What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - những ngày đông rực nắng

Như vậy, cuối cùng tôi đã đặt chân đến Ấn Độ một ngày mùa đông nắng vẫn còn vàng óng, vẫn tươi màu rực rỡ. Hành trình dài đăng đẵng lần này, tôi không thật sự nghĩ là sẽ thực hiện được ngay từ lúc bước chân lên đường. Đã hơn 2 tháng xa quê, xa nhà, xa bè bạn,… con đường độc hành lang thang qua nhiều vùng đất mơ ước, nhiều học hỏi, nhiều khám phá… có lắm điều hay ho nhưng cũng nhiều khi buồn tê tái. Không biết đã có bạn nào một mình lang thang từ Saigon đến Ấn Độ, chỉ bằng đường bộ hay chưa, nhưng tôi rất vui vì cuối cùng mình đã làm được điều mà-tôi-đã-từng-nghĩ-là-mình-sẽ-không-bao-giờ-làm được – thực hiện được chuyến đi hoàn toàn bằng đường bộ từ Việt Nam đến Ấn Độ.


PB170780-1.jpg

Vẫy tay chào Nepal những ngày thu xanh, tôi một mình lầm lũi len lỏi qua dòng người đông đúc đi kiếm chuyến xe về Gorakhpur.


Một mình lặng lẽ rời Saigon vào một đêm mưa cuối mùa tầm tã, tôi không ra Bắc để tiện đường sang Trung Quốc mà lại bắt đầu hành trình này bằng chuyến xe đêm đi Gialai, để từ đó sang Lào. Từ Nam Lào những ngày mưa mù, tôi chôn chân ở Siphandon những hoàng hôn rực lửa, rồi mải miết trượt dài đến Bắc Lào để sang vùng Xinhuabanna, Vân Nam, Trung Quốc. Lang thang mê mải vùng Vân Nam, Tứ Xuyên trong những ngày mùa thu vàng mù sương cao nguyên tuyệt đẹp … cũng là thời gian tôi chờ đợi, chuẩn bị cho hành trình mơ ước lên Tibet – chuyến đi mà tôi đã chuẩn bị nhiều lần trước đây những đến lúc này vẫn chưa thực hiện được.


PB180876-1.jpg

Một buổi sáng yên bình ở Kushinagar, Ấn Độ, nơi Đức Phật nhập cõi Niết Bàn – đây là nơi được cho là đã làm lễ hỏa táng Đức Phật.



PB191020-1.jpg

Những gì còn lại ở Sarnath, Varanasi, nơi Đức Phật thuyết giảng kinh kệ cho chúng sinh


Cuối cùng, chuyến tàu Thành Đô – Lasha cũng đưa tôi đến được miền đất của các chư thiên – Tây Tạng huyền bí. Choáng ngợp với một Tây Tạng hùng vĩ về thiên nhiên, huyền bí về tâm linh, chân tình mộc mạc trong cuộc sống của người bản xứ… với quá nhiều điều hay ho, mà một chuyến đi ngắn ngủi chỉ để mở đầu cho những mơ ước kế tiếp, tôi tìm đường sang Nepal trong những ngày thu xanh vời vợi, để rồi lại bị mê mệt, đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và tình người nồng hậu nơi đây.


PB190936-1.jpg

Rắc tro trên sông Hằng – để thỏa ước nguyện của những người không được hỏa táng bên bờ sông thiêng.


PB241683-1.jpg

Một sáng mai sớm ở Chùa Vàng – Thánh địa của đạo Sikkim, ở Amrista[/I]


PB221265-1.jpg

Thánh đường Hồi Giáo ở Delhi



PB260162-1.jpg

Tham dự một lễ cưới lúc 1 giờ sáng ở Agra – tự nhiên được mời!


Lần khân mãi, rồi cuối cùng tôi cũng rời Nepal và đặt chân được lên đất nước Ấn Độ vào một ngày mùa đông nắng vẫn tràn ngập, vẫn mênh mang khắp chốn… Như vậy, tôi đã đến Ấn Độ một cái nôi của văn minh nhân loại, một đất nước của huyền thoại, xứ xở của nhiều điều kỳ bí và cả nhiều mâu thuẫn…để bắt đầu hành trình hăm hở khám phá mới – dù đây không phải là lần đầu tôi đến Ấn Độ.


(tbc.)
 
