What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - những ngày đông rực nắng

Như vậy, cuối cùng tôi đã đặt chân đến Ấn Độ một ngày mùa đông nắng vẫn còn vàng óng, vẫn tươi màu rực rỡ. Hành trình dài đăng đẵng lần này, tôi không thật sự nghĩ là sẽ thực hiện được ngay từ lúc bước chân lên đường. Đã hơn 2 tháng xa quê, xa nhà, xa bè bạn,… con đường độc hành lang thang qua nhiều vùng đất mơ ước, nhiều học hỏi, nhiều khám phá… có lắm điều hay ho nhưng cũng nhiều khi buồn tê tái. Không biết đã có bạn nào một mình lang thang từ Saigon đến Ấn Độ, chỉ bằng đường bộ hay chưa, nhưng tôi rất vui vì cuối cùng mình đã làm được điều mà-tôi-đã-từng-nghĩ-là-mình-sẽ-không-bao-giờ-làm được – thực hiện được chuyến đi hoàn toàn bằng đường bộ từ Việt Nam đến Ấn Độ.


PB170780-1.jpg

Vẫy tay chào Nepal những ngày thu xanh, tôi một mình lầm lũi len lỏi qua dòng người đông đúc đi kiếm chuyến xe về Gorakhpur.


Một mình lặng lẽ rời Saigon vào một đêm mưa cuối mùa tầm tã, tôi không ra Bắc để tiện đường sang Trung Quốc mà lại bắt đầu hành trình này bằng chuyến xe đêm đi Gialai, để từ đó sang Lào. Từ Nam Lào những ngày mưa mù, tôi chôn chân ở Siphandon những hoàng hôn rực lửa, rồi mải miết trượt dài đến Bắc Lào để sang vùng Xinhuabanna, Vân Nam, Trung Quốc. Lang thang mê mải vùng Vân Nam, Tứ Xuyên trong những ngày mùa thu vàng mù sương cao nguyên tuyệt đẹp … cũng là thời gian tôi chờ đợi, chuẩn bị cho hành trình mơ ước lên Tibet – chuyến đi mà tôi đã chuẩn bị nhiều lần trước đây những đến lúc này vẫn chưa thực hiện được.


PB180876-1.jpg

Một buổi sáng yên bình ở Kushinagar, Ấn Độ, nơi Đức Phật nhập cõi Niết Bàn – đây là nơi được cho là đã làm lễ hỏa táng Đức Phật.



PB191020-1.jpg

Những gì còn lại ở Sarnath, Varanasi, nơi Đức Phật thuyết giảng kinh kệ cho chúng sinh


Cuối cùng, chuyến tàu Thành Đô – Lasha cũng đưa tôi đến được miền đất của các chư thiên – Tây Tạng huyền bí. Choáng ngợp với một Tây Tạng hùng vĩ về thiên nhiên, huyền bí về tâm linh, chân tình mộc mạc trong cuộc sống của người bản xứ… với quá nhiều điều hay ho, mà một chuyến đi ngắn ngủi chỉ để mở đầu cho những mơ ước kế tiếp, tôi tìm đường sang Nepal trong những ngày thu xanh vời vợi, để rồi lại bị mê mệt, đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và tình người nồng hậu nơi đây.


PB190936-1.jpg

Rắc tro trên sông Hằng – để thỏa ước nguyện của những người không được hỏa táng bên bờ sông thiêng.


PB241683-1.jpg

Một sáng mai sớm ở Chùa Vàng – Thánh địa của đạo Sikkim, ở Amrista[/I]


PB221265-1.jpg

Thánh đường Hồi Giáo ở Delhi



PB260162-1.jpg

Tham dự một lễ cưới lúc 1 giờ sáng ở Agra – tự nhiên được mời!


Lần khân mãi, rồi cuối cùng tôi cũng rời Nepal và đặt chân được lên đất nước Ấn Độ vào một ngày mùa đông nắng vẫn tràn ngập, vẫn mênh mang khắp chốn… Như vậy, tôi đã đến Ấn Độ một cái nôi của văn minh nhân loại, một đất nước của huyền thoại, xứ xở của nhiều điều kỳ bí và cả nhiều mâu thuẫn…để bắt đầu hành trình hăm hở khám phá mới – dù đây không phải là lần đầu tôi đến Ấn Độ.


