What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - những ngày đông rực nắng

Như vậy, cuối cùng tôi đã đặt chân đến Ấn Độ một ngày mùa đông nắng vẫn còn vàng óng, vẫn tươi màu rực rỡ. Hành trình dài đăng đẵng lần này, tôi không thật sự nghĩ là sẽ thực hiện được ngay từ lúc bước chân lên đường. Đã hơn 2 tháng xa quê, xa nhà, xa bè bạn,… con đường độc hành lang thang qua nhiều vùng đất mơ ước, nhiều học hỏi, nhiều khám phá… có lắm điều hay ho nhưng cũng nhiều khi buồn tê tái. Không biết đã có bạn nào một mình lang thang từ Saigon đến Ấn Độ, chỉ bằng đường bộ hay chưa, nhưng tôi rất vui vì cuối cùng mình đã làm được điều mà-tôi-đã-từng-nghĩ-là-mình-sẽ-không-bao-giờ-làm được – thực hiện được chuyến đi hoàn toàn bằng đường bộ từ Việt Nam đến Ấn Độ.


PB170780-1.jpg

Vẫy tay chào Nepal những ngày thu xanh, tôi một mình lầm lũi len lỏi qua dòng người đông đúc đi kiếm chuyến xe về Gorakhpur.


Một mình lặng lẽ rời Saigon vào một đêm mưa cuối mùa tầm tã, tôi không ra Bắc để tiện đường sang Trung Quốc mà lại bắt đầu hành trình này bằng chuyến xe đêm đi Gialai, để từ đó sang Lào. Từ Nam Lào những ngày mưa mù, tôi chôn chân ở Siphandon những hoàng hôn rực lửa, rồi mải miết trượt dài đến Bắc Lào để sang vùng Xinhuabanna, Vân Nam, Trung Quốc. Lang thang mê mải vùng Vân Nam, Tứ Xuyên trong những ngày mùa thu vàng mù sương cao nguyên tuyệt đẹp … cũng là thời gian tôi chờ đợi, chuẩn bị cho hành trình mơ ước lên Tibet – chuyến đi mà tôi đã chuẩn bị nhiều lần trước đây những đến lúc này vẫn chưa thực hiện được.


PB180876-1.jpg

Một buổi sáng yên bình ở Kushinagar, Ấn Độ, nơi Đức Phật nhập cõi Niết Bàn – đây là nơi được cho là đã làm lễ hỏa táng Đức Phật.



PB191020-1.jpg

Những gì còn lại ở Sarnath, Varanasi, nơi Đức Phật thuyết giảng kinh kệ cho chúng sinh


Cuối cùng, chuyến tàu Thành Đô – Lasha cũng đưa tôi đến được miền đất của các chư thiên – Tây Tạng huyền bí. Choáng ngợp với một Tây Tạng hùng vĩ về thiên nhiên, huyền bí về tâm linh, chân tình mộc mạc trong cuộc sống của người bản xứ… với quá nhiều điều hay ho, mà một chuyến đi ngắn ngủi chỉ để mở đầu cho những mơ ước kế tiếp, tôi tìm đường sang Nepal trong những ngày thu xanh vời vợi, để rồi lại bị mê mệt, đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và tình người nồng hậu nơi đây.


PB190936-1.jpg

Rắc tro trên sông Hằng – để thỏa ước nguyện của những người không được hỏa táng bên bờ sông thiêng.


PB241683-1.jpg

Một sáng mai sớm ở Chùa Vàng – Thánh địa của đạo Sikkim, ở Amrista[/I]


PB221265-1.jpg

Thánh đường Hồi Giáo ở Delhi



PB260162-1.jpg

Tham dự một lễ cưới lúc 1 giờ sáng ở Agra – tự nhiên được mời!


Lần khân mãi, rồi cuối cùng tôi cũng rời Nepal và đặt chân được lên đất nước Ấn Độ vào một ngày mùa đông nắng vẫn tràn ngập, vẫn mênh mang khắp chốn… Như vậy, tôi đã đến Ấn Độ một cái nôi của văn minh nhân loại, một đất nước của huyền thoại, xứ xở của nhiều điều kỳ bí và cả nhiều mâu thuẫn…để bắt đầu hành trình hăm hở khám phá mới – dù đây không phải là lần đầu tôi đến Ấn Độ.


