What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - những ngày đông rực nắng

Như vậy, cuối cùng tôi đã đặt chân đến Ấn Độ một ngày mùa đông nắng vẫn còn vàng óng, vẫn tươi màu rực rỡ. Hành trình dài đăng đẵng lần này, tôi không thật sự nghĩ là sẽ thực hiện được ngay từ lúc bước chân lên đường. Đã hơn 2 tháng xa quê, xa nhà, xa bè bạn,… con đường độc hành lang thang qua nhiều vùng đất mơ ước, nhiều học hỏi, nhiều khám phá… có lắm điều hay ho nhưng cũng nhiều khi buồn tê tái. Không biết đã có bạn nào một mình lang thang từ Saigon đến Ấn Độ, chỉ bằng đường bộ hay chưa, nhưng tôi rất vui vì cuối cùng mình đã làm được điều mà-tôi-đã-từng-nghĩ-là-mình-sẽ-không-bao-giờ-làm được – thực hiện được chuyến đi hoàn toàn bằng đường bộ từ Việt Nam đến Ấn Độ.


PB170780-1.jpg

Vẫy tay chào Nepal những ngày thu xanh, tôi một mình lầm lũi len lỏi qua dòng người đông đúc đi kiếm chuyến xe về Gorakhpur.


Một mình lặng lẽ rời Saigon vào một đêm mưa cuối mùa tầm tã, tôi không ra Bắc để tiện đường sang Trung Quốc mà lại bắt đầu hành trình này bằng chuyến xe đêm đi Gialai, để từ đó sang Lào. Từ Nam Lào những ngày mưa mù, tôi chôn chân ở Siphandon những hoàng hôn rực lửa, rồi mải miết trượt dài đến Bắc Lào để sang vùng Xinhuabanna, Vân Nam, Trung Quốc. Lang thang mê mải vùng Vân Nam, Tứ Xuyên trong những ngày mùa thu vàng mù sương cao nguyên tuyệt đẹp … cũng là thời gian tôi chờ đợi, chuẩn bị cho hành trình mơ ước lên Tibet – chuyến đi mà tôi đã chuẩn bị nhiều lần trước đây những đến lúc này vẫn chưa thực hiện được.


PB180876-1.jpg

Một buổi sáng yên bình ở Kushinagar, Ấn Độ, nơi Đức Phật nhập cõi Niết Bàn – đây là nơi được cho là đã làm lễ hỏa táng Đức Phật.



PB191020-1.jpg

Những gì còn lại ở Sarnath, Varanasi, nơi Đức Phật thuyết giảng kinh kệ cho chúng sinh


Cuối cùng, chuyến tàu Thành Đô – Lasha cũng đưa tôi đến được miền đất của các chư thiên – Tây Tạng huyền bí. Choáng ngợp với một Tây Tạng hùng vĩ về thiên nhiên, huyền bí về tâm linh, chân tình mộc mạc trong cuộc sống của người bản xứ… với quá nhiều điều hay ho, mà một chuyến đi ngắn ngủi chỉ để mở đầu cho những mơ ước kế tiếp, tôi tìm đường sang Nepal trong những ngày thu xanh vời vợi, để rồi lại bị mê mệt, đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và tình người nồng hậu nơi đây.


PB190936-1.jpg

Rắc tro trên sông Hằng – để thỏa ước nguyện của những người không được hỏa táng bên bờ sông thiêng.


PB241683-1.jpg

Một sáng mai sớm ở Chùa Vàng – Thánh địa của đạo Sikkim, ở Amrista[/I]


PB221265-1.jpg

Thánh đường Hồi Giáo ở Delhi



PB260162-1.jpg

Tham dự một lễ cưới lúc 1 giờ sáng ở Agra – tự nhiên được mời!


Lần khân mãi, rồi cuối cùng tôi cũng rời Nepal và đặt chân được lên đất nước Ấn Độ vào một ngày mùa đông nắng vẫn tràn ngập, vẫn mênh mang khắp chốn… Như vậy, tôi đã đến Ấn Độ một cái nôi của văn minh nhân loại, một đất nước của huyền thoại, xứ xở của nhiều điều kỳ bí và cả nhiều mâu thuẫn…để bắt đầu hành trình hăm hở khám phá mới – dù đây không phải là lần đầu tôi đến Ấn Độ.