Last edited:
Cảm ơn bác Bpk rất nhiều, những bài viết và hình ảnh của bác giúp tôi có nhiều nhiệt huyết hơn để lên đường.Ấn Độ ơi hẹn ngày gặp mặt.
 
Jaipur – ra biên cương trong một chiều sương âm u… - 12

(cont.)



Người ta cho rằng, Hawa Mahal là kiến trúc Rajput tiêu biểu. Bạn nào học kiến trúc thì xem nó có khác gì mấy cái kiến trúc ở trong cung điện hoàng gia không nhé, với tôi thì mọi thứ hình như same-same (!?). Có điều, xui xẻo là hôm tôi đến, đó đang được sửa chữa hay trùng tu gì đó. Thế nhưng, họ vẫn bán vé, vào trong mới biết. Tiếc tiền vào cửa (!), tôi bắt đầu sục sạo trong Hawa Mahal mà lại bắt gặp nhiều thứ hay ho chút chút khác, mà nếu như cái lâu đài này chưa sửa chữa chắc gì tôi có thời gian lang thang các xó xỉnh khác như vậy.


PB270452.jpg

Một chạm khắc trong Hawa Mahal


PB270444.jpg

Thành Amber và pháo đài Jaigar xa xôi quyến rũ


PB270445.jpg

Hồng thành và cung điện hoàng gia bên chân núi đá khô cằn


Tôi leo tít lên tầng trên cùng, như con khỉ già, nhìn về xa xa, vẫn là thành Amber kêu gọi tôi trong nắng, trong gió làm tôi quên cả cái mệt dù đang rất rã rượi. Số là lúc rời khỏi Hồng thành lúc sáng, tôi đi lạc đến mấy bận rồi mới tìm đến được đây. Mà trời ơi, hôm nay nắng lên rực rỡ, chụp hình xanh xanh đỏ đỏ cũng đẹp thiệt, nhưng nóng nực bực bội quá chừng khi lăn lộn giữa những con đường xứ Ấn đông đúc ồn ào, người tôi cứ rũ ra. Gió trên cao ve vuốt làm giảm nhiệt và giảm bớt cơn bực mình, tôi lang thang vào các căn phòng nhỏ, nhìn qua các ô cửa sổ mắt cáo quan sát phố phường bên dưới.


Hawamahal20080213-91.jpg



800px-Hawamahal20080213-71.jpg

Những ô cửa sổ Hawal Mahal


Sờ mó, rờ rẫm, vuốt ve các phiến đá, ô cửa, các chạm khắc… leo lên, tụt xuống, rồi lại leo lên vì nghĩ rằng còn xài chưa hết tiền vé (!?). Cuối cùng, bụng đói meo, tôi rời Lâu dài gió, nhảy lên chiếc xe bus đậu ngay gần Hawa Mahal, vừa chuẩn bị rời bánh, hướng thẳng về Amber, nơi có thành xưa, pháo đài cổ… đã quyến rũ mời mọc tôi từ sáng đến giờ.


(tbc.)
 
PB270452.jpg

Một chạm khắc trong Hawa Mahal

Bác Bpk cho hỏi tấm chạm này làm bằng vật liệu gì vậy? Ko biết có từ năm nào, sao em thấy giống kính màu bây giờ.....

Và cảm ơn chủ đề rất thú vị của bác. Hi vọng trong năm nay sẽ đi được 1/2 điểm đến của bác trên đất Ấn Độ, thế đã là rất mãn nguyện rồi :)
 
Bpk cho mình hỏi thêm về sim điện thoại bên Ấn Độ.
Theo mình tìm hiểu trên mạng thì tốt nhất là mua sim của mạng Airtel, có thể roaming trên toàn Ấn Độ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp sau khi mua được sim thì chỉ sử dụng được khoảng 1 tuần, rồi sau đó hay gặp trục trặc không sử dụng tiếp được, và lúc đó khá khó khăn để quay lại chỗ đã mua sim và đăng kí lại hay xác nhận thông tin, cuối cùng đành phải bỏ cái sim chưa dùng hết tiền X(.
Vậy kinh nghiệm của Bpk như thế nào, có thể share cho mình vài cái tip được không?
 