(tbc.)
 
Last edited:
Jaipur – ra biên cương trong một chiều sương âm u… - 2

@ Chou, lâu quá không “gặp” hén! Ừ, mới đó mà đã hơn năm rồi. Thời gian đi nhanh quá, mà chẳng làm được gì hết! Năm nay á, chỉ có nửa năm sau là “hồi tưởng” thôi, chứ còn mấy tháng đầu năm bpk vẫn “nhảy dù” đi đây đi đó chút đỉnh. Từ lúc vác cày vác cuốc đi mần thuê cuốc mướn trở lại thì phải ngồi hồi tưởng, chứ biết làm gì hơn (!). Tết năm nay á, bọn đi mần mướn như bpk hình như cũng được chủ cho nghỉ hơi lâu lâu, nên sau khi sang sông ngắm mai Tết trong vườn quê, chắc cũng tranh thủ làm 1 vòng Đông Dương quá…


@ danngoc, đã đi du lịch bụi rồi, ai lại còn để mấy cái lèo tèo như “dịch vụ”, “độ sạch”… nó làm nhụt cái đam mê của mình. Lên đường đi bạn! (Sorry bạn nhiều là bpk còn nợ bạn một việc chưa xong, sẽ cố gắng xong sớm thôi, xin hứa, xin thề…!!!)
::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::



(cont.)


Cũng ngồ ngộ, nói đến Jaipur người ta thường hay nhắc đến Pink City, vì những bức tường thành và cung điện màu hồng của nó, còn tôi thì lại nhắc đến thành Amber và 1 chiều sương gió biên cương… Chúng ta sẽ cùng khám phá thành phố thủ phủ của bang Rajasthan này nhé, để xem tôi gõ tựa đề sến và sai cỡ nào!?


Jaipur, còn được biết đến với cái tên Thành phố Hồng, là thành phố thủ phủ của bang Rajasthan, bang lớn nhất Ấn Độ, diện tích lớn hơn xứ An Nam một tý, 342 239km2. Nằm ở phía tây Ấn Độ, bang Rajasthan ôm luôn sa mạc Đại Ấn (sa mạc Thar) và giáp giới với Pakistan. Ngoài Jaipur, bang này còn sở hữu nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Jodhpur, Jaisalmer, Udaipur, Pushkar… chúng ta sẽ có dịp quay lại các nơi đó sau nghen.


Thực ra, lúc đầu tôi không thích Jaipur. Lý do là tôi còn đang choáng váng với Agra và Taj Mahal. Thêm nữa là cảm giác buồn khi chia tay bạn. Thêm nữa là hành trình nhọc nhằn và cái cách mà Jaipur “đón tiếp” tôi bạc bẽo. Thêm tý nữa là nếu chỉ gặp “Jaipur mới”, không có những di tích… bạn sẽ rất dễ dàng bỏ Jaipur mà đi.


Chuyến xe đêm lần chần mãi đến 11.30pm mới chạy và quăng tôi xuống Jaipur vắng tanh, lạnh ngắt lúc 5 giờ sáng ở 1 nơi tối thui lạ hoắc không phải là bến xe. Lần mò theo hướng ánh sáng xa xa, tôi tìm được đến bến xe Jaipur và bắt đầu định vị lại các vị trí, cung đường. Tôi uống hết 2 ly trà sữa ở quán cóc đầu bến xe, đã hơn 6am, trời vẫn tối. Gọi điện thoại đến 1 nhà trọ theo L.P, chủ nhà nói là còn phòng giá thấp, đến nơi thì nói chỉ còn phòng giá cao. Bực mình, lại vác balo đi tiếp. Đến 1 nơi khác, theo L.P, cũng bị đối xử tương tự. Lại đi tiếp, theo một chú xe ôm nhiệt tình dẫn đi thì mới OK. Nhà trọ sạch sẽ đàng hoàng, nằm trong khu chợ kim hoàn của Jaipur, cũng là khu cho dân du lịch balô, nên lúc nào cũng đông vui. Giá chỉ có 200 Rp/ngày, nên càng OK hơn nữa.


