What's new

[Chia sẻ] [Trung Hoa Tây Du Ký] Những nẻo đường Tây Tạng (2010)

0. Lời ngỏ

Ở Tây Tạng mùa này trời trong và cao xanh lắm ...

Tôi sẽ kể chuyện này các bạn nghe, vì đến khi tôi qua 30 tuổi, tôi sợ mình hao mòn nhiệt huyết để lần theo con đường xưa mây trắng. Tôi sẽ kể chuyện này cho các bạn nghe, vì tôi sợ mai sau thời gian bôi xoá, gánh áo cơm ghì sát đất khiến tâm hồn không còn thảnh thơi đón nhận những luồng gió lành đất Phật.

Ở Tây Tạng, tháng Sáu có nắng vàng rực rỡ. Chuyện thế này ... Một câu chuyện nhỏ về Tây Tạng trong tôi. Tôi không chắc Tây Tạng ngày ấy-bây giờ-mai sau có giống Tây Tạng mà tôi sắp kể không? Còn Tây Tạng như tôi biết (và tôi tin mình biết rõ): đó là mảnh đất linh thiêng hoang sơ nghìn tuổi, cũng là trốn trần ai đầy đủ thói đời. Thoảng nhớ câu thơ Bảo Sinh: Ngẫm ra trong cõi người ta - Có là Thái tử mới là Như Lai..

(Phỏng theo văn phong truyện Mưa Nhã Nam của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp)

tibet_day0.jpg


Năm tháng và những ngọn gió đi về thấm thoát đã hơn 1300 năm trên mảnh đất này. Giữa vùng bình nguyên cao hơn 5,000m so với mực nước biển, xa trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, ẩn mình trong các thung lũng, cánh đồng, rừng cây và các hồ nước lớn, có 1 nền văn hoá huyền bí nhuốm màu sắc Phật giáo, 1 mặt trời Tây Tạng vương vấn bụi trần, 1 xã hội phức tạp thu nhỏ mà người đời còn phải tốn nhiều công khảo cứu. Người viết đã ôm ấp giấc mơ một ngày được đặt chân đến nơi này, được tận mắt nhìn và học hỏi những điều mới chỉ thấy qua sách báo tranh ảnh; giấc mơ đó thành sự thật mùa hè năm 2010 ^^

IMG_3272-2.jpg

(Khung cảnh nóc nhà thế giới nhìn từ trên cao)

Hành trình về phía Tây theo chiều kim đồng hồ đi qua Thành Đô (Chengdu), Nyingchi, Lhasa, Shigatse, Tây Ninh (Xining) kéo dài 11 ngày sẽ lần lượt được gửi đến bạn đọc theo ký sự hình ảnh sau:

- Ngày 1: thăm lại Thành Đô (Tứ Xuyên), ghé Vọng Giang Lầu (Wangjianglou), uống trà ở miếu Văn Thù (Wenshu temple), tối đi xem trình diễn văn hoá Tứ Xuyên
- Ngày 2 và 3: bay Thành Đô - Nyingchi, khám phá mảnh đất 'thiên đường xanh' cực Đông của Tây Tạng.
- Ngày 4: rời Nyingchi đi xe buýt vào Lhasa, thủ phủ vùng U của Tây Tạng,
- Ngày 5: chu du trong Lhasa, dạo phố Barkhor, thăm Đại Chiêu Tự (Jokhang Temple) và cung điện Potala
- Ngày 6: rời Lhasa đi Shigatse - thủ phủ vùng Tsang, cũng là thành phố lớn thứ hai của Tây Tạng; ngắm nhìn hồ Yamdrok (Yamdrok-tso) từ trên cao; thăm tu viện Tashiljunpo
- Ngày 7: trở về Lhasa, thăm tu viện Sera - 1 trong 4 tu viện nổi tiếng nhất Tây Tạng; ban đêm ngắm Potala huyền ảo lúc lên đèn
- Ngày 8: đi hồ Nam-tso, hồ nước mặn lớn thứ nhì Trung Quốc, cũng là 1 trong 3 hồ lớn linh thiêng nhất của người Tạng (Yamdrok-tso, Nam-tso, Manasarovar)
- Ngày 9: rời Lhasa theo tuyến đường sắt độc đáo nhất thế giới Thanh-Tạng để đi Tây Ninh (Xining) thuộc tỉnh Thanh Hải (Qinghai)
- Ngày 10: đến Tây Ninh, thăm hồ Thanh Hải (Qinghai Lake) - hồ nước mặn lớn nhất trong đất liền của Trung Quốc
- Ngày 11: sáng đi thăm tu viện Ta'er (Ta'er Monastery) - tu viện nổi tiếng nhất Thanh Hải, tối bay về Thành Đô, kết thúc chuyến "Bắc tiến" thứ hai (Lần 1) ^^

tibet_day0_map.jpg


... Lời ngỏ sơ sài của tôi đã hết, câu chuyện bắt đầu từ buổi bình minh ngày mới giữa tháng 6 ...

