trì hoãn.
Đúng là lộ trình gần giống Yilka, có điều mình bay từ Bắc Kinh - Lhasa - Shigatse - EBC (không đi Lâm Chi) rồi đi tàu sang Thanh Hải. Sở dĩ phải đi tour qua Tứ Xuyên vì trên BK này hầu như không có đại lý nào nhận khách lẻ nước ngoài.
Lợi thế tiếng Trung không phát huy được gì mấy vì tour của mình cũng toàn là Tây, giao dịch với đại lý bọn nó cũng tiếng Anh xoen xoét, nó còn bảo với mình là guide ở Tây Tạng phần lớn nói tiếng Tạng và tiếng Anh, còn biết ít tiếng Hán vì bọn nó học ở Ấn Độ về. Tuy nhiên, mình sẽ tận dụng ưu thế này khi ở Thanh Hải bằng cách là tự Ta-ba-lô ở đấy!

Nhân đây cũng xin nhắn nhủ với đồng-bào-Phượt rằng, để đi Tây Tạng bạn không thể: 1, đi bụi Ta-ba-lô được, vì Chính quyền Tây Tạng (hay TQ) quy định rất rõ, người nước ngoài bắc buộc phải đi theo tour, kể cả 1 người cũng là tour + 1 guide + 1 ô tô; 2, Bạn cũng không thể ghép với tour TQ mặc dù ngoại hình khá giống (không mắt xanh mũi lõ) và tiếng Tàu đầy mồm như mình, vì các đại lý khi nhìn thấy hộ chiếu nước ngoài thì sợ lỡ may bị khám xét phát hiện ra, Đại lý ấy sẽ bị treo giấy phép nửa năm; 3, Permit là hết sức cần thiết vì mình đọc thấy Yilka và một số bạn khác nói kiểm tra ngặt nghèo :) mặc dù để mua vé Tàu, bạn có thể sẽ không bị hỏi.

P.S: vẫn tiếp tục chờ chuỗi bài viết sắp tới của bạn đấy Yilka ạ, mà lần sau nếu có sang BK thì...mời đến nhà chơi, hehe
 
Cuối cùng thì cũng có điều kiện để sắp xếp một chuyến đi Tây Tạng mặc dù đã có 16 năm thâm niên tiếng Trung và 12 năm sống ở đất BK này. Cứ vì lý do này khác rồi thì lại trì hoãn.
Đúng là lộ trình gần giống Yilka, có điều mình bay từ Bắc Kinh - Lhasa - Shigatse - EBC (không đi Lâm Chi) rồi đi tàu sang Thanh Hải. Sở dĩ phải đi tour qua Tứ Xuyên vì trên BK này hầu như không có đại lý nào nhận khách lẻ nước ngoài.
Lợi thế tiếng Trung không phát huy được gì mấy vì tour của mình cũng toàn là Tây, giao dịch với đại lý bọn nó cũng tiếng Anh xoen xoét, nó còn bảo với mình là guide ở Tây Tạng phần lớn nói tiếng Tạng và tiếng Anh, còn biết ít tiếng Hán vì bọn nó học ở Ấn Độ về. Tuy nhiên, mình sẽ tận dụng ưu thế này khi ở Thanh Hải bằng cách là tự Ta-ba-lô ở đấy!

Nhân đây cũng xin nhắn nhủ với đồng-bào-Phượt rằng, để đi Tây Tạng bạn không thể: 1, đi bụi Ta-ba-lô được, vì Chính quyền Tây Tạng (hay TQ) quy định rất rõ, người nước ngoài bắc buộc phải đi theo tour, kể cả 1 người cũng là tour + 1 guide + 1 ô tô; 2, Bạn cũng không thể ghép với tour TQ mặc dù ngoại hình khá giống (không mắt xanh mũi lõ) và tiếng Tàu đầy mồm như mình, vì các đại lý khi nhìn thấy hộ chiếu nước ngoài thì sợ lỡ may bị khám xét phát hiện ra, Đại lý ấy sẽ bị treo giấy phép nửa năm; 3, Permit là hết sức cần thiết vì mình đọc thấy Yilka và một số bạn khác nói kiểm tra ngặt nghèo :) mặc dù để mua vé Tàu, bạn có thể sẽ không bị hỏi.

P.S: vẫn tiếp tục chờ chuỗi bài viết sắp tới của bạn đấy Yilka ạ, mà lần sau nếu có sang BK thì...mời đến nhà chơi, hehe

cảm ơn anh về những thông tin hữu ích này. Thế là tan tành giấc mộng đi ta ba lô Tây Tạng của em rồi :((
 
Ngày 8: Thánh hồ Nam-tso

1. Thánh hồ Nam-tso:

Đêm qua ngày lại, gió lạnh nhường chỗ cho ánh ban mai tràn ngập phố phường Lhasa lúc tinh mơ 7h sáng. Chúng tôi trở dậy ăn sáng và sửa soạn cho kế hoạch trọn ngày đi thăm thánh hồ Nam-tso :) Nằm ở độ cao 4718m (cao hơn Lhasa khoảng 1100m), Nam-tso (Namucuo) được coi là 1 trong 4 hồ thiêng của Tây Tạng cùng với 3 hồ kia là Lhamo La-tso, Manasarovar, và Yamdrok-tso (đã có dịp ghé thăm trên đường đi vùng Tsang); cũng là điểm đến bắt buộc của mọi chuyến viếng thăm hay hành hương về Tây Tạng.