PB270335.jpg

City tour tại Jaipur, thông tin cho bạn nào không muốn tự khám phá nghen. Thấy giá cũng mềm.


Tôi bắt đầu khám phá Jaipur, Thành phố của Vinh quang, bằng cách cuốc bộ, đi theo con đường “walking tour” của L.P, nhưng để đến được điểm khởi đầu của con đường đó, tôi còn phải lội bộ dài dài qua các con phố của Jaipur. Cũng như tất cả các đường phố Ấn Độ tôi từng qua cho đến giờ (vì sau này tôi có gặp một Ấn Độ khác, không đông đúc, không ồn ã), những con phố Jaipur đông đúc, tấp nập, và bẩn.


PB270350.jpg

Chandpol Bazaar và Tripolia Bazaar nằm kế tiếp nhau bên dưới


Vào trong thành, tôi hướng đến con đường tấp nập nhất đi ngang qua khu chợ Chandpol Bazaar, rồi tiếp đến là Trpolia Bazaar để bắt đầu khám phá Jaipur từ trên cao. Tôi leo lên tòa tháp cao vút Isawari Minar Swarga Sal, nằm gần cổng Tripolia đi vào trong hoàng cung. Tòa minaret này được dựng bởi con trai của Jai Sigh, Iswari, người sau đó đã tự sát trong trận chiến với quân đội Maratha, 21 người vợ và phi tần, cung nữ của ông cũng đã nhảy vào lửa tự thiêu trong đám tang của chồng (!).


PB270348.jpg



PB270347.jpg

Jaipur bên dưới, Hồng thành và Hoàng cung xa xa


Leo mải miết trong cái cầu thang xoắn tối thui trong tòa tháp nhọn này, tôi bỏ lại Jaipur ồn ào bên dưới. Trên cao, gió mát lồng lộng, không khí im ắng, chỉ có tiếng vỗ cánh xào xạt của lũ bồ câu, chủ nhân chính thức không danh phận nơi này. Có thể gọi là vị trí cao nhất Jaipur, từ đỉnh tòa tháp bé xíu này bạn có thể phóng tầm mắt ra rất xa, thấy toàn bộ Jaipur tấp nập bên dưới, hoàng cung bên kia… và xa xa trên đồi cao là thành Amber nằm kiêu hãnh trong nắng sớm như mời gọi.


PB270338.jpg



PB270337.jpg

Xa xa, thành Amber trong nắng sớm.


Chính từ nơi này, tôi đã bắt đầu đem lòng yêu Jaipur!


(tbc.)
 
Jaipur – ra biên cương trong một chiều sương âm u… - 3

(cont.)


PB270352.jpg

Một cổng vào trong thành, gần Isawari Minar Swarga Sal nhất (còn nhiều cổng khác nữa)


Rời Isawari Minar Swarga Sal, tôi bắt đầu đi luôn vào trong hoàng thành, đi tìm cung điện hoàng gia, nhưng chưa kịp vào trong cung điện, tôi đã bị lôi cuốn bởi cái vườn thiên văn lạ lẫm nằm ngay ở con đường trước khi rẽ vào hoàng thành. Đây cũng là lần đầu tôi ghé thăm một vườn thiên văn.


PB270355.jpg



PB270356.jpg

Các “máy móc” đo thời gian trong vườn thiên văn Jantar Mantar


Những ngày xa xưa còn nhỏ, tôi cũng thường leo lên sân thượng ngồi một mình ngắm trời đêm, nhất là những đêm mùa hè nóng nực không ngủ được vì cúp điện (!). Lớn lên, may mắn được đi đây đi đó, được diễm phúc ngắm sao nơi rừng suối núi biển… tôi vẫn nhớ những ngày đếm sao lúc ngày còn dại, còn ngây đó. Chẳng biết là nhà thiên văn Jai Singh này có mê ngắm sao, đếm sao như tôi hay không (!?) mà ông đã dựng nên 1 cái vườn thiên văn đẹp lạ này. Mà chắc ông còn yêu trời sao hơn tôi vì khu vườn này, ngoài việc ngắm sao còn có ngắm mặt trời, ngắm nắng… nữa.


