What's new

[Chia sẻ] [Trung Hoa Tây Du Ký] Những nẻo đường Tây Tạng (2010)

0. Lời ngỏ

Ở Tây Tạng mùa này trời trong và cao xanh lắm ...

Tôi sẽ kể chuyện này các bạn nghe, vì đến khi tôi qua 30 tuổi, tôi sợ mình hao mòn nhiệt huyết để lần theo con đường xưa mây trắng. Tôi sẽ kể chuyện này cho các bạn nghe, vì tôi sợ mai sau thời gian bôi xoá, gánh áo cơm ghì sát đất khiến tâm hồn không còn thảnh thơi đón nhận những luồng gió lành đất Phật.

Ở Tây Tạng, tháng Sáu có nắng vàng rực rỡ. Chuyện thế này ... Một câu chuyện nhỏ về Tây Tạng trong tôi. Tôi không chắc Tây Tạng ngày ấy-bây giờ-mai sau có giống Tây Tạng mà tôi sắp kể không? Còn Tây Tạng như tôi biết (và tôi tin mình biết rõ): đó là mảnh đất linh thiêng hoang sơ nghìn tuổi, cũng là trốn trần ai đầy đủ thói đời. Thoảng nhớ câu thơ Bảo Sinh: Ngẫm ra trong cõi người ta - Có là Thái tử mới là Như Lai..

(Phỏng theo văn phong truyện Mưa Nhã Nam của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp)

tibet_day0.jpg


Năm tháng và những ngọn gió đi về thấm thoát đã hơn 1300 năm trên mảnh đất này. Giữa vùng bình nguyên cao hơn 5,000m so với mực nước biển, xa trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, ẩn mình trong các thung lũng, cánh đồng, rừng cây và các hồ nước lớn, có 1 nền văn hoá huyền bí nhuốm màu sắc Phật giáo, 1 mặt trời Tây Tạng vương vấn bụi trần, 1 xã hội phức tạp thu nhỏ mà người đời còn phải tốn nhiều công khảo cứu. Người viết đã ôm ấp giấc mơ một ngày được đặt chân đến nơi này, được tận mắt nhìn và học hỏi những điều mới chỉ thấy qua sách báo tranh ảnh; giấc mơ đó thành sự thật mùa hè năm 2010 ^^

IMG_3272-2.jpg

(Khung cảnh nóc nhà thế giới nhìn từ trên cao)

Hành trình về phía Tây theo chiều kim đồng hồ đi qua Thành Đô (Chengdu), Nyingchi, Lhasa, Shigatse, Tây Ninh (Xining) kéo dài 11 ngày sẽ lần lượt được gửi đến bạn đọc theo ký sự hình ảnh sau:

- Ngày 1: thăm lại Thành Đô (Tứ Xuyên), ghé Vọng Giang Lầu (Wangjianglou), uống trà ở miếu Văn Thù (Wenshu temple), tối đi xem trình diễn văn hoá Tứ Xuyên
- Ngày 2 và 3: bay Thành Đô - Nyingchi, khám phá mảnh đất 'thiên đường xanh' cực Đông của Tây Tạng.
- Ngày 4: rời Nyingchi đi xe buýt vào Lhasa, thủ phủ vùng U của Tây Tạng,
- Ngày 5: chu du trong Lhasa, dạo phố Barkhor, thăm Đại Chiêu Tự (Jokhang Temple) và cung điện Potala
- Ngày 6: rời Lhasa đi Shigatse - thủ phủ vùng Tsang, cũng là thành phố lớn thứ hai của Tây Tạng; ngắm nhìn hồ Yamdrok (Yamdrok-tso) từ trên cao; thăm tu viện Tashiljunpo
- Ngày 7: trở về Lhasa, thăm tu viện Sera - 1 trong 4 tu viện nổi tiếng nhất Tây Tạng; ban đêm ngắm Potala huyền ảo lúc lên đèn
- Ngày 8: đi hồ Nam-tso, hồ nước mặn lớn thứ nhì Trung Quốc, cũng là 1 trong 3 hồ lớn linh thiêng nhất của người Tạng (Yamdrok-tso, Nam-tso, Manasarovar)
- Ngày 9: rời Lhasa theo tuyến đường sắt độc đáo nhất thế giới Thanh-Tạng để đi Tây Ninh (Xining) thuộc tỉnh Thanh Hải (Qinghai)
- Ngày 10: đến Tây Ninh, thăm hồ Thanh Hải (Qinghai Lake) - hồ nước mặn lớn nhất trong đất liền của Trung Quốc
- Ngày 11: sáng đi thăm tu viện Ta'er (Ta'er Monastery) - tu viện nổi tiếng nhất Thanh Hải, tối bay về Thành Đô, kết thúc chuyến "Bắc tiến" thứ hai (Lần 1) ^^