(tbc.)
 
Last edited:
Sáng lấp lánh giọt lệ trần gian Taj Mahal – 6

(cont.)


Nói gì thì nói, dù biết rằng Taj Mahal đẹp mơ màng trong sương, nhưng khi nắng đã lên, “tòa” lăng mộ này càng trở nên lộng lẫy vô ngần. Ngẩn ngơ nhìn bóng nắng từ từ lướt qua Taj Mahal, như đem lại sức sống rạng ngời cho tòa cẩm thạch trắng, như đánh thức giấc ngủ vùi trong sương mây của tòa lâu đài lộng lẫy, bạn chợt ngỡ ngàng – sao mình đã vội vã phụ tình một Taj Mahal huyền hoặc trong sương để mụ mị với Taj Mahal lộng lẫy trong nắng.


PB260079.jpg



PB260076.jpg

Ngời sáng trong nắng mai


PB260061.jpg

Huyền bí qua những khung cửa vòm mê hoặc.


Vẻ đẹp của kiến trúc Mughal, đặc biệt là của Taj Mahal được tôn lên rất nhiều nhờ kiến trúc đối xứng của nó. Nhờ đó, ở nhiều góc khác nhau, bạn vẫn thấy vẻ đẹp gần như giống nhau do các công trình đối xứng nhau này. Chỉ khác ở một điều là nhờ vào bóng nắng, bạn mới biết là bạn đang ở góc nào của tòa lăng diễm lệ này.


PB260063.jpg

Ở một góc, nắng còn lảng bảng chút sương hồng, Taj Mahal càng lộng lẫy.​


(tbc.)
 
Sáng lấp lánh giọt lệ trần gian Taj Mahal – 7

(cont.)


Gọi là lăng mộ nhưng nhìn Taj Mahal giống một lâu đài hơn. Vẻ lộng lẫy của Taj Mahal thì quá nhiều người nói, điều bpk thích là sự thay đổi màu sắc rất thú vị của “tòa” lâu đài diễm lệ này, nhờ vào kiến trúc bằng cẩm thạch của nó.


PB260034.jpg

Khung cửa cẩm thạch sáng lạnh khi ánh dương chưa lên


PB260035.jpg

Rồi rực sáng khi nhuốm nắng đầu ngày


PB260044.jpg

Rồi sáng rực khi nắng đã vàng​


Khác với các kiến trúc Mughal chính là đá sa thạch đỏ (vẫn được dùng để xây dựng các công trình, đền đài khác trong khuôn viên Taj Mahal), lăng mộ chính lại được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng, nghe đâu là chở đến từ Rajasthan xa xôi, được chạm khắc ngọc bích, hồng ngọc, đá quý… từ khắp nơi trên thế giới chứ không chỉ châu Á. Chính đá cẩm thạch trắng mới có thể làm “giọt lệ thiên thu” này thay đổi sắc diện huyền ảo vào những thời khắc khác nhau trong ngày, trong năm này. Lâu đài trắng toát khi nắng chưa lên hay trong ánh trăng đêm huyền hoặc (chỉ nghe nói, hix!), sẽ chợt vàng nhè nhẹ rồi vàng óng ánh, rồi hồng lên, rồi đỏ ửng, rồi lại sáng rực trắng trong… vào các giờ khác nhau, các mùa khác nhau, các bầu trời khác nhau…. Dĩ nhiên là tôi không may mắn chạm vào được nhiều thời điểm nhưng cũng may mắn bắt gặp vài khoảnh khắc tuyệt vời của những cung bậc màu sắc Taj Mahal – như tôi tự an ủi mình vậy.


(tbc.)
 
Sáng lấp lánh giọt lệ trần gian Taj Mahal – 8

(cont.)