Bpk cho mình hỏi thêm về sim điện thoại bên Ấn Độ.
Theo mình tìm hiểu trên mạng thì tốt nhất là mua sim của mạng Airtel, có thể roaming trên toàn Ấn Độ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp sau khi mua được sim thì chỉ sử dụng được khoảng 1 tuần, rồi sau đó hay gặp trục trặc không sử dụng tiếp được, và lúc đó khá khó khăn để quay lại chỗ đã mua sim và đăng kí lại hay xác nhận thông tin, cuối cùng đành phải bỏ cái sim chưa dùng hết tiền X(.
Vậy kinh nghiệm của Bpk như thế nào, có thể share cho mình vài cái tip được không?

@ hanhlienta: "trường hợp sau khi mua được sim thì chỉ sử dụng được khoảng 1 tuần, rồi sau đó hay gặp trục trặc không sử dụng tiếp được" như bạn nói là do bạn mua Sim tại một số cửa hàng bán SIM làm khộng tốt, họ không gửi chi tiết đăng ký về VP chính của hảng nên sau 1 tuần bạn SIM bạn bị cấm dùng. Ở Ấn độ cũng như Nepal người ta rất cẩn thận chuyện bán SIM, không giống ở VN.
Theo như tôi biết thì bạn nên nên mua sim AIRCEL, vùng phủ sóng cả Ấn độ, ngoài ra người dùng không phải chi phí roaming từ tỉnh này sang tỉnh khác như mạng Airtel, Vodaphone, Idea hay một vài mạng khác ở Ấn độ.
TTK
 
Jaipur – ra biên cương trong một chiều sương âm u… - 13

@ paper, chạm khắc này làm trên đá phiến, mặt sau của nó là kính màu, để từ trong vẫn có thể nhìn ra ngoài được.


@ hanhlienta, bpk không xài Airtel nên không biết. Bpk dùng Vodaphone, mua ở Kushinagar, ngay khi vừa sang đó. Khi mua phải gửi lại photocopy của passport để họ đăng ký, và phải báo với họ là mình sẽ đi khắp Ấn Độ nên cần họ phải đăng ký roaming toàn Ấn Độ cho mình. Đêm trước mua, sms, gọi điện về VN thoải mái đến hết tiền, nộp tiền mới. Sáng hôm sau, tự nhiên xài không được, quay lại đó kêu nó kiểm tra xem thử sao. Loay hoay một hồi mới được. Bây giờ nghe trantrakhuc nói mới suy nghĩ là có thể lúc đó nó mới chính thức gửi tin để đăng ký cho mình (mà dân ở Kushinagar thì hiền lành nên có thể hôm đó nó quên thôi). Do vậy, bạn nên mua sim ở cửa hàng lớn, ở nơi mà bạn ở ít nhất 1-2 ngày để có thể kiểm tra nếu có trục trặc. Sau đó thì bpk xài vô tư, đi đến đâu hết tiền, sạc tiền vào ở đó và họ đều biết bpk mua sim này ở UP. Sở dĩ bpk mua Vodaphone vì thấy hãng này lớn, hình như có ở Anh… và đặc biệt là nhắn tin, gọi điện thoại về VN vô tư, giá cũng rẻ thôi.
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::


(cont.)


Amber hiện là 1 thị trấn nhỏ cách Jaipur khoảng 10km. Được thành lập từ những năm 937 CN, nơi đây ngày xưa đã rất trù phú. Đến 1037, Amber lọt vào tay các lãnh chúa Jaiputs dòng Kachwaha. Phần lớn các kiến trúc còn lại hiện nay của Amber được xây dựng bởi lãnh chúa Raja Man Singh I, người trị vì vương triều từ 1590 – 1614. Amber là kinh thành của các lãnh chúa dòng Kachwaha mãi cho đến 1727, khi lãnh chúa Sawai Jai Singh II xây dựng 1 thành phố khác cách Amber 10km, thành Jainagara (mang tên ông) mà sau này được đổi thành Jaipur. Tuy hoàng gia và dân chúng dời về thành mới, các vị tu sĩ của đền thờ Shila Devi vẫn còn ở lại Amber, cho đến ngày nay.


Và cái pháo đài nằm trên đỉnh núi, cách thành Amber hơn 1 km đường dốc Jaigar Fort trở thành tiền đồn quan trọng của các lãnh chúa Jaiputs thống lãnh vùng Jaipur!


PB270456.jpg



PB270457.jpg



PB270462.jpg

Amber và Jaigar Fort nhìn từ dưới đường cái quan và trên đường đi lên dốc


Chiếc xe bus chật cứng người quăng tôi đến Amber lúc đã giữa giữa chiều. Nhìn con đường lên dốc cao ngất và cái bụng đang sôi ào ào, tôi mới nhớ là mình chưa ăn trưa. Vào quán nhỏ đông khách bên đường, tôi ăn vội nghỉ ngơi tý xíu rồi bắt đầu lên đường – một phần cũng muốn để cái nắng trưa xứ đá này dìu dịu bớt một chút.