namtso1.jpg


Đi dọc theo tuyến đường sắt Thanh-Tạng, xe chúng tôi vượt qua hơn 200 cây số vào địa phận tỉnh Damxung (Damshong County), trên đường đi có thể nhìn thấy dãy Nyenchen Tanglha (Tangula Range) cao vời vợi chạy dài bên đường:

IMG_4280.jpg


namtso_map.jpg


Điểm dừng chân đầu tiên tất nhiên là trạm mua vé vào hồ Nam-tso, giá vé không còn là 80RMB như Lonely Planet - Tibet 2008 đã dẫn mà tăng lên 120RMB! Các đoàn xe trước trạm chen chúc xếp hàng để lần lượt nhân viên phòng vé lên xe kiểm tra, đếm số người và xé vé thì xe mới được đi tiếp. Từ trạm soát vé phải mất thêm 45' chạy xe để vượt qua đỉnh Largenla và đến bờ hồ:

IMG_4283.jpg


Điểm dừng chân thứ 2 trước khi vào Nam-tso Lake là đỉnh Largenla cao 5190m ^^ Cũng giống như đèo Kampala (5000m) là nơi đầu tiên ngắm được hồ Yamdrok-tso, đèo Largenla cũng là vị trí cho du khách những cái nhìn cái đầu tiên về toàn cảnh hồ Nam-tso rộng lớn:

IMG_4288.jpg


Ở độ cao này, du khách một lần nữa gặp lại cái lạnh tê người và cảm thấy chóng mặt khó thở, trên đèo gió thổi rất mạnh. Khi chúng tôi đến đỉnh đèo thì mây đang cuồn cuộn trên đầu báo hiệu 1 cơn mưa đang sầm sập đến. Tranh thủ chụp vài tấm ảnh rồi xe chúng tôi lao nhanh xuống dốc, hướng về phía bờ hồ Nam-tso:

IMG_4293.jpg


IMG_4291.jpg
 
Ngày 8: Thánh hồ Nam-tso

Con đường vào hồ bằng phẳng rộng lớn dài gần chục cây số, xe chúng tôi chậm rãi lướt qua những trảng cỏ bên đường. Cũng rộng lớn và hoành tráng như Yamdrok-tso, nhưng ngoài màu lam của trời, màu trắng của mây, màu vàng của nắng, chúng tôi còn thấy thêm màu xanh non trải dài, đây đó là những túp lều của người dân du mục:

IMG_4296.jpg


IMG_4297.jpg


IMG_4302.jpg


Không khí quanh hồ Nam-tso miên man tươi mát vô cùng, cả đoàn dường như quên rằng mình đang ở độ cao trung bình hơn 4500m, mọi mệt nhọc dường như tan biến, ai cũng ồ lên phấn chấn khi ngắm nhìn xa xa những "hạt vừng" rắc trên thảo nguyên xanh:

IMG_4299.jpg


Khi xe chạy đến gần lộ ra những "hạt vừng" đó là những chú dê con được chăn thả đang ăn cỏ và uống nước hồ. Nếu như vùng Bayi, Nyingchi (thuộc địa phận Kham cũ của Tây Tạng), du khách gặp nhiều heo rừng thả rông thì ở vùng hồ Nam-tso, dê, cừu và bò là những gia súc chính thường gặp ^^

IMG_4304.jpg


IMG_4305.jpg
 
Ngày 8: Thánh hồ Nam-tso

Chẳng mấy chốc xe đã dừng ở điểm tham quan hồ Nam-tso, lúc này trời đã chính Ngọ, chúng tôi chưa vội ra hồ ngay, một phần vì đói, một phần vì bị thu hút bởi những ngôi nhà người Tạng nhỏ nằm gần bãi đậu xe. Không ai bảo ai, chúng tôi lần lượt chui vào lều, đón chúng tôi ở cửa là 1 bé trai người Tạng mặt mũi tinh anh rám nắng:

IMG_4306.jpg


Bên trong lều chúng tôi gặp mẹ của cậu đang đan khăn len, 1 phụ nữ đứng tuổi khác (chắc là bà cậu bé) và chị cậu giúp chúng tôi thưởng thức 1 bữa ăn trưa nhẹ mang phong cách Hán-Tạng:

IMG_4309.jpg


IMG_4315.jpg


Trái với thời tiết nắng gió vừa đổ mồ hôi vừa lạnh tê tay bên ngoài, bên trong lều là sự ấm cúng dễ chịu có thể nói là tuyệt vời :) Toàn bộ căn lều rộng rãi thoáng mát, vật dụng không nhiều, ngoài bàn ghế cho khách ngồi là 1 bếp nấu lớn giữa lều và góc trong là giường ngủ cho các thành viên gia đình. Không máy sưởi, không quạt trần, không tivi, không bếp điện, đồ điện duy nhất trong nhà có lẽ là 2 chiếc đèn trần. Trên tường nhà là ảnh chủ tịch Mao Trạch Đông và ảnh chụp Đạt Lai Lạt Ma mà tôi đoán là đời thứ 11:

IMG_4652.jpg


Vật liệu để đốt lò chính là phân khô của bò Yak - động vật quen thuộc và quan trọng bậc nhất của vùng cao nguyên này. Tuy là đốt phân bò nhưng hoàn toàn không có mùi khó chịu trong lều:

IMG_4312.jpg


Trên bếp là nồi nước sôi và tất nhiên là để hầm xương ống của bò có kích thước ngoại cỡ :D

IMG_4313.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,784
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top