PB260027.jpg

Họa tiết tròn trên đá cẩm thạch


PB260041.jpg

Họa tiết “dài” trên đá cẩm thạch, đã có chút nắng


PB260028.jpg

Họa tiết vuông cũng trên đá cẩm thạch nhưng đã có màu vàng ấm của nắng mai


PB260039.jpg

Đá quý chạm khắc trên cẩm thạch


Lăng có kiến trúc bát giác cân chứ không phải bát giác đều vì các cạnh vát của lăng ngắn hơn các cạnh chính có cửa ra vào. Kiến trúc cao hơn 75m với phần vòm hình những đóa sen nụ. Phần mộ của hoàng hậu Mumtaz Mahal bên trong lăng được chạm khắc đến 43 loại kim cương, đá quý khác nhau. Xung quanh là các cửa sổ hay cửa ra vào bằng đá nguyên khối hình vòm đều được chạm nổi hay khắc chìm rất tỉ mỉ, công phu. Các kiến trúc đều tạc vào các khối cẩm thạch nguyên, tạo thành những chi tiết tinh vi như những bông hoa nổi tinh xảo mềm mại hay các rèm đá cẩm thạch trắng trong mỏng tênh mong manh. Trần của mái lăng còn được cẩn khắc đá quý nhiều màu lóng lánh rực rỡ trên đá cẩm thạch trắng ngần.


(tbc.)
 
Sáng lấp lánh giọt lệ trần gian Taj Mahal – 9

(cont.)


PB260056.jpg

Họa tiết vuông trên đá sa thạch đỏ - lúc chưa có nắng


PB260055.jpg

Họa tiết vuông trên đá sa thạch lúc đã có nắng


PB260057.jpg

Họa tiết “dài” trên đá sa thạch


PB260059.jpg

Họa tiết tròn trên đá sa thạch


Mặt ngoài Taj Mahal còn nổi bật bởi các dòng chữ được chạm khắc pishtaq đặc biệt. Kỹ thuật này là các chữ phía dưới được chạm khắc nhỏ và càng lên cao càng to dần, để khi nhìn chúng ta có cảm tưởng là chúng bằng nhau – quá tài tình. Quanh đền còn có các đoạn kinh Koran được chạm khắc bằng đá màu và cẩm thạch. Người ta cho rằng chính vị kiến trúc sư trưởng tài ba đã đích thân chọn những đoạn kinh này.



………………………………
………………………………


Tôi miên man trong Taj Mahal, mê mải nhìn ngắm lúc xa xa, tỉ mẩn sờ sẩm lúc cận kề, thỉnh thoảng áp mặt vào đá cẩm thạch lạnh ngắt mong nghe tiếng gọi nào từ nghìn xưa… thẩn thờ lúc sương quấn, bồi hồi lúc nắng lên, bối rối lúc nắng xuyên rực rỡ qua mái đổ từng giọt kề bên… mãi đến khi những đoàn người ồ ạt kéo về làm náo động Taj Mahal, tôi buộc mình phải ra đi.



PB260025-1.jpg

Thánh đường đã sáng rực trong nắng


PB260026.jpg

Tòa nhà jawab cũng rực rỡ không kém phần


Giờ đây nắng đã lên, tuy vẫn nhờ nhờ trong khói bụi Agra nhưng cũng sáng ngời Taj Mahal và những tòa tháp khác…


PB260081.jpg

Tôi rời Taj Mahal khi nắng đã lên cao, người đã ồn ã kéo về. Chiều nay, tôi sẽ quay lại, tôi hứa, tôi thề!​


Tạm xa nhé Taj Mahal, chiều gặp lại!
 
Kỳ này bạn backpackervn có đi bang Jammu & Kashmir không ? Tớ nghe tây nó đồn rằng vùng núi Ladakh của bang đó mới là nơi bảo tồn được nguyên vẹn nhất nền văn hoá Tây Tạng, chứ không bị Hán hoá nhiều như quanh Lhasa bên Tàu . Vùng đó có đủ cả núi cao, hồ nước, tu viện ....
 
Kỳ này bạn backpackervn có đi bang Jammu & Kashmir không ? Tớ nghe tây nó đồn rằng vùng núi Ladakh của bang đó mới là nơi bảo tồn được nguyên vẹn nhất nền văn hoá Tây Tạng, chứ không bị Hán hoá nhiều như quanh Lhasa bên Tàu . Vùng đó có đủ cả núi cao, hồ nước, tu viện ....