IMG_3969-2.jpg


(to be continued)
 
Ngày 8: Thánh hồ Nam-tso

Trước khi vào bữa ăn nhẹ, chúng tôi được mời đặc sản Tây Tạng mà tôi mong đợi đến giờ mới được thưởng thức - trà sữa bò Yak (Yak-Butter Tea) để thoả nguyện uống trà sữa của người Tạng trong lều của người Tạng ^^

IMG_4654.jpg


IMG_4316.jpg


Chén trà nóng hổi nhưng không làm mất đi vị ngọt bùi, đặc biệt là mùi ngai ngái của sữa bò. Tuy háo hức nhưng quả thực tôi không sao uống hết được quá 3 chén, thế mà nghe kể người Tạng trung bình mỗi ngày uống đến 40 chén ... chỉ biết lè lưỡi lắc đầu :D Ngoài món trà sữa, chúng tôi còn thử thêm món sữa chua Tây Tạng làm từ sữa bò Yak, vị sữa chua thanh nhẹ nhưng tôi cũng khó khăn lắm mới ăn hết cả cốc lớn:

IMG_4319.jpg


Và bữa ăn nhẹ rất 'đồng bằng' của tôi - mỳ nóng với thịt bò Yak khô:

IMG_4329.jpg


Đã nạp đủ năng lượng, sau khi chào gia đình người Tạng, chúng tôi rời lều và bắt đầu đi bộ ra hồ Nam-tso. Ấn tượng đầu tiên để nói về hồ thiêng Nam-tso có lẽ là rộng ngút ngàn, từ bên đường cái ra đến bờ hồ là quãng đường cháy nắng dài đến cả cây số, bên phải là cụm núi đá lớn sừng sững:

IMG_4657.jpg


IMG_4661.jpg
 
Ngày 8: Thánh hồ Nam-tso

Được xưng tụng là biển hồ nước mặn lớn thứ nhì trên cao nguyên Thanh-Tạng, chỉ đứng sau hồ Thanh Hải (Qinghai Lake) thuộc địa phận Tây Ninh (Xining), tỉnh Thanh Hải (sẽ có dịp giới thiệu với bạn đọc trong bài viết sắp tới); thánh hồ Nam-tso dài gần 70km và rộng gần 30km, diện tích mặt nước đo được 1940km2, những điểm sâu nhất lên đến 35m. Lời quảng cáo Nam-tso là hồ nước mặn cao nhất thế giới là chưa đúng bởi có khá nhiều hồ nước mặn nhỏ hơn trong khu vực dãy Himalaya hay Andes còn cao hơn Nam-tso, phải nói chính xác hơn là: Nam-tso là hồ nước mặn cao nhất thế giới mà có diện tích bề mặt trên 500km2

Hồ Nam-tso còn là gì nữa? là nước, là mây, là núi, là nắng, hay là gió? với tôi, là tất cả, là đây:
Kìa non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất hồ hỏi rằng đây có phải


IMG_4331.jpg


IMG_4332.jpg


Dọc theo đường đi có thể nhìn thấy dãy núi đá khổng lồ ven hồ, vòng kora dưới chân núi là các chiếc kinh luân màu đồng:

IMG_4662.jpg


Vài chú bò đang nằm buồn sưởi nắng trên đường ra bờ hồ:

IMG_4333.jpg


IMG_4659.jpg


Dưới cái nắng thiêu đốt chúng tôi chầm chậm đến gần mặt hồ, ai cũng đổ mồ hôi trong lớp áo dày nhưng không dám nới lỏng bởi gió hồ thổi rất mạnh, chúng tôi gặp thêm vài đoàn khác cũng đang dạo chơi chụp ảnh quanh hồ. Nếu trên đường xe chạy, chúng tôi đã gặp những đám "hạt vừng" vàng rắc trên đồng cỏ xanh thì ở đây ngay sát hồ Nam-tso, mỗi khách du lịch cũng nhỏ bé giống như những hạt vừng đen rắc trên bãi cát vàng vậy :D

