What's new

Vội vã Hà Giang

“Vội vã trở về, vội vã ra đi” tôi tin rằng đó không chỉ là cảm xúc của riêng tôi trong suốt chuyến đi Hà Giang hôm ấy. Các bạn của tôi, chẳng cần phải thốt lên đâu, họ cũng tiếc nuối không kém, cũng lặng lẽ trên những chiếc xe đang bon bon về lại thành phố, và tôi nghe thấy họ thì thầm với nhau, nhất định sẽ có ngày mình trở lại Hà Giang lần nữa! Có thể bạn sẽ cho rằng tôi đang quá lăng xê cho cái mảnh đất mà bóng người còn ít hơn bóng núi, nhưng nếu bạn đã từng ăn những thứ quà của người nhà quê thì tôi dám cá rằng Hà Giang chính là món quà quê tuyệt vời nhất mà bạn sẽ thèm được ăn nữa, ăn mãi cho thật thỏa thích. Và tôi một lần nữa lại dám cược rằng, bạn hoặc bất kì ai cũng sẽ giống chúng tôi, sẽ nhặt nhạnh, sẽ gói ghém để mang theo món quà ấy về với những người ở lại…

IMG_0049-2.jpg

IMG_0078-1.jpg

IMG_0026-3.jpg

IMG_0022-3.jpg


Tôi sẽ đi ngược thời gian như chính sự bối rối trong từng con chữ. Tôi sợ những thứ mình viết ra nó nhạt toẹt như một thứ nước được gọi là canh mà không mắm không muối. Tôi cũng sợ những hình ảnh của cổng trời, của cao nguyên đá, của hoa tam giác mạch, của những đèo dốc quanh co hay của cả lòng sông lòng suối nó chưa ngấm vào mình như thứ men của rượu ngô rượu ong mới chỉ kịp làm một ngụm. Ít ỏi quá ư? Nhưng tôi cũng tự an ủi mình, rượu uống chưa đã, chưa say thì mình còn thòm thèm đến độ. Và nếu bạn có nhã ý mời tôi một chén, tôi chắc chắn sẽ không bao giờ từ chối!

IMG_0058-2.jpg


Khi công-tơ-met của xế tôi báo rằng, chúng tôi đang cách Hà Nội khoảng 70Km nữa, khi những ổ gà liên tiếp hiện ra bên trái rồi bên phải, những xe máy vượt lên, những ô tô bấm còi inh ỏi, tôi thèm quay ngoắt chiếc xe lại mà chạy trốn. Thật lạ lùng, chưa bao giờ tôi thấy mình sợ về lại thành phố đến như thế? Và cũng thật lạ lùng, khi chính cái sự ồn ào tấp nập ấy lại khiến tôi có thể ngủ ngon lành sau lưng của xế. Có thể tôi thiếu ngủ đã vài ngày, nhưng cũng có thể tôi đang ngủ để mơ về cổng trời Quản Bạ, về đèo Mã Pì Lèng, về dinh thự nhà Vương, về cột cờ Lũng Cú hay về những đứa trẻ mặt mũi nhem nhuốc luôn đội nắng vẫy tay chào. Và giấc ngủ trưa nay tôi đã mơ như thế.

IMG_0092-1.jpg
 
Tôi lại kể bạn nghe cả câu chuyện về một ông Vua ở xứ Mèo và người ta hay gọi là Vua Mèo trong chuyến đi vừa rồi. Đó chính là Vương Chí Sình, con của Vương Chính Đức- người đã được cả đồng bào Mông mến phục và cách mạng Việt Nam cũng nhờ công sức của cha con ông mà hoàn thành.