Em cũng nghe kể thế :)
Nhưng vùng đó chỉ accessible có 4 tháng/ năm thôi, từ tháng 7 đến tháng 10 khi tuyết tan và đường thông. Các tháng khác thì chỉ đến được bằng máy bay, muốn di chuyển đến các điểm xung quanh thì chỉ có đi bộ :)

Hí hí tháng 7/2010 này có bạn nào máu đi không?
 
Rực rỡ Agra – 1

@ Anh Già, bpk chưa được đi đến đó. Cám ơn thông tin của bạn! Bpk có nghe về vùng Kashmir, cũng muốn đi, nhưng nghe bắn nhau đùng đùng với Pakistan ở đó nên cũng hơi ớn. Bây giờ, nghe bạn nói về những thông tin này, hy vọng chuyến đi Ấn Độ sắp tới (nếu có), bpk sẽ tranh thủ. Ấy dà, còn nhiều chỗ hấp dẫn quá! Bao giờ cho đến Tháng Mười…!!!

@ r0sy, nếu vậy, bạn nên chọn cỡ tháng 10 để đi thì tốt vì mùa hè ở Ấn nóng lắm. Đi cỡ tháng 10 thì kết hợp đi được vùng Bắc Ấn và cả Trung, Nam Ấn luôn. Bạn mở riêng một topic rủ rê đi, thế nào cũng có đá, đủ xây nhà lầu!!!
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::


Một số thông tin cơ bản trong các sub-topic này có nguồn từ wiki & L.P​



Agra, Agra, Agra… đâu chỉ có Taj Mahal! Agra còn nhiều “đứa con” khác, cũng lộng lẫy vô ngần nhưng vì đứng cạnh con gái rượu Taj Mahal nên các anh chị em đó hơi bị lu mờ. Thế nhưng – không phải phụ tình Taj Mahal ngay khi vừa quay lưng – tôi thấy những di tích khác của Agra cũng có những nét đẹp riêng, không thua kém Taj Mahal chút nào đâu!


Từ Taj Mahal ra, dĩ nhiên là phải đi pháo đài Agra rồi, còn biết đi đâu nữa. Không phải vì danh phận của pháo đài Agra chỉ kém sau Taj Mahal mà vì 2 bên gần kề nhau, cách nhau có 2,5km. À, cách tôi đi đến đó mới vui, mà tôi cũng nghiệm ra là luật “nhơn quả” sẽ xảy ra ngay, chứ chẳng cần đợi lâu đến kiếp sau đâu (!?). Tám chút, bạn nào rảnh rỗi đọc cho vui. Số là lúc rời Taj Mahal, tôi liền “mưu tính” cho việc quay lại miễn phí chiều nay, vì vé chỉ cho ra vô có 1 lần, mà rất đắt. Thế là lúc ra cửa, giả đò nhăn mặt ôm bụng rồi nói với anh gác cổng “tao đau bụng quá, quên đem theo thuốc, để quên ở nhà trọ, cho tao về lấy, rồi lát tao quanh lại, mày ghi vài chữ vào cái vé giúp tao…”. Anh ấy thương tình ghi vài chữ vào cái vé. Tôi lủi thủi đau đớn lết ra cửa (trời ơi, xấu hổ quá!). Hết tập 1. Ra đến cửa, trả giá xong, tôi leo lên 1 chiếc rickshaw đạp. Anh ku tài xế xe lúc đầu đồng ý giá thấp, đi một đoạn bắt đầu giở giọng ép giá, “nếu không được tao bỏ mày giữa đường cho mày lạc, mày đón xe khác cũng không được…”. Bớt giỡn đi chứ anh ku! Thế là anh chàng dừng xe, “ý là cho mày đi lạc chết luôn”… và tôi bị quăng cái bịch giữa đường phố Agra nóng sôi sùng sục người xe giăng mắc loạn xị xà ngầu.


PB260091-1.jpg

Ôm quanh thành Agra là 1 công viên. Từ đây, tôi thẳng hướng vào chân thành và men theo đó mà đi.


