IC xe Future Neo đó bác. Không hiểu con này nó đổ bằng keo gì mà khi còn nguyên con lấy móng tay bấm cái bụng nó mềm xèo
. Nhưng khi đục ra nó vỡ vụn ra như đá dăm vậy.
Cái biến thế đó là biến thế xung mà bác. Với công nghệ điện tử bây giờ đâu có cách gì nâng áp nguồn điện 1 chiều lên vài chục đến vài trăm lần mà không dùng mạch dao động với biến thế xung?
.......................................
Nghiên cứu sâu về Ic thì cũng có nhiều cái hay nhưng cái đó thuộc đam mê riêng chứ cũng không áp dụng được gì nhiều cho việc bảo dưỡng và sử dụng xe.
Cơ bản là việc Ic , cuộn kích ,cuộn nguồn...,có thể thay thế và lắp lẫn cho nhau được không?
Cái này chắc em phải góp cho mỗi con linh kiện 1 ít thông tin vậy
Đầu tiên là về cụm CDI hay Ic:
Như đã nói ở trên Ic làm nhiệm vụ đánh lửa, nó sử dụng 2 loại nguồn cung cấp cho 2 loại riêng biệt.
Loại nguồn 1 chiều thì chắc chắn là 12V vì tuyệt đại đa số xe máy bây giờ từ 50cc đến 2000cc đều dùng bình accu 12V.
Và loại Ic này nếu không có bình accu nhưng sạc còn hoạt động tốt thì đạp máy vẫn nổ được. Loại này không có dây chạy lên chìa khoá để tắt máy vì nó lấy dây nguồn sau công tắc máy.
Xu hướng hiện đại các loại xe đời mới đều chuyển qua dùng loại IC này vì ưu điểm đánh lửa mạnh ở ga nhỏ do điện áp cung cấp cho nó không phụ thuộc vào tua máy.
Tất cả các xe đang dùng Ic điện máy đều có thể chuyển sang dùng Ic điện bình mà không phải thay đổi các linh kiện khác chỉ cần vài thao tác đấu dây lại là xong.
Nếu đi phượt đuờng rừng núi,vùng sâu,vùng xa hoang vắng thì xe chạy Ic bình chỉ cần thủ theo 1 con sơ cua là yên tâm mà vi vu vì thao tác thay thế nó cực kì đơn giản.
Loại thứ hai là dùng nguồn cung cấp từ mâm điện. Trong mâm điện sẽ có 2 hệ thống cuộn dây riêng biệt, 1 xuất ra điện áp khoảng trên 12V để cung cấp cho điện, đèn, còi với cả sạc accu . Cái này tôi sẽ nói rõ hơn ở bài khác.1 cuộn phát ra điện áp khoảng vài trăm Vôn, tuỳ theo tua máy mà nó dao động từ tối thiểu khoảng 5,7 chục Vôn đến tối đa dưới 400V vì hầu hết những linh kiện cấu thành IC đều có điện áp làm việc dưới giới hạn này.
Và Ic nó chỉ lấy 1 bán kì dương của nguồn để hoạt động còn bán kì âm sẽ tiếp Mass qua 1 con Điốt , vì lẽ đó cho nên nếu ta đo dây nguồn bằng đồng hồ VOM thông thường sẽ không cho kết quả chính xác, thường là số đo sẽ rất thấp.
Ic loại này sẽ có 1 dây để tắt máy từ Ic chạy thẳng lên chìa khoá chính. Khi tăt mày là ta nối Mass cho nó làm mất nguồn cung cấp nên mất lửa,tắt máy
Loại Ic này ngoài thị trường thì vô thiên lủng từ vài chục ngàn đến năm bảy trăm ngàn đều có .
Theo kinh nghiệm bản thân tôi thì gần như tất cả thông số nguồn cấp,điện áp kích ,tổng trở xuất ra Bobin của gần như tất cả Ic dùng điện máy là như nhau. Vì cùng dùng những linh kiện giống nhau, nên có thể hoán đổi cho nhau vô tư nếu trong cùng dòng phân khối, chỉ có khác biệt chút ít về chân cắm mà ta có thể dễ dàng đấu lại.
Khác biệt duy nhất và cũng là lớn nhất của các con Ic là
hệ thống điều khiển đánh lửa sớm được thiết kế riêng cho từng dòng xe hay từng dải phân khối khác nhau là rất khác nhau. Nên nếu ta đem con Ic của xe 400cc mà lắp vào xe 100cc hay ngược lại, hoặc đem con Ic của xe 1 máy mà gắn cho xe 2,4 máy...,thì sẽ không đảm bảo dù nhiều trường hợp nó vẫn nổ.