Ai đó nói, thời xưa, hễ ai chiếm cứ được cả một vùng rộng lớn thì người ta xưng lên làm vua. Nhưng thực ra điều đó không đúng lắm, bởi sự ảnh hưởng của thời kỳ Pháp thuộc, với chính sách chia để trị, thực dân Pháp đã dựng lên những chức quan nhỏ để dễ bề thống trị. Hơn thế nữa, sức mạnh của các thủ lĩnh dân tộc cũng chẳng phải vừa, họ được lòng dân lắm. Và cũng thật lạ lùng, người dân vùng cao ấy, dường như cái niềm tin của họ mãnh liệt quá và khó thay đổi quá. Một khi đã tin ai thì họ sẽ tin cho tới kì cùng. Và đương nhiên người đó ắt phải là người của bản. Thế nên, cho dù thực dân Pháp có lật đổ người này thì lại có người khác lên thay. Cuối cùng, khi đã không thu phục được, chúng chuyển sang hòa hữu và đặt cho những thủ lĩnh ấy một tên gọi, một chức quan mà mục đích chủ yếu là để thu thuế má, đòi hỏi phu sách, yêu sách vào mỗi kì nhất định. Tôi đọc những tài liệu ấy mà thấy người Pháp khôn khéo quá. Chẳng thế mà ai đó có ví văn minh của họ đã đi trước thời đại dễ đến vài thế kỷ.

Có lẽ thôi, tôi sẽ không đưa bạn trở về lịch sử dân tộc của những vị vua Mèo nữa, bởi tôi cũng thú thật rằng, mình chẳng rành cho lắm. Bù lại, tôi sẽ dẫn bạn đi thăm dinh thự nhà họ Vương với những bậc đá lát từ ngoài cổng, với mái vòm, ngói ống và những cánh cửa cũ, những vật dụng cũ đã ghi dấu một thời.
 
Vì đã có nhiều bài viết của các tác giả khác nhau về Dinh vua Mèo, tôi xin mượn một bài viết hay về kiến trúc của Dinh họ Vương:

Kiến trúc kỳ lạ và bảo vật ở dinh thự “vua Mèo”
Di tích nhà Vương, một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo được xây dựng trên một quả đồi hình mai rùa, dưới tán những cây sa mộc cao vút. Nhìn bề ngoài ít ai biết bên trong dinh thự đặc biệt này còn rất nhiều câu chuyện cho đến nay vẫn ít được biết đến.
Dinh thự nhà Vương ẩn hiện dưới hàng trăm cây sa mộc cao hàng chục mét, phía trước là chợ Sà Phìn và rất nhiều nhà dân, trong đó có 4 ngôi nhà là hậu duệ đời thứ 4 của “vua mèo” Vương Chính Đức.
Như cô Nông Thị Duyên, hướng dẫn viên trong ban quản lí di tích, thì Vương Chính Đức được vua Khải Định phong chức Bang tá cai quản cả khu Đồng Văn và ban tặng bức chướng “Biên Chinh Khả Phong”.
Con đường vào dinh thự hai bên là những cây sa mộc cao hàng chục mét.
Di tích nhà Vương được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1994. Nhà xây dựng theo lối kiến trúc đời Thanh (Trung Quốc), có diện tích 1.120m2, được tạo dựng bằng nguyên liệu đá xanh, gỗ thông và ngói đất nung. Xung quanh nhà xây tường bao bằng đá, dày 60-80cm, cao 2,5 - 3m, có cổng đá 15 bậc, xây ghép đá chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ.
Bên trong dinh thự còn lưu giữ một số hiện vật, nhưng nguyên vẹn nhất chính là toàn bộ khu dinh thự. Từ tường rào cho đến phòng ăn, phòng ngủ cũng như các lô cốt, hầm chứa thuốc phiện cho đến những nơi gần trăm năm phơi nắng gió như mái hiên nay đã nhuốm màu rêu phong nhưng vẫn rất rắn chắc.
Ngay cổng vào, nơi rất nhiều du khách thường dừng chân chụp ảnh kỷ niệm mỗi khi đến thăm dinh thự là hai câu đối: “Gia tích thiện Hiền nhân xuất nhập/Môn phong lưu Quý khách vãng lai”.
Theo cô hướng dẫn viên du lịch thì Vương Chính Đức là người giàu có nhất vùng nhờ buôn bán thuốc phiện. Để có thể tự bảo vệ mình cũng như khuếch trương thanh thế, cụ Vương ngấm ngầm sắm sửa vũ khí và có cả quân đội bí mật là những trưởng họ người Mông trung thành trong vùng.
Khi bắt tay xây dựng cơ dinh cho dòng họ mình, Vương Chính Đức đã mời thầy địa lý người Trung Quốc đi khảo sát khắp vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Đến thung lũng Sà Phìn, thấy địa thế ở đây nổi lên như mai rùa, thầy địa lý đã chọn vùng đất này. Theo thầy địa lý, hai ngọn núi phía trước như hai mâm xôi có thể nuôi sống con cháu muôn đời, còn phía sau là bức tường thành vòng cung ôm lấy dinh thự, nếu dựa lưng vào đó dòng họ sẽ vững chãi.
Có lẽ nhờ địa thế đắc địa ấy mà qua mấy cuộc chiến tranh, nhiều công trình kiến trúc quanh đó bị tan hoang, nhưng nhà Vương vẫn còn đó, không một mảnh bom, viên đạn nào rơi vào.
Dinh thự họ Vương xây trong 8 năm và tốn khoảng 150.000 đồng bạc trắng. Hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam (Trung Quốc) và những tốp thợ giỏi nhất người Mông.
Các bộ phận dù bằng đá hay gỗ đều được chạm khắc cầu kỳ, khéo léo thành hình rồng, phượng và con dơi… tượng trưng cho sự trường tồn, hưng thịnh của các dòng họ quyền quý. Những cây cột cái được chạm trổ hình mai rùa hai vẩy rồng từ dưới chân lên đỉnh, cùng với các cột con được khắc ở chân hình dơi phú quý. Mái nhà cong cong như cánh bay của rồng.
Điều đặc biệt là đá kê chân cột được tạo hình thành quả thuốc phiện giống y như đúc, bên ngoài còn có những nét hoa văn độc đáo. Không chỉ đá kê chân cột mà dưới mái hiên, xà nhà cũng được điêu khắc hình quả và hoa anh túc (thuốc phiện). Những viên đá kê chân cột to như cái chum được các thợ giỏi bậc nhất ở Vân Nam thời đó điêu khắc rồi dùng bạc trắng mài cho thật bóng. Cho đến thời điểm này quan sát chúng ta vẫn thấy sự ánh lên của kệ đá.
Dinh thự nhà Vương độc đáo ở chỗ nhà chia ba lớp: tiền sinh, trung sinh, hậu sinh. Giữa bốn dãy nhà gỗ hai tầng khép kín là một sân rộng. Cổng vào dinh có đôi câu đối:“Gia tích thiện Hiền nhân xuất nhập/ Môn phong lưu Quý khách vãng lai”. Tạm dịch là “Nhà quý hiền, người vào ra/ Cửa phong lưu, khách lui tới”.
Người kế vị “vua Mèo” Vương Chính Đức là con trai Vương Chí Sình đúng vào buổi Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Vương Chí Sình đi cách mạng theo lời kêu gọi đoàn kết dân tộc của Cụ Hồ.
Vương Chí Sình về Hà Nội gặp bác Hồ cứ một mực gọi là Bác. Hỏi tuổi mới vỡ nhẽ Vương Chí Sình hơn bác Hồ 4 tuổi. Vậy là kết nghĩa anh em. Và Vương Chí Sình đổi tên thành Vương Chí Thành cho đồng chí hướng với Hồ Chí Minh. Vương Chí Thành là Đại biểu Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa hai khóa I và II.
Tại thời điểm đó, năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng ông Vương Chí Thành (Vương Chí Sình) một thanh bảo kiếm có ghi hai dòng chữ “Tận tâm báo quốc/ Bất thụ nô lệ”, có nghĩa “Hết lòng với Tổ quốc/ Không chịu làm nô lệ”.
Sau đó không lâu, bác Hồ đã tặng Vương Chí Sình một chiếc áo trấn thủ nữa. Chiếc áo trấn thủ đó là do Hội phụ nữ tỉnh Hải Dương tặng Bác trước đó không lâu. Trước ngực áo có thêu dòng chữ “Kính tặng Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh Hải Dương” và dòng chữ “Chuyển tặng Vương Chí Thành, Đại biểu Quốc hội”.
Chiếc áo trấn thủ và thanh kiếm hiện vẫn đang được lưu giữ một phiên bản trong dinh thự của nhà Vương. Áo rất đơn giản, ngắn đến thắt lưng, cổ tròn, không có tay áo, gồm có hai mảnh là mảnh trước và mảnh sau, nối liền nhau ở cạnh sườn và một bên vai. Còn cạnh sườn và trên vai bên kia thì cài cúc. Mỗi mảnh áo may hai lần vải, ở giữa nhồi bông, hình quả trám. Áo gọn gàng, giữ nhiệt tốt.
Được biết, những năm kháng chiến gian khổ rất hiếm bông, có thời kỳ phải dùng lông vịt hay vỏ cây sui đập dập, phơi khô thay bông. Cúc, khuy cũng thiếu, phải dùng dây vải buộc hoặc làm cúc bằng giấy ép tẩm sơn thay thế. Tấm áo chấn thủ đã trở thành một điển hình khi nói tới anh bộ đội thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Cũng từ những món quà đặc biệt mà Hồ Chí Minh tặng cho Vương Chí Thành đã nói lên tài năng kiệt xuất trong việc thu nạp người tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(Theo Hoàng Chiên - VTC.VN)
Và đây là những hình ảnh đoàn HTPH ở Dinh họ Vương
457630_116416668494865_100003795966835_91915_1135030445_o.jpg