PB270357.jpg

Một đồng hồ mặt trời


PB270358.jpg

Một cụm các đồng hồ mặt trời và các công cụ đo thời gian khác… trong Jantar Mantar. Còn xa xa là Amber Fort.


Jantar Mantar, tên của vườn thiên văn, được Jai Singh, vị vua dòng Rajputs của vùng đất hào hùng Rajasthan, nhà chiến binh vĩ đại, cũng là nhà thiên văn tài ba, xây dựng vào năm 1728. Mới nhìn sơ qua, nơi đây giống như nhà bảo tàng hay khu trưng bày của nghệ thuật sắp đặt, với các tác phẩm vĩ đại nhưng sắc xảo… Và thực ra, nếu bạn không bỏ thêm tiền để các anh chàng tour-guide giải thích, phân tích rõ từng dụng cụ, cách sử dụng, kết quả như thế nào thì có lẽ, cũng như bpk, bạn sẽ nghĩ vậy!



(tbc.)
 
Jaipur – ra biên cương trong một chiều sương âm u… - 4

(cont.)


Đó chỉ là lúc đầu thôi. Nhưng sau khi lon ton đi sau 2 bạn khoai Tây, nghe lỏm anh HDV giới thiệu, hướng dẫn cách nhìn vào cái đồng hồ đá, nhìn lại giờ trong cái điện thoại, mới giật mình là thấy sao mà nó chính xác đền vậy mới bắt đầu rón rén đi theo sau các nhóm khách để nghe lén. Hix! Tiết kiệm cũng là cái tội…


PB270385.jpg

Giờ giấc ở “đồng hồ lớn” này gần y chang với đồng hồ trong điện thoại!!!


PB270375.jpg



PB270373.jpg



PB270377.jpg

Các “công cụ” đo thời gian khác


Những ngày này, ở Jaipur nắng dữ dội. Do trời ít ô nhiễm hơn Agra, Delhi và cũng đã gần đến vùng đá núi, sa mạc nên cái nắng ở đây rất rực rỡ. Thêm nữa, cách tô vẽ, sơn phết ở Jaipur này rất nhiều màu, do đó mọi thứ cứ sáng đến lóe mắt cả lên dưới bầu trời xanh, mà tôi rất mừng rỡ khi được gặp lại sau những ngày Agra khói bụi mù sương. Và cũng do vậy, khu vườn thiên văn này khi có nắng chiếu vào lại càng rực sáng – lại càng giống như một khu trưng bày nghệ thuật sắp đặt.


PB270381.jpg



PB270382.jpg

Vườn nghệ thuật hay vườn thiên văn


Lon ton theo chân một đoàn các em bé học sinh vào tham dự giờ ngoại khóa tại đây. Mắt tôi cũng xoe tròn như các em, nhưng theo 1 ý nghĩa khác, khi nghe, biết thêm chút chút về vườn thiên văn này. Tôi ngạc nhiên vì quá khứ rực rỡ hào hùng của Ấn Độ. Từ thời xa xưa đó, bằng những công cụ đơn giản mà các nhà khoa học đã dự báo, đã làm được bao điều. Còn bây giờ, đến Ấn Độ, bạn sẽ chạnh lòng lắm. Là cường quốc tin học, công nghệ thông tin, khoa học hạt nhân phát triển… đâu chẳng biết chứ hầu như ai đến Ấn Độ cũng sẽ chạnh lòng trước khự khốn khó và cuộc sống (chung) quá đỗi ngặt nghèo của người dân đen nơi đây. Nhất là khi đang ở trong vườn Jantar Mantar lấp lánh những ánh hào quang của tri thức, bước ra ngoài một Ấn Độ ồn ào, nhiều bụi bẩn, nhiều những ồn ã bon chen… ngoài kia…


(tbc.)
 
Jaipur – ra biên cương trong một chiều sương âm u… - 5

(cont.)