(tbc.)
 
Last edited:
Jaipur – ra biên cương trong một chiều sương âm u… - 9

(cont.)


PB270407.jpg

Mặt trong của cổng vào Diwan-i-Am, Diwan-i-khas với màu hồng rực rỡ.


Diwan-i-khas nằm giữa bảo tàng vũ khí và bảo tàng nghệ thuật. Ở đây, có 2 cái bình bằng bạc cao 1,6m, chứa đến 4000 lít nước và cần nặng 340kg là kỷ lục Guiness là bình bằng bạc lớn nhất thế giới. Những chiếc bình này được làm do lãnh chúa Sawai Madho Singh II, người sùng đạo có tiếng. Ông đã dùng bình này chứa nước lấy từ sông Hằng để dùng cho chuyến đi đến Anh của ông vào năm 1901 vì ông sợ rằng nguồn nước ở Anh không được trong sạch (!?). Bình này còn có tên là “Bình nước sông Hằng” vì nguyên nhân này.


PB270401.jpg



PB270402.jpg

Diwan-i-Am (Hall of Public Audience, Sabha Niwas)


PB270424.jpg

Diwan-i-khas, bạn có thấy cái bình bạc lấp ló.


(tbc.)
 
Jaipur – ra biên cương trong một chiều sương âm u… - 10

(cont.)


PB270422.jpg

Cổng vào Pitam Niwas Chowk



Lại qua một cái cổng huyền bí nữa, vào trong nữa bạn sẽ thấy Pitam Niwas Chowk, nằm trước cung điện Chandra Mahal của các vị lãnh chúa Jaipur. Pitam Niwas Chowk là 1 khoảng sân rộng, với 4 cánh cổng tượng trưng cho 4 mùa xuân hạ thu đông. Trên cánh cửa trang trí bởi những chú chim công sặc sỡ điêu khắc sinh động như chúng đang nhảy múa trên đó – là cánh cửa mùa đông. Cánh cửa trang trí hoa sen tượng trưng cho mùa hè, hoa hồng tượng trưng cho mùa đông (!?) và cánh cửa màu xanh, với những con sóng – tượng trưng cho mùa xuân.



PB270409.jpg



PB270411.jpg

Pitam Niwas Chowk với 4 cánh cổng nhỏ tượng trưng cho 4 mùa, đây là hoa sen, mùa hè


PB270417.jpg

… nhưng có lẽ dễ thấy nhất, rực rỡ nhất là cổng mùa đông, với chim công.


Sau khoảng sân này là tòa lâu đài 7 tầng Chandra Mahal, nơi cư ngụ của các lãnh chúa. Khách tham quan không được vào trong vì hiện nay, dòng dõi các vị lãnh chúa Rajput vẫn đang sinh sống trong đó. Trên đỉnh lâu đài có 1 lá cờ, nếu bạn thấy nó đang bay phất phới có nghĩa là vị “lãnh chúa” đang có mặt trong đó, nếu nó không bay thì ngài đang đi đâu đó bên ngoài.


PB270413.jpg



PB270412.jpg

Chandra Mahal, chán nhất là những tấm mành tre che nắng và những cái aircon làm xấu đi cả cung điện


Lang thang chán chê trong cung điện, lê lết mỏi mòn trong những bức tường hồng rực rỡ, tự nhiên thấy ai cũng dịu dàng (!). Sợ quá, tôi bỏ chạy, lang thang tiếp, đi tìm lâu đài gió của tôi.



Trưa Jaipur – nắng hôm nay sao quá xanh!


(tbc.)
 
(cont.)