PB260095-1.jpg



PB260096-1.jpg

Tường thành Agra và hào sâu bao quanh​


Lang thang đi bộ trên hè, tôi vừa đi vừa nghĩ, “đúng là mày bị trả báo, mày mới lừa người ta, bị lừa lại là đáng rồi, còn nhăn nhó gì nữa”. Nghĩ thông suốt xong (!?) thấy lòng thư thái, bắt đầu ung dung đi bộ, vừa đi vừa hỏi đường hướng đến thành Agra. Hết tập 2, cũng hết luôn chuyện “tám”. Nhưng mà nhờ vậy, tôi lại có những khoảnh khắc và tấm hình là lạ mà ít người có, nếu đi xe đến thăm pháo đài Agra (mà ai đến đó lại chẳng đi xe!). Đó là khoảng thời gian tôi đi men theo tường thành, men theo con hào bao quanh ngôi thành hoành tráng… mà chỉ có 1 mình tôi đi… vừa đi vừa soi mói tìm chỗ lạ chụp hình để ghi dấu việc đi bộ vòng quanh thành Agra của mình. Đến lúc tôi vạch lá, leo dốc băng lên cổng thành, lại một phen mọi người kinh ngạc nhìn, “không biết thằng ku này mọc từ đâu ra mà đi đường này?”.


PB260093-1.jpg

Cận cảnh 1 lô cốt trên thành. Lô cốt mà cũng có dát cẩm thạch nữa hén!


PB260094-1.jpg

Cận cảnh 1 khúc tường thành Agra nhìn từ bên ngoài – bạn có thấy các lỗ nho nhỏ để bắn súng


PB260097.jpg

Và bây giờ tôi đã lọt vào trong thành rồi – hùng vĩ chưa???!!!​



(tbc.)
 
@ Anh Già, bpk chưa được đi đến đó. Cám ơn thông tin của bạn! Bpk có nghe về vùng Kashmir, cũng muốn đi, nhưng nghe bắn nhau đùng đùng với Pakistan ở đó nên cũng hơi ớn.


Vùng Ladakh của Kashmir sát biên giới với Tàu nên khá yên ổn hơn vùng giáp với biên giới Pakistan .
 
Rực rỡ Agra – 2

@ Anh Già, cảm ơn thông tin của bạn. Thực ra vùng Leh thì bpk có đọc tới trước đó rồi, cũng mong có dịp đến đó, nhất là gần đây lại đọc thêm thông tin chi tiết về vùng Ladakh mà bạn nói đến.
::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::


(cont.)


Thành Agra còn có tên Pháo đài Đỏ, Lal Qila… là nơi hầu hết những vị vua Mughal như Babur, Humayun, Akbar, Jehangir, Shah Jahan, Aurangzeb đã từng sinh sống và nơi đây cũng đã từng là kinh đô của Ấn Độ trong nhiều thế hệ. Nơi đây, lúc trước chỉ là một pháo đài gạch, được đề cập trong sử sách từ năm 1080 Công nguyên. Thành này thuộc về các Sultan cho đến khi rơi vào tay các Mughal, cụ thể là vua Babur, vào năm 1526. Sau đó, vua Humayun cũng lên ngôi ở đây vào 1530, và cũng chính ngài đã làm mất thành Agra vào tay vua Sheh Shah trong 5 năm, để rồi mãi sau đó mới lấy lại được khi Sheh Shah qua đời.



PB260101.jpg

Bản đồ hoàng thành Agra​


Sau khi nhận vương quốc từ vua cha Humayan, vua Akbar nhận thấy vai trò quan trọng của Agra và chọn nơi đây làm kinh đô vào 1558. Năm 1565, ông đã cho xây dựng lại thành Agra đổ nát trong vòng 8 năm với 1,440,000 công nhân để hoàn thành một kinh thành mới vào năm 1573. Nhưng lúc đó, pháo đài Agra vẫn chưa có vẻ diễm lệ hiện nay. Chính cháu nội vua Akbar, vua Shah Jahan đã đập bỏ và xây lại nhiều thứ trong thời gian ông trị vì đất nước, để xây nên thành Agra trở nên 1 hoàng thành như hiện nay, nhất là việc xây thêm những điện đài bằng đá cẩm thạch trắng – chất liệu yêu thích của ông. Nhưng cũng bi kịch thay, đây là nơi Shah Jahan bị chính con ông, vua Aurangzeb tiếm ngôi và giam ông vào một tòa lâu đài trong thành Agra, nơi ông chỉ có thể nhìn thấy Taj Mahal, lăng mộ của người vợ yêu dấu từ xa bên kia dòng Yamuna (chuyển ngữ từ wiki).