Bằng cách dựa vào sự di chuyển của mặt trời theo các mùa và dùng bóng nắng, Jai Singh đã làm ra cơ man nào là những công cụ để sử dụng theo nhiều mục đích tính toán về thời gian, tính toán đường đi của mặt trời, mặt trăng, của thiên hà…. Trong đó ấn tượng nhất là một thước đo cao 27m của 1 đồng hồ mặt trời to nhất trong khuôn viên Jantar Mantar, có lẽ là thước đo giờ chính xác nhất vì cái bóng của nó di chuyển đến dài đến 4m cho mỗi giờ.


PB270363.jpg



PB270365.jpg



PB270369.jpg

Đồng hồ lớn với “kim đồng hồ” cao 27m


Mà đâu phải ông chỉ xây 1 vườn thiên văn này đâu. Ông đã xây dựng tất cả 5 cái, ở Delhi, Varanasi,… nhưng trong đó, cái ở Jaipur này là hoành tráng nhất, được giữ gìn kỹ nhất cũng như đã được phục chế tốt nhất. Nếu bạn nào không có điều kiện đến Jaipur, cũng có thể tham quan vườn thiên văn này ở Delhi, nghe nói cũng còn khá tốt.


PB270367.jpg



PB270383.jpg

Đẹp như nghệ thuật sắp đặt – trong nắng xanh ngời


Ngồi trong bóng nắng, nhìn Jantar Mantar tôi thầm phục về tài hoa xưa của người Ấn, không chỉ có các lâu đài, lăng mộ Mughal diễm lệ mà còn rất nhiều, rất nhiều những công trình, di sản khác đã được xây dựng to lớn và tỉ mỉ, chuẩn xác từ thời xa lắc xa lơ…

(tbc.)
 
Jaipur – ra biên cương trong một chiều sương âm u… - 6

(cont.)


Rời Jantar Mantar, tôi bắt đầu thêm yêu thích thành Jaipur là lạ này. Nói nào ngay, đi du lịch (bụi) ở Ấn Độ là một trong những việc có thể giúp bạn luyện tập để trở nên “trầm tính” rất tốt. Vì nếu nhụt chí, nếu nóng lòng, nếu mau hờn nhanh giận,… chúng ta có thể sẽ bỏ qua, lướt vội qua nhiều điều thú vị hiếm gặp trên đời.


Và đây cũng là 1 việc hiếm gặp trên đời, ngồi bên cạnh các chú rắn hổ mang chúa đang phì phò nhìn thẳng vào mắt mình, muốn đớp mình một cái (!?).


Ai trong chúng ta khi còn bé lại không thích xem phim,đọc sách kể về xứ xở ngàn lẻ một đêm hay xứ Ấn Độ huyền bí với những người nghệ sĩ rong thổi sáo trên phố, dụ dỗ những chú rắn hổ mang từ trong giỏ bò ra, phùng mang trợn mắt và đu đưa lắc lư theo điệu nhạc. Nghe nói là vậy, nhưng đi Ấn từ bữa đến giờ tôi cũng chưa thấy, xem nhiều hình trên mạng cũng chưa thấy cảnh bạn nào chụp hình chung với rắn hổ mang ở Ấn Độ cả. Hơi ngạc nhiên, tôi tưởng là việc này đã thất truyền rồi, nhưng đến giờ tôi mới biết tại sao. Sợ!!!


PB270386.jpg

Người nghệ sĩ nghèo nơi góc phố, giống bước ra từ trong cổ tích


Khi vừa lơn tơn rời Jantar Mantar, tôi xông tới ngay góc thành, nơi có người nghệ sĩ Ấn đang thổi sáo dụ dỗ những chú rắn bò ra khỏi giỏ, đong đưa theo tiếng sáo dặt dìu. Người nghệ sĩ sau đó có mời gọi người xem (chủ yếu khách du lịch, trẻ con và nhất là các bạn khoai Tây) vào ngồi gần bên để chụp hình. Thấy mọi người chần chừ, tôi xông vào ngồi phịch xuống kế bên người nghệ sĩ. Lúc này, hết nhạc, mấy con rắn còn nằm ngoan trong giỏ, nên chưa thấy cảm giác gì, nhưng khi tiếng sáo cất lên, mấy cái đầu rắn bắt đầu thò ra, rồi vươn cao, rồi phùng mang, rồi cái lưỡi dài thòng lòng thò ra thụt vào, rồi phun phì phì, rồi cái đầu nó hướng về mình (có lẽ phát hiện người lạ, mùi lạ), nhìn căm hờn (!?) hay thèm thuồng (!?)… trời ơi cũng teo quá chừng luôn. Tuy vậy, tôi cũng ráng hết sức giả bộ bình tĩnh, cười mấy cái để ku khoai Tây đứng ngoài chụp hình giùm bấm tanh tách, rồi bắt đầu ngồi yên chịu trận.