tibet_day0_map.jpg


... Lời ngỏ sơ sài của tôi đã hết, câu chuyện bắt đầu từ buổi bình minh ngày mới giữa tháng 6 ...

IMG_3969-2.jpg


(to be continued)
 
Bạn yillka đi Tây tạng lặng lẽ thế ko ới 1 tiếng cho ai biết cả, nếu biết bạn đi có lẽ mình cũng xin khăn gói theo .hay là bạn muốn làm độc lữ hành như bpk ?
Các cung điện và đền đài của Tây tạng hoành tráng xa hoa không thua kém bất cứ đâu, nhưng kinh tế Tây tạng từ xưa giờ chủ yếu là tự cung tự cấp , không biết họ lấy đâu ra nhiều vàng bạc trân châu đến thế, mình để ý thấy ở nước nào có những công trình kiến trúc xa hoa lộng lẫy càng nhiều thì dân nước đó càng nghèo
 
Bạn yillka đi Tây tạng lặng lẽ thế ko ới 1 tiếng cho ai biết cả, nếu biết bạn đi có lẽ mình cũng xin khăn gói theo .hay là bạn muốn làm độc lữ hành như bpk ?
Các cung điện và đền đài của Tây tạng hoành tráng xa hoa không thua kém bất cứ đâu, nhưng kinh tế Tây tạng từ xưa giờ chủ yếu là tự cung tự cấp , không biết họ lấy đâu ra nhiều vàng bạc trân châu đến thế, mình để ý thấy ở nước nào có những công trình kiến trúc xa hoa lộng lẫy càng nhiều thì dân nước đó càng nghèo
Mình thì ko hẳn là vạn lý độc hành, cũng là có đi với ng này ng kia, chỉ là ko rủ cả nhóm đi đc, âu cũng vì thời gian ko hợp với lại mình thường xuất phát trực tiếp từ Malaysia hoặc Singapore, nhiều khi ko kịp liên lạc và rủ rê mọi ng :D

Về câu hỏi của bạn cho Tây Tạng, để mình thử mạo muội trả lời: cao nguyên Hy Mã Lạp Sơn xưa kia vốn là vùng đáy biển, triệu triệu năm biến động vỏ trái đất mà mới nhô lên hình thành các dãy núi, vũng xưa nay biến thành đồi, điều đó lý giải vì sao trên những dãy núi cao Tây Tạng lại lắm sa khoáng, ngọc đá, vàng bạc, đá quý và trầm tích như thế. Đồng thời từ sau khi nhô lên thành núi, vùng này trở thành khu vực xa biển nhất! những trầm tích kia trở nên cực kỳ quý hiếm khó tìm, vô hình chung tạo nên sự quý giá của chúng, vì thế đc vua chúa Thổ Phồn và các đời Lạt Ma sau này đều ưa chuộng.

Đó là yếu tố tự nhiên, giờ đến yếu tố con người. Như bạn đã biết thì ng dân Tây Tạng sùng bái Phật giáo, cộng đồng chính-giáo (chính trị + tôn giáo) của Tây Tạng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo, cái gì sùng bái quá thường sinh ra nhiều tiêu cực, tiêu biểu như việc thanh niên kéo đi tu (trong khi thanh niên vốn phải là nguồn lao động chính!), tuổi trẻ dành hết cho sinh hoạt tôn giáo rồi, làm sao mà vực nền kinh tế lên được! chưa kể canh tác nông nghiệp trên TT gần như không thể vì địa hình khí hậu; rồi việc xây dựng chùa chiền tràn lan, có vinh danh Phật giáo thật, nhưng cũng phải nói đến mặt trái là sự tốn kém xa hoa chẹp chẹp :D Cái này là mình đi rùi thấy thế, cũng có tham khảo qua lại vài nguồn, chắc chưa đầy đủ, bạn Phima có gì cứ bổ sung thêm :)
 