IMG_4336.jpg


IMG_4338.jpg
 
Last edited:
Ngày 8: Thánh hồ Nam-tso

Không đẹp êm ả dịu dàng như những hải tử tôi từng thấy qua trong khu thắng cảnh Cửu Trại Câu, hồ Nam-tso mang vẻ đẹp ban sơ rộng lớn hùng vĩ đậm chất cao nguyên, xa xa là những đỉnh núi trong dãy Nyenchen Tanglha xám màu thời gian nằm gối lên nhau, vạch những đường thẳng thiên tạo ngăn đôi lớp mây nước trong xanh trên mặt hồ thiêng:

IMG_4669.jpg


IMG_4665.jpg


IMG_4667.jpg


Nguồn cung cấp nước cho hồ chính là các suối ngầm và nước băng tan của dãy Nyenchen Tanglha nên nước hồ cực kỳ trong sạch. Được biết trên hồ Nam-tso có 5 đảo nhỏ, tượng trưng cho Ngũ Phương Phật, nhưng rất khó để định vị các đảo này bằng mắt thường. Trên mặt nước chỉ thấy sóng gợn lăn tăn và vài chú vịt trời đang bơi lội:

IMG_4664.jpg


IMG_4666.jpg
 
Ngày 8: Thánh hồ Nam-tso

Truyền thuyết kể dãy Nyenchen Tanglha tượng trưng cho người con trai, còn hồ thiêng Nam-tso tượng trưng cho người con gái trong câu chuyện tình đẹp như cổ tích luôn gặp ở những điểm du lịch thế này trong Tây Tạng. Cuốn hút bởi kỳ quan mây nước Nam-tso, khách du lịch say mê chụp ảnh bất chấp cái nắng kinh người lúc giữa trưa:

IMG_4672.jpg


IMG_4673.jpg


IMG_4668.jpg


Dịch vụ cho thuê ngựa và bò Yak để chụp ảnh của người Tạng nở rộ bên hồ, đây có lẽ là những sinh vật hiếm hoi đã đặt chân xuống hồ Nam-tso:

IMG_4658.jpg


IMG_4671.jpg
 
Ngày 8: Thánh hồ Nam-tso

Ngoạn cảnh mặt hồ Nam-tso một lúc, tôi quay trở lên bãi đậu xe nhưng không theo đường cũ mà đi bộ hướng về dãy núi đá lớn bên hồ:

IMG_4675.jpg


IMG_4674.jpg


Từ phía núi nhìn ra hồ chỉ thấy những bóng mây khổng lồ hình thù kỳ dị đang che phủ mặt hồ:

IMG_4678.jpg


Dãy núi đá lớn quấn đầy cờ ngũ sắc của người Tạng in những câu kinh đang bay phần phật trong gió, đây đó là những nếp nhà nhỏ xây dựng ngay bên trong các hốc núi. Người Tạng từ nơi xa hành hương về Nam-tso đều đi hết vòng kora lớn bao quanh những hòn núi đá này:

IMG_4677.jpg


IMG_4679.jpg


IMG_4677.jpg
 
Ngày 8: Thánh hồ Nam-tso

Thấm mệt vì đi bộ nhiều dưới trời nắng oi ả, cộng thêm với nặng nề quần áo và đồ nghề trong điều kiện váng vất vì không khí loãng, từ phía núi đá tôi trở lại xe, trong đầu vẫn ấn tượng bởi màu xanh tổng hoà kỳ thú của thánh hồ Nam-tso:

IMG_4683.jpg


IMG_4681.jpg


Nghỉ ngơi trong chốc lát, xe đưa chúng tôi quay lại đường cũ và ra khỏi khu du lịch hồ Nam-tso. Trên đường đi ai cũng tấm tắc về không khí trong mát và vẻ đẹp rộng lớn của muôn dặm hồ xanh ^^ Chạy được hơn 1h đồng hồ, chúng tôi dừng nghỉ bên đường và lại có dịp ngắm kỹ những thành viên của cao nguyên Tây Tạng đang nhởn nhơ dưới chân núi tuyết:

IMG_4340.jpg


IMG_4339.jpg


Dường như thiên nhiên quanh đây được ưu đãi hơn nhờ sự trợ giúp của hồ Nam-tso đã góp phần điều tiết khí hậu :) chỉ thấy xa gần là những đàn bò trắng, bò đen, dê, cừu được chăn thả ngay ven đường quốc lộ. Và phải chăng xa xa kia chính là đỉnh Nyenchen Tanglha Peak cao 7162m - cao nhất trong toàn dãy Nyenchen Tanglha:

IMG_4343.jpg


IMG_4342.jpg
 
Ngày 8: Thánh hồ Nam-tso

Trên đường về chúng tôi còn ghé vào khu suối nước nóng Yangpachen (Yangpachen Hot Springs) nổi tiếng, nằm giữa đoạn đường từ Nam-tso về Lhasa. Khu vực này rộng hơn 40km2 bao gồm nhà máy điện (cung cấp 45% điện cho Lhasa) và khu an dưỡng gồm các bể bơi nước nóng trong nhà và ngoài trời dành cho khách du lịch. Trừ bên trong khu an dưỡng, các khu vực bên ngoài đều cấm chụp ảnh vì liên quan đến các công trình quốc gia. Bên trong khu an dưỡng, du khách có thể đi thăm các bể nước nóng tự nhiên được quảng cáo là luộc chín trứng trong ít phút (có cả trứng cho bạn thử để xác nhận :D), các khu bơi lội xông hơi khá rộng và nhiều khách.

IMG_4344.jpg


IMG_4345.jpg


Không mấy hứng thú với khu an dưỡng, chúng tôi đi dạo 1 vòng chóng vánh rồi quay ra. Điểm thú vị duy nhất của Yangpachen có lẽ là hình ảnh suối nước nóng bốc hơi nghi ngút trên nền trời là những núi tuyết lạnh cao sừng sững, phong cách y như Băng Hoả Đảo trong truyện chưởng Kim Dung :D tưởng tượng ra ngâm mình trong bể nước nóng ngoài trời và vô tình bắt gặp những bông hoa tuyết rơi lả tả giữa khung cảnh cao nguyên quả cũng thi vị lắm :p

Trời về chiều, nắng có phần bớt gắt gao, chúng tôi về đến Lhasa sau 5h. Bữa tối hôm nay chúng tôi quyết định đổi món, chuyển sang ăn ở 1 quán Quảng Đông thử xem hương vị nấu có ngon miệng không, và đây quả là 1 quyết định sáng suốt ^^

IMG_4346.jpg


Ăn tối xong tôi lại dạo phố đêm Lhasa một lần nữa, nhưng không giống hôm qua chụp ảnh Potala, tối nay tôi chỉ đi quanh khu Bát Giác Nhai (Barkhor Square) để mua quà Lhasa mang về. Khu chợ Bakhor thường chỉ mở cửa đến 10h tối, đường đi đầy những trạm gác với lính canh và camera đặt trên các nóc nhà. Đêm cuối giữa lòng thủ đô, tôi chỉ kịp tranh thủ ghé thăm vài tiệm bán đồ ngay trước cửa Shangbala Hotel và Snowlands Hotel. Phần lớn các cửa hiệu này đều của người Hán, giá cả đắt đỏ nên du khách nên mặc cả nhiệt tình, giá thực đôi khi chỉ từ 10%-20% giá đề :D Về đến khách sạn sắp xếp đồ đạc, tôi thầm nói lời tạm biệt với Lhasa, đêm nay là đêm cuối chúng tôi còn ngụ tại vùng U, sáng mai cả đoàn sẽ đi sớm để bắt tàu ra vùng Thanh Hải, tiếp tục hành trình khám phá cao nguyên Thanh-Tạng.
 
Ngày 8: Thánh hồ Nam-tso

2. Truyện kể dưới đèn:

Để thay lời kết ngày 8, xin chia sẻ với bạn đọc một câu chuyện phiếm đàm giữa chúng tôi và hướng dẫn viên du lịch trên đường đi hồ Nam-tso sáng nay về 1 chủ đề khá "nhạy cảm" mà không phải lúc nào cũng có điều kiện tìm hiểu được; đó là việc mai táng của người Tạng.

