Lâu lắm rồi mới lang thang tối Hà Nội, lên cầu Long Biên, gió sông Hồng mát rượi, dòng người thật đông đúc nó lại nghĩ đến cầu Nhật Lệ, cầu Tràng Tiền, kể cho bạn nghe một chút về chuyến đi, tự nhiên thấy nhớ tất cả nhất là xế của mình và cả leader nữa. Len lỏi trong các con phố lại nhớ Huế với những lời so sánh của xế, nhìn phố nào cũng thấy Huế giống Hà Nội. Có thể đó là tình yêu Hà Nội của xế nên đi đâu cũng thấy Hà Nội. Còn nó không có tình yêu nào cho Hà Nội cả, chắc tại nó tham lam vì nó quá nhiều tình yêu rồi không không còn khoảng trống cho Hà Nội nữa, nó yêu biển, yêu rừng, yêu những con đường mình từng đi qua, yêu những người bạn cho nó những hành trình mới, không yêu Hà Nội nhưng chắc sẽ không bỏ được Hà Nội đâu nhỉ.
Sau khi tỉnh táo và được tiếp sức bẳng một túi nước mía ven đường ( các em bán nước ở đây rất xinh đấy làm mấy xế nhà mình lưu luyến lắm ) cả đoàn tiến thẳng vào lăng Minh Mạng còn leader ở lại để tìm thuyền xuôi sông Hương vào Huế.
Nói qua một chút về lăng Minh Mạng nhé
Lăng Minh Mạng thuộc địa phận núi Cẩm Kê, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, Huế, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch tạo thành sông Hương chảy qua Thành phố Huế. Lăng cách Thành phố Huế 12km.
Tháng 4/1840, vua Minh Mạng đổi tên núi Cẩm Kê thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Lăng được khởi công xây dựng vào tháng 9/1840. Đến tháng 1/1841 công trình đang xúc tiến thì Minh Mạng lâm bệnh mất, vua Thiệu Trị lên nối ngôi và tiếp tục cho xây dựng lăng theo đúng thiết kế cũ.
Tháng 8/1841 thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành.
Đến năm 1843 thì việc xây lăng mới hoàn tất. Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc qui mô gồm khoâng 40 công trình lớn nhỏ gồm Cung điện, Lâu đài, Đình… tạ được bố trí cân đối trên một trục dọc từ Đại Hồng Môn (ở ngoài cùng) tới chân tường của La Thành sau mộ vua. Các công trình được phân bố trên ba trục lớn song song vói nhau mà đường Thần Đạo là trung tâm. Tổng thể của lăng được chia ra:
Đại Hồng Môn: là cổng chính vào lăng. Cổng có 3 lối đi với 24 mái lô nhô cao thấp và các trang trí rất đẹp. Cổng chính chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào lăng, muốn ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.
Bi Đình: sau Đại Hồng Môn là sân rộng, có 2 hàng tượng quan viên, voi ngựa. Bi Đình nằm trên đồi Phụng Thần Sơn, bên trong có bia “Thánh Đức Thần Công” do vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vưa cha.
Khu vực tẩm điện: (nơi thờ cúng vua): đi tiếp là sân triều lễ được chia làm 4 bậc. Mở đầu khu vực tẩm điện là Hiểu Đức Môn; điện Sùng Ân nằm ở trung tâm thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu. Hoàng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện và ngát thơm hoa đại.
Lầu Minh Lâu: đi tiếp qua ba cây cầu Trung Đạo (giữa), Tả Phụ (trái), Hữu Bật (phải) bắc qua hồ Trường Minh là đến lầu Minh Lâu (lầu sáng) xây dựng trên quả đồi có tên là Tam Đài Sơn. Toà nhà có hình vuông, hai tầng, tám mái. Hai bên Minh Lâu về phía sau là hai trụ biểu dựng trên hai quả đồi Bình Sơn và Thành Sơn. Phía sau Minh Lâu là hai vườn hoa hình chữ Thọ đối xứng nhau qua đường Thần đạo.
Bửu Thành: (thành quanh mộ): hồ Tân Nguyệt hình trăng non ôm lấy Bửu Thành hình tròn nằm ở giữa. Qua cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua hồ Tân Nguyệt có 33 bậc đá thanh là đến nơi yên nghỉ của nhà vua nằm giữa trung tâm quả đồi mang tên Khai Trạch Sơn được giới hạn bởi Bửu Thành hình tròn.
Tiểu sử vua Minh Mạng (Nguyễn Phúc Đảm): Minh Mạng tên huý là Nguyễn Phúc Đảm, sinh ngày 23 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789), là con thứ của Gia Long. Tháng giêng năm Canh Thìn (1820), Thái tử Đảm lên ngôi Vua, niên hiệu là Minh Mạng.Vua Minh Mạng có tư chất thông minh, hiếu học.
Hi toàn những thứ nhờ có chuyến đi này mà nó phải tìm hiểu để hiểu rõ hơn về nơi mình đã đi qua. Lúc này một loạt ảnh với đủ tư thế được trình diễn này
Đang hào hứng là thế thì nhận được tin của leader không có thuyền xuôi sông Hương vào Huế, mọi cảm xúc trôi tuột mất và bắt đầu nhăn nhó, kêu ca ( xấu tính thật - có ai muốn như thế đâu nhỉ ) vậy mà nó như đứa trẻ bị giật mất món đồ chơi mà mình yêu thích nên thế làm vài xế phải lên tiếng, cũng may lúc đó leader còn chưa kịp vào lăng, kaka, nếu không nghe nó phàn nàn chắc cũng áy náy lắm đấy ( nó chỉ suy đoán theo ý mình thôi nhé ).Uh thì nhờ có thế mà không phải vội vàng hấp tấp nữa, cứ thong thả vậy thôi. Giờ gõ những dòng này nhớ đến lời em H nói, các ôm nhà mình làm mẫu chán quá nên các xế phải chụp mẫu ngoài nhìn đến là tội - cũng đúng nhìn lại cũng có thấy ai xinh xắn đâu ngoại trừ thủ quỹ cơ mà đó lại là mẫu riêng mất rùi - lại tự an ủi mình con gái mà xinh thì chẳng ai đi phượt cả - haha học tập AQ một chút nhỉ. Thỉnh thoảng cuộc sống khó khăn và bế tắc nó toàn tự làm phép thắng lợi tinh thần như nhân vật AQ trong AQ chính truyện của Lỗ Tấn để cuộc sống nhẹ nhàng hơn thôi mà, uh cứ cho như thế là dở hơi cũng được có sao đâu miễn mình thấy thoải mái là được.
Mẫu nhà
Này thì mẫu ngoài luồng này ( Nhìn xinh phết )
Ảnh A.Quang
Chả biết cả đoàn say mê điều gì mà quên mất cả thời gian đến nỗi bảo vệ ở đó phải gọi dọa đóng cửa không cho ra nếu không ra nhanh nữa cơ
Rời khỏi lăng Minh Mạng với một chút mưa nhỏ cả đoàn tìm đường vào thành phố và chỗ nghỉ ngơi để tối tiếp tục khám phá Huế