P/S: Tip cho bạn: Nhân nhắc đến chuyện cò mồi ở Varanasi, bạn có biết tuyệt chiêu tôi sử dụng trong thời gian ở Varanasi không? Nếu im lặng mãi vẫn không từ chối các cò được, tôi cứ lắc đầu và “No speak Enghlish!” rồi bỏ đi. Chiêu này rất hiệu quả vì tất cả các bạn cò mồi từ bán cần sa, đến massage, đến đi thuyền, đến… đều bắt đầu bằng câu chào “Where are you from? How are you doing?....” Rồi sau đó là gạ gẫm đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, mà cứ đi 3 bước là gặp. Do vậy, nếu không có ý định làm phóng sự tìm hiểu cuộc sống nơi đây thì tốt nhất nên thô lỗ 1 tý, từ chối cuộc giao tiếp ngay từ đầu. Thật đó. Thêm 1 màn nữa là ở đây, sau câu chào là họ đưa tay ra bắt tay mình, mà mình có biết tay họ sạch hay không sạch, nhất là ở thời buổi vi trùng virus, cúm chim, cúm heo... này nữa. Do vậy cứ bơ bơ giả vờ lơ ngơ như con gà mái tơ, rồi lượn, là yên thân.


(tbc.)

Cái này mình cũng từng thử ở Campuchia. Lúc đầu là do lân la qua một ngôi chùa Cam ko có trong LP, cho nên lúc về ko tìm được người lái xe nào biết khu mình ở (đã đưa card nơi đó cho họ) cũng ko ai hiểu mình định nói gì, thế là quýnh quá chuyển từ tiếng Anh sang...tiếng Pháp, vì nghe nói bên đó từng là thuộc địa của P, nằm trong cộng đồng P ngữ....

Cuối cùng cũng ko ai biết tiếng P, kết luận là hoặc English hoặc ko gì cả. Lặn lội mãi mới về đc tới nơi, nhưng nhờ đó mà từ hôm sau nghĩ ra đc một cách tránh các bạn hàng rong. Họ nói tiếng Anh, mình xài tiếng Pháp trả lời ko biết (thực ra có lẽ cứ xì xồ gì cũng đc).

Vậy là các bạn...im re. Khỏe :))
 
(cont.)


PB260255-1.jpg

Rồi Taj Mahal bắt đầu hồng lên trong ráng chiều


PB260314-1.jpg

Yêu kiều soi bóng ven sông

(tbc.)

Bpk ơi, cho mình hỏi tí xíu.
Mình đang ngâm cứu các tip chụp ảnh hoàng hôn Taj bên dòng Yamuna.
Mình có "nguyện vọng" chụp một tấm Taj soi bóng xuống sông nhưng lại có ánh mặt trời chiếu vào Taj chứ không muốn chụp bóng Taj màu đen.
Mình xem kĩ 2 bức ảnh này của Bpk thì thấy 1 tấm chụp Taj có ánh mặt trời chiếu vào nhưng lại không thấy sông nên không có bóng soi xuống sông.
Tấm thứ 2 thì Taj soi bóng xuống sông nhưng lại bị ngược sáng nên bóng Taj hiện lên màu đen.
Ở điểm Bpk nhảy xuống chụp có góc nào thỏa mãn được mơ ước của mình không Bpk? Chỉ giúp mình với nhé. Cám ơn Bpk nhiều nhiều (beer) .
 
Chụp hình Taj Mahal bên dòng Yamuna

@ hanhlienta (và 1 bạn trước đây có hỏi nhưng bpk trả lời chưa thật chi tiết – sorry, bpk thật đáng bị :T ), theo bpk thì có thể được, không khó lắm đâu.


Nói về Hoàng hôn trước nhé: Tấm hình ở bên trên là bpk chụp ngay khi vừa bước từ trong rừng cây ven sông ra. Bpk chụp liền, lúc còn đang ở trên bãi cát, cách mép nước rất xa nên sẽ không thấy dòng Jamuna và Taj Mahal soi bóng trong đó. Tiếp đó, bpk lại rẽ trái vừa đi xuôi xuống, vừa tiến ngang ra sát mép nước để chụp ngược sáng (tấm ở dưới), vì bpk muốn lấy cảnh hoàng hôn và mặt trời. Nhưng nếu lúc đó, khi xuống bờ sông mà hanhlienta rẽ phải, đi về phía mặt trời (bên tay phải) và hướng ra mép nước sát dòng sông, thì sẽ chụp được cảnh nắng chiều chiếu vào Taj Mahal đang soi bóng ven sông.