Chắc bạn đọc đều đã biết ít nhiều về hình thức Điểu táng hay còn gọi là Thiên táng (Sky Burial) của người Tạng, khi xác đã qua khâu xử lý sẽ được mang lên các địa điểm riêng trên núi hay phía sau các tu viện (sky burial site) để các loài chim chóc tìm đến ăn. Ngoài hình thức này ra còn có 4 hình thức khác nữa ít gặp hơn mà chúng tôi được nghe kể:
- Hình thức Mộc táng: mang vào rừng và bỏ trên các cây lớn cho chim chóc và thú rừng
- Hình thức Thuỷ táng: thả trôi bằng các bè nhỏ trên sông cho cá và động vật thuỷ sinh
- Hình thức Hoả táng: đem thiêu trên lửa. Tuy nhiên hình thức này hiếm gặp và chỉ dành cho những người giàu có hay có địa vị tôn quý trong xã hội Tây Tạng (như các Lạt Ma) bởi vùng cao nguyên này rất hiếm củi khô, nguồn đốt chính lấy từ phân bò Yak, như vậy cần tích trữ lâu dài hoặc dùng nhiều tiền mua nguyên liệu cho việc hoả táng.
- Hình thức Địa táng: đem chôn xuống đất. Hình thức này chắc là phổ biến nhất trên thế giới nhưng với người Tạng lại là hình thức ít được dùng nhất!

Sở dĩ người Tạng có hình thức mai táng người đã khuất theo cách riêng của họ bởi họ tin vào tính Vô thường (Impermanence) theo quan niệm Phật giáo, hiểu đơn giản là vạn vật trong vũ trụ đều không trường tồn mãi mãi nguyên trạng, sẽ luôn có sinh, có diệt, và có tái sinh. Sau khi phần hồn đã lìa khỏi xác, những nhà sư sẽ tụng những bài chú đặc biệt cho việc siêu sinh linh hồn, còn phần xác phàm kia sẽ trở nên trống rỗng, cách tốt nhất là thuận theo Tự Nhiên; có thể là các loài chim thú sẽ có thêm nguồn sống hoặc thời gian sẽ phân huỷ dần những gì còn lại! Tuy nói có thể Địa táng để làm tốt cho đất nhưng toàn cao nguyên Thanh-Tạng đều là đất đá sỏi rất cứng và khó đào sâu được, nên hình thức Điểu táng vẫn là tập quán lâu đời của người Tạng. Họ còn mô tả sơ lược hình thức này trong sách vở cũ và những bức thangka cổ hay trên tranh tường mural. Người Tạng không muốn, không cho, và không khuyến khích người ngoài tham dự vào những nghi lễ như vậy. Những thông tin trên đây là hiểu biết hạn hẹp của người viết và có qua trao đổi với hướng dẫn viên du lịch người Tạng, chỉ mang tính tham khảo, mọi đúng sai hay dở xin được tránh bàn.
 
Re: Ngày 8: Thánh hồ Nam-tso

Tất cả mọi sinh hoạt của người Tạng đều diễn ra trong lều đó hả Yilka hay đó chỉ là nơi để tiếp khách nhỉ??
Sữa chua bò Yak nhìn ngộ ngộ, hình như....có rắc thêm đường, mà nhìn thì hộp có chút xíu thui mà :D
 
Re: Ngày 8: Thánh hồ Nam-tso

Tất cả mọi sinh hoạt của người Tạng đều diễn ra trong lều đó hả Yilka hay đó chỉ là nơi để tiếp khách nhỉ??
Sữa chua bò Yak nhìn ngộ ngộ, hình như....có rắc thêm đường, mà nhìn thì hộp có chút xíu thui mà :D

Cái lều này là tất cả sinh hoạt gia đình họ luôn đấy bạn Yanhong, tất nhiên họ sống gần bờ hồ Namtso nên lấy việc kinh doanh bán đồ ăn cho khách du lịch làm nguồn thu nhập, trong lều chỉ có 1 góc là giường ngủ và bàn đánh Mahjong thui :D nếu là các lều du mục trên thảo nguyên thì chắc sẽ cho cả gia súc vào lều :D

Món sữa chua làm từ sữa bò Yak vị thanh thanh nên mình cho ít đường vào ăn, ai dè ăn 1 lúc thì bị ngấy bởi vị ngai ngái của sữa bò, cũng phấn đấu ăn hết 1 hộp đó với làm xong 3 chén trà sữa là chào thua hihi
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,675
Bài viết
1,135,023
Members
192,358
Latest member
nepchongtruot
Back
Top