Khu di tích nhà họ Vương nhìn từ trên cao (đường)
415036_116416975161501_100003795966835_91918_1157095695_o.jpg

Trước của dinh nhà Vương với những hàng Sa mộc như những người lính canh
466074_116418198494712_100003795966835_91935_291801305_o.jpg

459121_116417511828114_100003795966835_91926_2023246591_o.jpg

Nghĩa trang ngay trước khu di tích
459750_116417878494744_100003795966835_91930_895171737_o.jpg

Mộ ông Vương Chí Thành
DSC_0236.jpg

Đoàn HTPH
DSC_0242.jpg
 
Lối vào nhà!
412019_116421218494410_1995444688_o.jpg

Bức hoành phi "Biên chính khả phong"
469918_116420941827771_100003795966835_91991_1334912727_o.jpg

Bệ cột bằng đá hình quả anh túc (nghe nói để đục hoa văn và đánh bóng mỗi cột hết 1000 đồng bạc)
457538_116420731827792_100003795966835_91988_234296060_o.jpg

Vật dụng trong nhà
475748_116418985161300_100003795966835_91951_864058962_o.jpg

Thuốc phiện, được chứa trong phòng để thuốc phiện (đối diện với phòng chứa vàng bạc, châu báu)
456747_116419655161233_100003795966835_91964_1284742778_o.jpg

Các cô nô tỳ trong Vương phủ =))
473328_116420521827813_100003795966835_91984_1007998460_o.jpg
 