PB270388-1-1.jpg

Con thì nhìn thẳng vào mặt, con thì nghía cái giò, thích cái nào thì chơi đi chứ!!! Không còn cái hình nào khác thể hiện tính
“anh hùng dũng cảm” đành cắt tới cắt lui rồi post tạm hình này lên. Hix! Màu sắc của bpk cũng sến “hài hòa” giống Ấn Độ ghê hén!!!


Pà mẹ Việt Nam anh hùng ơi, khi chú ấy thổi xong xong bài nhạc, chỉ vài phút mà tưởng chừng dài cả thế kỷ, mấy con rắn ngoan ngoãn chui lại vào giỏ tôi mới thở phào nhẹ nhõm, đứng lên từ từ (sợ đứng mạnh kích động đến chúng, chúng phóng ra làm cho một phát (!) thì toi) gửi chút tiền còm cho anh nghệ sĩ rồi dọt lẹ. Bọn khoai Tây mặt mày xanh lét cứ nói sao mày gan thế, không sợ chết à, mày… Sợ chứ, sao không, nhưng vẫn cứ mạnh miệng nói xạo với các cô chú là “tao quen rồi, xứ tao nhiều người còn cưa bom nữa chứ nhằm nhò gì mấy trò lẻ tẻ cỏn con này!”. Nghe nói, sau vụ này, các chú Hồi Giáo cực đoan khủng bố có qua Việt Nam tuyển người. Tuyển được bao nhiêu thì chưa biết, nghe nói cũng còn đang tìm, bạn nào có nhã hứng thì đâm đơn hén… Tôi thì được tuyển thẳng nhưng đã từ chối!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! :T



(tbc.)
 
Dòm bpk cũng trẻ trung trai tráng đấy chứ, khác nhiều so với tượng tượng là một bác già lụ khụ, tóc muối tiêu, chán cảnh thế thái nhân tình nên suốt ngày lang thang đây đó.hahaha.
 
Quần bác hơi bị dày, với lại đi mấy tháng không giặt thì hổ thật nó cũng sợ chứ đừng nói hổ mang :)

Em kinh nghiệm với lũ khoai tây là mình luôn liều mạng và điên rồ hơn lũ chúng nó, lũ gà tây chứ không phải khoai tây :Dam
 
Jaipur – ra biên cương trong một chiều sương âm u… - 6

@ conan! Nghĩ sao dzậy? Nghĩ sao mà bpk là “bác già lụ khụ, tóc muối tiêu, chán cảnh thế thái nhân tình…”. Bạn phải bị :T . Mà không biết có ai nghĩ dzậy nữa hông ta? Nếu dzậy phải tìm cách đính chính rồi!

@ danngoc! Nghĩ sao dzậy? Đi bụi không có nghĩa là ở dơ à nghen! Bạn nhìn cái quần còn xanh ngời của bpk mà nói là mấy tháng không giặt là sao. Bạn cũng đáng bị :T . Nói là đi bụi chứ bpk “vệ sinh an toàn” lắm đó. Trong balo của bpk lúc nào cũng có gói Omo, mà đôi lúc qua biên giới quên vứt đi, cứ bị mấy anh biên phòng tưởng là hàng trắng hoài luôn đó.
::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::


(cont.)


La cà sáng giờ cũng hơi lâu, chưa kể mấy cái đoạn tôi lội vô chợ, lê la hàng quán kiếm gì lót dạ vì từ tối qua giờ chưa ăn gì… nhìn lại đồng hồ chợt giật mình. Vội vàng tăng tốc chạy vào cung điện hoàng gia Jaipur.