Nói về Bình minh: Nếu hanhlienta đến đó vào bình minh, thì ở vị trí bpk đang đứng chiều hôm đó (rẽ trái khi đi xuống bờ sông, cũng là đi về hướng đông, hướng mặt trời mọc) sẽ chụp được hình mặt trời chiếu vào Taj Mahal đang soi bóng xuống dòng Yamuna. Hanhlienta cứ tưởng tượng là mỗi ngày mặt trời sẽ đi từ cái toà jawab bên tay trái sẽ đi sang tòa thánh đường Hồi giáo (bên tay phải trong khung hình). Cứ thế mà canh.


Ngoài ra, hanhlienta cũng phải cân nhắc 1 tý là khúc sông đó (như trong hình), ở đoạn sông mà bpk đã rẽ bên tay trái để đi và chụp hình, thì nó mở rộng (xem hình cũng thấy), còn nếu rẽ về tay phải, đi xuôi về hướng mặt trời buổi chiều (như trong hình bpk chụp) thì sông hẹp hơn, nên bóng soi xuống sông “chắc” không đẹp, ít hoành tráng. Do vậy, bpk nghĩ là nếu được, hanhlienta nên đi đón bình minh (gợi ý, không xúi giục nghen) chụp hình Taj Mahal ở ngay vị trí đứng bpk chụp hình đó thì sẽ thấy được Taj Mahal có mặt trời chiếu vào và đang soi bóng bên dòng Yamuna luôn.


Bpk vì đi đến đó muộn quá nên giữa hai thứ phải chọn một thì bpk đã chọn hoàng hôn và mặt trời. Hơn nữa máy cùi bắp nên phải đi thật xa mới lấy hết khung hình, lại lọt mất dòng sông. Nếu bạn có máy tốt, đến sớm và tung tăng đi về cả 2 phía thì sẽ chụp được nhiều hình đẹp. Hay là bạn đến đó cả bình minh và hoàng hôn luôn, cũng chẳng tốn kém gì nhiều, tiền xe rickshaw cũng chỉ 2-3 USD đi từ Agra Fort sang, đi từ khu balô thì chắc còn rẻ hơn nữa.


PB260284.jpg

Bạn xem kỹ lại khúc sông này, cái đoạn nó thắt eo lại. Thêm nữa, bpk thấy có bến đò từ Taj Mahal qua sông. Đến Agra kỳ này, bạn thử tìm hiểu xem cái bến đò đó nằm ở đâu, nếu đi dễ và giá hợp lý thì nên đi vì sẽ tiết kiệm thời gian hơn đi rickshaw rất nhiều (phải đi vòng sang cầu rồi vòng lại, rất xa).​



Chúc bạn chụp được nhiều hình đẹp và 1 chuyến đi nhiều thành công nghen!
 
Hihi nhiệt tình chia sẻ của Bpk thật là hiếm có, mình tặng (beer) (beer) (beer) còn chưa đủ để cảm ơn, làm sao dám :T cơ chứ :D.
Đợt này mình dành tới 2.5 ngày ở Agra, chỉ định đi Taj, Agra Fort, Fatehpur Sikri và lê la hội chợ Taj Mahotsav nên chắc là có nhiều thời gian để tìm hiểu, nhất định sẽ "báo cáo" với Bpk bằng hình ảnh sau khi đi về (c).
Cho mình xác nhận lại, cái chỗ mà Bpk nhảy xuống đó là ngay cạnh Metah Bagh (Moonlight Garden) đúng không? Vậy mình cứ nói rickshaw đưa tới Metah Bagh là được hen?
 
Em hanhlienta muốn chụp hình refliection soi bóng nước đẹp thì nên :
- vác chân máy đi theo
- lắp thêm ND filter (cho ống kính tối đi) loại càng tối càng tốt để khi chụp ban ngày cũng kéo dài được thời gian mở ống kính . Thời gian càng dài thì reflection trên mặt nước càng rõ và càng đẹp.

PS: sorry vì lạc đề một chút!
 
Em hanhlienta muốn chụp hình refliection soi bóng nước đẹp thì nên :
- vác chân máy đi theo
- lắp thêm ND filter (cho ống kính tối đi) loại càng tối càng tốt để khi chụp ban ngày cũng kéo dài được thời gian mở ống kính . Thời gian càng dài thì reflection trên mặt nước càng rõ và càng đẹp.

PS: sorry vì lạc đề một chút!