Người dân Tây Tạng đa số theo đạo Phật, đều hiểu được rõ lý Vô thường của cuộc đời. Của cải châu báu có đầy nhà thì khi chết cũng không đem theo được, sang lắm thì được Hỏa táng như anh yika đã nói thôi ;)) Người Tây Tạng không coi trọng cuốc sống thế gian đâu ạ. Những đồ quý giá nhất đem dâng cúng cho Đức Phật, vừa tạo công đức, vừa xả bỏ được bám chấp vào cuộc sống vô thường...
 
Anh yika đi hồ Nam-tso có lấy ít nước nào về không ;)
Anh ko lấy nước hồ em :D vừa là vì ko cầm theo cốc chén bình gì, vừa thấy người Tạng chỉ đi xung quanh hồ chứ ko ai bước xuống mép nước nên cũng ngại, chỉ đứng chụp ảnh và đi bộ lòng vòng thôi em :D Có vài bạn TQ cưỡi bò nhảy xuống nước chụp ảnh, đến mức đấy thôi, chứ hình như cũng ko ai đong nước đem về hihi
 
Cám ơn câu trả lời của bạn yillka, mình chưa đi Tây tạng nhưng mình cũng nhận thấy thế , đa số các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á đều thế cả mà.
Tháng 9 này mình có công việc ở Thượng Hải 3-4 ngày, sau đó mình muốn bắt local tour hoặc gia nhập nhóm phượt nào đó đi vài chỗ chơi, nhưng mình ko biết tiếng Trung, tháng 9 bạn có đi đâu nữa ko ? nếu có cho mình tháp tùng thì hay quá
 
Ngày 9: hành trình đường sắt Thanh - Tạng

@ Phima: hiện tại mình chưa có lịch cụ thể cho tháng 9 nên chắc phải lỗi hẹn rong chơi với bạn lần này ... nếu từ Thượng Hải bạn dễ dàng đi cánh cung phía Đông lục địa, có khá nhiều lựa chọn để đi, cũng ko nhất thiết cần tour. Bản thân Thượng Hải dành ra đôi ba ngày thăm thú những góc nhỏ của nó cũng sướng phết đấy chứ! Mình thấy các bạn Phượt khác du hý nhiều lắm, bạn Phima ngâm cứu các topic chủ đề Shanghai xem sao ^^

==

1. Đôi nét về tuyến đường sắt Thanh-Tạng:

Chính thức đưa vào vận hành từ tháng 7 năm 2006, tuyến đường sắt Thanh-Tạng (Qingzang Railway) trở thành tuyến đường sắt duy nhất và cực kỳ quan trọng nối liền Tây Ninh (Xining), thủ phủ tỉnh Thanh Hải (Qinghai) với Lhasa, thủ phủ Tây Tạng. Dài tổng cộng 1956km và vượt qua 675 cây cầu, đường sắt Thanh-Tạng chia làm 2 phần chính: phần 1 từ ga Tây Ninh đến ga Golmud dài 815km, và phần 2 từ ga Golmud đến ga Lhasa dài 1142km. Nhờ sự ra đời của đường sắt Thanh-Tạng mà ngày nay, du khách có thể đi tàu suốt từ Bắc Kinh (Beijing), Thượng Hải (Shanghai), Tây An (Xian), Quảng Châu (Guangzhou), Trùng Khánh (Chongqing), Thành Đô (Chengdu), và Lan Châu (Lanzhou) đến Tây Ninh (Xining) để từ đó đi tiếp vào Lhasa:

Qinghai-TibetRailway1.jpg


Bản đồ chi tiết các ga từ Xining đến Lhasa:

Qinghai-TibetRailway2.jpg


Những cái nhất mà tuyến đường sắt này chiếm giữ:
- Là tuyến đường sắt cao nhất thế giới: trung bình trên 3000m so với mặt nước biển, hơn 960km đường ray nằm ở độ cao trên 4000m
- Có ga tàu cao nhất thế giới: ga Tanggula cao 5068m
- Có đường hầm cao nhất thế giới chạy qua vùng băng tuyết: ngầm Phong Hoả Sơn (Mt. Fenghuo Tunnel), dài 1338m trên cao độ 4905m
- Có đường hầm dài nhất thế giới chạy trên cao nguyên: ngầm Côn Lôn Sơn (Mt. Kunlun Tunnel) dài 1686m
- Là đường sắt dài nhất và chạy nhanh nhất trên vùng đất có băng vĩnh cửu: 550km trên tổng số 1956km chiều dài của đường sắt Thanh-Tạng chạy qua vùng đất có băng vĩnh cửu (Permafrost)

Cũng phải kể đến những kỳ tích công nghệ khác trong quá trình xây dựng quãng đường sắt này như việc xử lý và bảo quản đường ray chạy qua những vùng băng tuyết, kể cả nước dùng trên tàu và nước xả toilet cũng được làm ấm để chống đóng băng! Vỏ tàu được thiết kế để thích nghi với thay đổi nhiệt độ giữa các miền, khoang tàu đều có trang bị hệ thống điều tiết không khí nhằm giữ không khí ở áp suất thường (thay vì mức loãng 68-70% ở những vùng cao trong Tây Tạng) và cả các máy thở oxi trong trường hợp cần thiết. Được biết còn có các nhà máy cung cấp oxi xây trên tuyến để cung cấp cho tàu.

Đối với Tây Tạng, tuyến đường sắt này mang nhiều ý nghĩa tích cực và tiêu cực: một mặt khai thông con đường huyết mạch nối các vùng, tiết kiệm sức người sức của và đem lại nhiều nguồn lợi kinh tế nhất là du lịch; mặt khác cũng là mối đe doạ tiềm tàng cho môi trường sinh thái độc đáo của Tây Tạng cũng như trực tiếp gây sức ép lên nền văn hoá lâu đời của mảnh đất cao nguyên. Còn đối với khách du lịch nói chung, và đặc biệt khách Trung Quốc nói riêng thì chỉ có lợi mà chưa thấy hại gì!
 
Ngày 9: hành trình đường sắt Thanh - Tạng

2. Hành trình Lhasa - Xining:

Sáng ngày thứ 9, chúng tôi trở dậy và gói ghém toàn bộ đồ đạc để rời khỏi khách sạn Himalaya. Trên đường ra ga, tôi còn ngoái lại vẫy tay chào Potala ^^ Xe cứ thế chạy, vượt qua dãy phố thấp nhỏ của người Tạng, vượt qua những khu nhà mới xây lát kính hay những cửa hiệu lớn bán ôtô và máy kéo hiện đại của người Hán, vượt qua những bốt gác với lính canh quần áo phẳng phiu bên đường, bỏ lại sau lưng thành phố cao nguyên đang tỉnh cơn say ngủ. Tạm biệt Lhasa, tạm biệt vùng U, sẽ có ngày tôi trở lại chốn này để kiếm chứng một điều rằng dù thời gian dù có xoay vần ra sao thì cái hồn xưa cũ của đất Phật và tình cảm của người khách phương xa đã một lần được đặt chân đến đây sẽ không hề phai nhạt ♥

Chỉ gần 15' chạy xe, chúng tôi đã đến được ga Lhasa, chuyến tàu của chúng tôi số hiệu T28: Lhasa - Beijing West khởi hành lúc 9.20 sáng. Tuy còn sớm nhưng phía ngoài ga đã là hàng dài hành khách xếp hàng một đi vào khu vực đăng kiểm hải quan. Ấn tượng đầu tiên là ga Lhasa phía ngoài rất sạch, bãi đậu xe khá lớn quay lưng vào khuôn viên của toà nhà ngân hàng ICBC:

IMG_4348.jpg


Nói lời cảm ơn và tạm biệt hướng dẫn viên du lịch cùng lái xe, chúng tôi lần lượt theo hàng đi vào khu đăng kiểm để an ninh nhà ga quét hành lý. Chú ý: với những khách du lịch Tây Tạng, khi ra khỏi Lhasa sẽ không còn bị hỏi giấy thông hành (Tibet Travel Permit) nữa. Những hành khách mang theo nhiều đồ như thuốc men, bình lọ mua trong Tây Tạng đều phải mở ra để kiểm tra. Nước và dao kéo cỡ nhỏ đều được mang lên tàu ^^

Qua khu vực kiểm tra an ninh là quãng đường đi bộ ngắn trước khi vào chỗ soát vé. Trời Lhasa hôm nay nhiều sương, đã hơn 8.30 mà mặt trời vẫn chưa ló dạng:

IMG_4351.jpg


IMG_4352.jpg


Sau cửa soát vé, chúng tôi vào phòng đợi phía trên lầu. Bên trong ga Lhasa cực kỳ sạch sẽ, phòng chờ thoáng rộng, biển chỉ đường và thông tin rất rõ ràng, tuy rằng loa thông báo chỉ có 2 tiếng Trung và Tạng:

IMG_4355.jpg


IMG_4358.jpg


IMG_4371.jpg


Tất cả các hành khách đều phải điền vào giấy kiểm tra sức khoẻ, tự chứng nhận rằng mình đủ điều kiện sức khoẻ để đi những vùng có độ cao trên 3000m; sau khi lên tàu sẽ có nhân viên soát vé lần nữa và thu giấy. Giấy này có vẻ thừa cho du khách khi rời Lhasa vì đến lúc này thì ai cũng đã trải nghiệm vài ngày ở những cao độ còn hơn 3000m :D Giấy sức khoẻ được in theo 3 thứ tiếng Anh - Tạng - Trung:

IMG_4360.jpg
 
Ngày 9: hành trình đường sắt Thanh - Tạng

Gần đến giờ tàu chạy, chúng tôi theo hàng ra sân ga, hoàn toàn không có cảnh chen lấn xô đẩy, mọi người đều trật tự qua cửa, dường như ai cũng háo hức cho 1 ngày sắp tới được di chuyển trên tuyến đường sắt huyền thoại ^^ Vài hình ảnh sân ga 4 làn rất rộng và sạch của Lhasa:

IMG_4373.jpg


IMG_4378.jpg


IMG_4383.jpg


Ở các khu vực này đều cho phép chụp ảnh, xếp hành lý vào khoang nằm mềm xong, tôi trở ra chụp thêm vài kiểu trước khi tàu lăn bánh:

IMG_4404.jpg


IMG_4430.jpg


IMG_4416.jpg


IMG_4417.jpg
 
Last edited:
Ngày 9: hành trình đường sắt Thanh - Tạng

Ấn tượng bên trong là toa tàu rất mới và sạch sẽ, hành lang không rộng nhưng đủ để đi lại thoải mái và kéo hành lý, mỗi đầu toa đều là khu lấy nước nóng, nhà vệ sinh, bồn rửa, và hệ thống máy báo độ cao/nhiệt độ ngoài trời/ga sắp tới/tốc độ tàu. So với các tàu chạy ở các vùng khác của Trung Quốc thì tàu Thanh-Tạng chất lượng tốt hơn nhiều (tham khảo tuyến tàu Thành Đô - Phàn Chi Hoà đã có dịp đề cập trong lần Ký sự Tứ Xuyên - Vân Nam)

IMG_4707.jpg


Bất tiện duy nhất là máy lấy nước nóng tiếp giáp với cửa phòng vệ sinh (>_<)

IMG_4478.jpg


Khu vệ sinh và bồn rửa rộng và sạch (lúc rời ga Lhasa), còn trên hành trình phải trông vào may rủi nếu các bạn đồng hành chịu khó giữ sạch sẽ thì cả khoang được nhờ ... Cũng may là ở các trạm dừng đều có nhân viên tàu dọn dẹp qua một vòng:

IMG_4406.jpg


IMG_4409.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,675
Bài viết
1,135,022
Members
192,358
Latest member
nepchongtruot
Back
Top