Không nằm trong đế chế Mughals, vùng Rajasthan vẫn do các lãnh chúa kiêu hùng dòng Rajputs thống trị và do đó tín ngưỡng, cũng như kiến trúc ở vùng này là Hindu, chứ không phải là Mughal hay Muslim. Do vậy, chỉ từ 1 xứ sở lộng lẫy các đền đài Mughal, sau một đêm, bạn sẽ lạc vào 1 xứ sở khác, với những kiến trúc đa dạng nhiều màu sắc chứ không chủ yếu dựa trên sa thạch đỏ hay cẩm thạch trắng của kiến trúc Mughal.


Được xây dựng bởi Sawai Jar Singh II vào 1729-1732, Cung điện Hoàng gia là một phức hợp gồm nhiều lâu đài, các khu vườn, khoảng sân… Bức thành bên ngoài cung điện lúc trước được xây dựng bởi Jai Singh và cũng được phục chế, bổ sung vào đầu thế kỷ XX. Kiến trúc hiện nay của cung điện đã có thay đổi so với lúc mới xây dựng, một số yếu tố đặc trưng của kiến trúc Mughal cũng đã được đưa vào, phối trộn với kiến trúc Rajasthani ban đầu.


PB270406.jpg



PB270398.jpg

Thành hồng trong cung điện


Lịch sử lâu đời của cung điện hoàng gia gắn liền với lịch sử của thành Jaipur và các vị lãnh chúa trị vì. Bắt đầu là Jai Singh II, người trị vì thành Jaipur từ 1699-1744. Ông là người khởi xướng việc xây dựng cung điện hoàng gia ở đây, chính xác là dời từ thành Amber về vì lúc này, vương triều Mughal đang suy yếu, trong khi đó, các lãnh chúa Jajputs lại hùng cứ trời tây. Ông dời kinh đô từ Amber đến Jaipur vào 1727 cũng có thêm lý do là dân số kinh đô phát triển mạnh nhưng vùng Amber là đồi núi đá nên hiếm hoi nguồn nước. Jaipur được xem như là thành phố đầu tiên ở Ấn Độ được quy hoạch rõ ràng, hiện đại theo mô hình như ngày nay. Jai Singh đã quy hoạch Jaipur thành 6 khu vực, phân cách nhau bởi các đại lộ thẳng băng. Ngày nay, khi vào khu Old Jaipur, nằm quanh cung điện Hoàng gia, chúng ta sẽ thấy rõ điều này.


PB270418.jpg

Những hành lang hun hút trong cung điện



PB270433.jpg

Tháp đồng hồ trong cung điện, có thể thấy từ rất xa


Sau khi Jai Singh băng hà năm 1744, có nhiều xung đột diễn ra giữa các lãnh chúa Rajputs trong vùng Rajasthan. Tuy vậy, họ đều giữ được hòa khí với Anh quốc. Năm 1876, để đón tiếp 1 hoàng tử xứ Wales, tất cả các bức tường trong cung điện Hoàng gia đều được sơn màu hồng. Kể từ đó Pink City trở thành “thương hiệu” của Jaipur, và tất cả các thế hệ sau của vương triều cũng như dân chúng đều cố gắng gìn giữ điểm đặc biệt này của Jaipur. Jaipur vẫn giữ nguyên là lãnh thổ riêng của các lãnh chúa Rajputs cho đến lúc gia nhập vào Cộng hòa Ấn Độ năm 1949, cùng với các vùng khác như Jodhpur, Jailsamer… và Rajasthan trở thành bang lớn nhất của đất nước này.


(tbc.)
 
Jaipur – ra biên cương trong một chiều sương âm u… - 7

(cont.)



PB270437.jpg

Cổng phụ Udai Pol


PB270436.jpg

Thành thứ nhất của cổng phụ Udai Pol


PB270438.jpg

Thành thứ 2 của cổng phụ Udai Pol


Có 3 cổng để đi vào trong cung điện. Cổng Tripolia chỉ dành cho hoàng gia và các nhân viên phục vụ trong đó. Cổng Udai Pol ít được đi vì nó nằm xa các điểm tham quan, cũng như không nằm trên trục đường chính Jantar Mandar, Cung điện hoàng gia. Đi vào từ cổng Virendra Pol (gần với Jantar Mandar) chủ yếu dành cho khách du lịch, bạn sẽ gặp ngay Cung tiếp đón Mubarak Mahal rực rỡ đón chào.