Lại phải sorry bạn Bpk vì làm lạc chủ đề của topic :D.
Cám ơn Anh Già hướng dẫn em. Em sẽ mang tripod theo anh ạ, chủ yếu vì muốn chụp nội thất các ngôi đền vì sợ thiếu sáng thôi, chứ em thân gái đi lang thang mà mang vác nhiều nghĩ cũng ngại quá. Mấy lần trước em đi mang con Manfrotto dù chụp thì sướng nhưng mang nặng đau đớn. Lần này chắc kiếm một con tripod tàu lởm chút nhưng nhẹ, vì chắc cũng ít sử dụng, lại có thể làm gậy tự vệ trong trườg hợp cần thiết :Dam.
Còn filter thì em chưa dùng bao giờ, để em nghiên cứu cách sử dụng đã AG ơi. Em chụp ảnh low-tech lắm, chưa chịu khó nghiên cứu kĩ thuật và đầu tư đồ nghề pờ rồ như AG đâu. Em có mỗi con máy Nikon D40x và một lens 18-200 chụp đủ thứ trên đời :D .
 
Jaipur – ra biên cương trong một chiều sương âm u… - 11

@ hanhlienta, đúng rồi. Bpk xuống xe ngay trước khi đến Metah Bagh, rồi rẽ phải, đi theo con đường mòn vào vườn cây (cũng to lớn cỡ rừng tràm) đi xuống dưới bãi sông.
::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::



(cont.)



800px-Hawa_Mahal1.jpg

Hawa Mahal tươi đẹp (hình từ net) lúc chưa sửa chữa



Hawa Mahal, Lâu đài gió là điểm đến được ca tụng trên khắp các trang báo giấy lẫn báo mạng viết về Jaipur. Tòa nhà 5 tầng, được xây bằng đá sa thạch đỏ và hồng, hơi giống giống như cái tổ ong này được xây dựng năm 1799 bởi lãnh chúa Sawaj Pratap Singh, mô phỏng theo chiếc vương miện của vị thần Hindu trẻ trung đẹp trai hay cầm sáo Krishna. Ông lãnh chúa này thật ga-lăng. Mục đích ông xây lâu đài này là cho các cung tần phi nữ, các bà tám trong cung điện có thể nhìn, quan sát cuộc sống thường ngày cũng như những lễ hội trên đường phố Jaipur, nhưng ngược lại, những người từ bên ngoài vẫn không nhìn thấy được bên trong.


PB270440.jpg



PB270441.jpg

Hawa Mahal đang sửa chữa, chán!




PB270450.jpg



PB270451.jpg

Ở góc này vẫn nhìn thấy Hawa Mahal tươi đẹp.


Ngày xưa khổ cực ghê hén. Chỉ vì một mục đích gallant như trên mà cả cái tòa lâu đài to đùng được xây lên, rồi được để lại làm di sản cho con cháu đời sau. Thời đó mà có cái kính một chiều (thường thấy ở các phòng thẩm vấn trong phim Mỹ hay ở các phòng làm Focus Group Discussion của mấy công ty nghiên cứu thị trường) thì chắc giờ không có cái Lâu đài gió này (!?)!!! Lâu đài gió này có đến 953 cái cửa sổ nhỏ ở các ban-công nhô ra – gọi là các jharokhas, đặc trưng của kiến trúc Rajasthani và Mughal. Các cửa sổ này được che bởi các rèm mắt cáo li ti nên gió vô tư luồn qua lách lại và thì thầm ban tặng cho lâu đài cái tên Lâu đài gió.


PB270443.jpg



PB270449.jpg

Các góc nhỏ của Hawa Mahal nhìn từ trên cao



Lâu đài gió này được xây tại khu vực đông đúc, ồn ào nhất của Old Jaipur và mục đích của nó, ngoài việc cho các chị em nhìn ngắm phố phường, còn là nơi trốn nóng mùa hè của các thành viên của hoàng gia vì cấu trúc đặc biệt của nó làm những làn gió mát luôn thì thầm thổi, nhẹ nhàng ve vuốt, giảm bớt cái nóng hầm hập theo những cơn gió từ sa mạc Đại Ấn chạy về.



(tbc.)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,673
Bài viết
1,134,998
Members
192,357
Latest member
pvausashop765654
Back
Top