Từ cái nơi Rừng thiêng nước độc của vùng cao biên giới này chúng tôi đã thật bất ngờ khi gặp đoàn xe đạp của nhà Ê Mông.hộ thật là những con người phi thường khi họ vượt qua những con đèo những ngọn núi chỉ bằng những chiếc xe đạp động cơ chạy bằng mồ hôi đó ạ,Chúng tôi tạm biệt Dinh nhà Họ Vương và lên đường đi cột cờ Lũng Cú nơi cực bắc của Tổ Quốc thân yêu này trên đường đi chúng tôi đã đón thêm 1 ôm Pro nữa đó là Nikio.Cô đã thật kiên cường và nghị lực khi vượt qua quãng đường gần 400 Km bằng Ô Tô để đuổi theo đoàn,Khi gặp đoàn cô gái đã reo mừng lên như quên hết sự mệt mỏi của cả 1 ngày 1 đêm trên những chiếc xe chật cứng ngườiddeerd đuổi theo đoàn,trên đường đi cô đã đá mấy trận bóng giữa Livephun gặp Asenon.vậy là có kẻ không còn buồn ngủ nữa vì có một ôm pro đi cùng xe hình ảnh của đoàn khi đủ mọi người lên Lũng Cú
DSC_0384-1.jpg

DSC_0357.jpg
 
Trên đường đi lên cực bắc của tổ quốc chúng tôi đã không khỏi ngỡ ngàng vì cảnh đẹp của quê hương với những sự cố gắng phi thường của con người với những ruộng bậc thanh cao chót vót trên đỉnh núi mà tôi nghĩ đên tôi leo không lên cũng đã chẳng đủ sức để xuống mà người dân bản địa hõ vẫn trồng cấy được trên đó
DSC_0305.jpg

DSC_0297.jpg

Khi lên đến đúng đỉnh cực bắc thì chúng tôi rất vui và tự hào nhưng chúng tôi còn bất ngờ hơn khi không lâu sau đó đoàn đạp xe của nhà Ê Mông cũng đã đi đến nới này,với những con đèo dốc và cao đến chiếc xe Wave s 110 của tôi chạy khi chở tôi và 1 ôm nữa còn ì ạch từng bước và gào lên trên vùng đất này khi nó tiến lên những đỉnh đèo với những đoạn uốn lượn quanh co,rồi tôi còn chưa kịp thở khi leo lên những bậc thang của cột cờ cực bắc thì đoàn đạp xe đã vác cả xe để leo lên đến cái chân cột cờ này,với chiếc xe này họ đã đạp rất nhiều cay sô qua những đỉnh đèo lớn cao chót vót và còn đủ sức để mang chúng lên đây khi mà chúng tôi mang cáithaan lên cũng đã là quá vất vả
DSC_0416-1.jpg
 
Khi chúng tôi lên đến cái vùng đất biên giới địa đầu này mới thấy mình còn thật là những người hạnh phúc hơn những người dân và trẻ em bản địa ở đây rất nhiều,khi nhìn những đứa trẻ vãy chào chúng tôi nhưng khi mới đầu chúng tôi chỉ thấy vui mthooi nhưng không dừng lại đến khi chúng tôi nghe thấy nói "kẹo kẹo" thì khi đó chúng tôi mới hiểu và dừng lại cho chúng kẹo,nhưng thật tiếc khi chúng tôi đã mang quá ít kẹo để cho chúng hình ảnh này mới thấy chúng ta và con cháu chúng ta còn đang rất sung sướng và hạnh phúc và chúng ta hãy quý trọng những điều đó hơn bao giờ hết
DSC01023.jpg

DSC01054.jpg

từ trên đỉnh cực bắc này nhìn thấy những khung cảnh thơ mộng như trong tranh vẽ của nước non mình những bức ảnh của chúng tôi chụp chưa được chuyên nghiệp lắm nhưng âu đó cũng là để ghi lại những kỷ niệm và hình ảnh của quê hương
DSC01076.jpg
 
Ảnh từ cực bắc và hoàng hôn trên cực bắc;Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi
DSC01073.jpg

Ảnh pararoma từ đỉnh cựu bắc
DSC01077.jpg

Hoàng hôn trên cưucj bắc
DSC01090.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,090
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top