PB270390.jpg



PB270394.jpg

Cung tiếp đón Mubarak Mahal


PB270392.jpg

Một bảo tàng khác, kế bên, cũng là nơi giới thiệu sống động các hoạt động của các nghệ nhân


PB270395.jpg

Đang dệt thảm


Cung này hiện giờ đang được sử dụng như 1 bảo tàng nhỏ. Được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX do Lãnh chúa Sawai Madho Singh II, cung điện này là sự phối hợp giữa kiến trúc Islamic, Rajput & European. Chính xác, giờ tên của Cung tiếp đón là Bảo tàng Maharaja Sawai Mansingh II. Trong bảo tàng trưng bày trang phục và các loại khăn choàng của Hoàng gia qua các thời kỳ. Điểm nổi bật trong bảo tàng là trang phục của Lãnh chúa Sawai Madho Singh I. Ối trời đất ơi, ông nặng đến 250kg, bề ngang đến 1,2m và có đến 108 bà vợ!!! Do vậy, bạn sẽ thấy bộ trang phục của ông hoành tráng cỡ nào – nhưng bạn phải tưởng tượng thôi, vì như hầu hết các bảo tàng, ở đây không cho chụp hình.


(tbc.)
 
Jaipur – ra biên cương trong một chiều sương âm u… - 8

(cont.)


PB270431.jpg



PB270432.jpg

Cổng vào Diwan-i-Am, mặt ngoài


Đi tiếp vào bên trong, quan một cánh cổng đẹp rực rỡ các điêu khắc trên đá cẩm thạch trắng, bạn sẽ vào sân trong, với các cung Diwan-i-Am; Diwan-i-khas và cả 1 cái bảo tàng nhỏ trưng bày các vũ khí của các chiến binh Rajasthan dũng mãnh ngày xưa vang tiếng. Rất nhiều những loại giáo mác nhọn bén, đến cả những khẩu súng thô sơ,… đều được trưng bày ở đây. Ở đây còn có nhiều loại vũ khí rất lạ mà nếu chỉ nhìn không, chúng ta vẫn chưa thấy hết công năng của nó. Nghe nói rằng khi đâm vào người và kéo ra, nó có các tác dụng khác nhau và tính sát thương rất dữ dội (!). Có điều, bây giờ, đặt trong 1 cung điện màu hồng, xung quanh cũng là những bức tường màu hồng (hơi diêm dúa) nên nhìn thấy chúng có vẻ “yểu điệu thục nữ” làm sao ấy. không giống như khi chúng đang nằm trên tay các chiến binh Rajasthan máu me đầy người đang dũng mãnh xung trận.


PB270405.jpg



PB270404.jpg

Chiến binh Rajasthan


Khác với các Diwan-i-Am, Di-wan-ikhas ở Red Fort, Agra Fort, 2 cung này ở đây không được xây bằng sa thạch đỏ hay cẩm thạch trắng mà chỉ xây bằng gạch đá bình thường và quét vôi hồng rực rỡ. Bên trong cung Diwan-i-Am (Hall of Public Audience, Sabha Niwas) là nơi trưng bày các tranh tượng về các câu chuyện về các huyền thoại của các vị thần Hindu. Khác với các tranh tượng thần Hindu hoành tráng ở nơi khác, các tranh tượng ở đây có kích thước nhỏ bé, khiêm tốn, để dễ mang đi hay cất giấu trong những cuộc chinh chiến của các vị vua Hồi giáo Mughal.


PB270420.jpg



PB270421.jpg

Bảo tàng vũ khí như bảo tàng nghệ thuật, khác với bảo tàng vũ khí ở….


PB270425.jpg

Và dĩ nhiên là bpk cũng có 1 tấm, với “hào quang đen” toả sáng (!?) như anh chàng này!



(tbc.)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,672
Bài viết
1,134,980
Members
192,357
Latest member
pvausashop765654
Back
Top