Khác với Taj Mahal được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng, thành Agra được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ rực rỡ làm cho ngôi thành một vẻ hùng tráng mạnh mẽ khác với vẻ yêu kiều diễm lệ của Taj Mahal. Và cũng khác Taj Mahal, và tội nghiệp cho ai muốn viết về nó (hix!) là trong thành Agra có rất nhiều các địa điểm, nhiều các đền đài rất khó có thể nhớ đâu là đâu khi chỉ cỡi ngựa xem hoa. Do vậy, phải vừa gõ lóc cóc, vừa tra dầu mỡ vào cái đầu đã bị hoen gỉ vì bia rượu và tuổi tác, vừa nhìn hình đoán chữ… mãi tôi mới ráp được chữ và hình. Mà chắc chắc là có lộn râu ông với cằm bà rồi. Bạn nào biết chỉ ra, đừng ném đá, tội nghiệp người đã có công gõ nghen.


PB260182.jpg



PB260099.jpg

Cổng Singh, phía nam hoàng thành Agra.


Cổng Singh, cũng là cổng duy nhất mở cửa hiện nay, trước có tên là Akbar Darwaza được xây dựng bởi vua Akbar. Vua Shah Jahal đã đặt lại tên mới để tưởng nhớ người anh hùng Rao Amar Singh của thành Jodhpur, dù lúc đó Singh là kẻ thù của nhà vua. Sự oai hùng của Singh khi tấn công thành, dù thất bại vẫn được Shah Jahan ngưỡng mộ và lấy tên người anh hùng đặt tên cho chính nơi ông đã ngã xuống. Tôi vào thành Agra cũng bằng cổng Singh, ở phía nam thành. Đi mải miết theo con đường hun hút trong thành tôi mới vào được bên trong. Rồi sau đó, tôi bắt đầu lạc trong mê cung những đền đài quyến rũ của thành Agra.


(tbc.)
 
Rực rỡ Agra – 3

(cont.)


Vào trong cổng thành, nếu nhìn thẳng, bạn sẽ thấy ngay 1 cung điện lộng lẫy bằng cẩm thạch trắng nằm xa xa qua khu vườn cỏ xanh. Kiến trúc đá cẩm thạch trắng với những cửa vòm cong quyến rũ rất quen thuộc, nếu bạn đã từng đến Delhi, đến Red Fort. Đó chính là Diwan-i-am, nhưng của hoàng thành Agra chứ không phải của Red Fort, Delhi.


PB260106.jpg



PB260105.jpg

Bạn có thấy gì quen quen, cung thiết triều Diwan-i-Am ở hoàng thành Agra đó – giống Diwan-i-Am ở Red fort, Delhi không?


PB260107.jpg



PB260108.jpg

Diwan-i-Am ở hoàng thành Agra, nhìn gần


PB260112.jpg

Các chạm khắc ở Diwan-i-Am ở hoàng thành Agra vẫn còn được giữ hầu như nguyên vẹn, còn ở Red Fort Delhi đã bị hư hại nhiều.


Diwan-i-Am, cung thiết triều để đức vua Sha Jahan tiếp kiến quần thần và thần dân trong nước. Đến đây, tôi ngỡ là vừa quay lại Red Fort ở Delhi, nhưng không, tôi còn gặp 1 cung thiết triều hoành tráng và tinh xảo hơn rất nhiều. Cũng may là tôi đi Red Fort ở Delhi trước chứ nếu đi sau sẽ cảm thấy Red Fort sao nhỏ bé so với hoàng thành Agra.


PB260110.jpg



PB260109.jpg

Bên trong Diwan-i-Am


(tbc.)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,168
Members
192,353
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top