PB270459.jpg

Trên đường đi, tôi gặp nhiều những chú sóc hồn nhiên dạn dĩ vui đùa


PB270464.jpg

Sân trưa loáng nắng của Amber đón chào


Rồi tôi bắt đầu leo lên thành Amber.


(tbc.)
 
Jaipur – ra biên cương trong một chiều sương âm u… - 14

(cont.)


Tên của thành viết là Amber, nhưng đọc là Amer, có nghĩa là “cao”. Do vậy muốn lên thành thì phải đi lên trên cao. Do vậy, sẽ có tour cỡi voi lên thành Amber, có tour đi jeep lên pháo đài Jaigar… và cũng do vậy, sẽ có nhiều bạn cò vạc ở đây mời chào bạn. Khi biết tôi không đi, họ ngúng nguẩy quay đi, không trả lời khi hỏi đường và trả lời sai khi bị níu kéo hỏi đường. Do vậy, thay vì đi theo các con đường có bậc thang để đi tôi lại đi xuôi theo con đường, rồi lại cuốc bộ theo 1 con đường dài hơn, chỉ dành cho xe chạy hoặc voi đi. Thế nhưng lại có cái hay của nó vì con đường này mát mẻ hơn, thiên nhiên hơn, dù đường đất xấu hơn. Nhờ vậy, tôi mới gặp cảnh mấy chú sóc nô đùa hay chim bay bướm lượn đầy đường (?!). Và cũng chân tình khuyên các bạn nên đi bộ, dù tiền cỡi voi cũng chả đáng là bao, chỉ có đâu 500 Rp, 2 chiều. Đi bộ chỉ 10p thôi vì con đường đi thú vị và cũng như tập trước cho con đường leo dốc hơn 1km lên pháo đài Jaigar sau đó.


PB270460.jpg

Một cổng vào thành này


PB270466.jpg

Rồi qua tiếp cổng này nữa, rồi lại tiếp nữa

Tôi vẫn rất ngớ ngẩn khi đi qua mấy chiếc cổng, đến sân thành Amber rồi mà vẫn không thấy quầy bán vé. Hỏi ra mới biết, nếu đến đây chơi lòng vòng ở các cung điện bên ngoài thì khỏi mua vé. Khi nào vào trong, viếng mấy cái Diwan-i-am, Diwan-i-khas… thì mới phải mua vé. OKie, mua vé đi vào tiếp chứ, đã sang tận Ấn Độ rồi sao lại không vào đây.


PB270468.jpg

Cung điện chính, đang sửa chữa


PB270472.jpg

Nhìn qua giàn giáo, cung điện vẫn đẹp ghê hén. Bạn có thấy thần Ganesh?


PB270470.jpg

Một cổng vào khác của cung điện, còn mới đẹp, không cần sửa


Những cái cung Diwan-i-am, Diwan-i-khas thì các bạn đã gặp quá nhiều qua các entry về Red Fort New Delhi hay Agra Fort Agra… nên tôi cũng không dài dòng văn tự ở đây nữa, nhưng cũng phải công nhận là chúng đẹp thật, dù không phải là kiến trúc Mughal.


PB270469.jpg

Cung Diwan-i-am


(tbc.)
 
Jaipur – ra biên cương trong một chiều sương âm u… - 15

(cont.)


PB270473.jpg

Những hành lang lấp lánh bên trong cung điện.



Ngoài ra, ở đây còn có các điện khác như Hall of Pleasure, Hall of Victory, Kali Temple… nhưng vì hôm đó không chụp các bia đá hay các tấm bảng đề trước mỗi di tích nên giờ quên tiệt :T . Chỉ biết là đây là các kiến trúc đẹp trong thành Amber (!?).


PB270475.jpg

Bên trong cung điện



Nói rằng đây là kiến trúc Rajput của các lãnh chúa theo đạo Hindu chứ không phải là kiến trúc Mughal của các quốc vương theo Hồi giáo nhưng theo tôi hình như nó đều giống nhau (!!!???). Nói chung là rất đẹp và tinh xảo. Có lẽ khí hậu khô ráo ở miền này ít tác động đến các kiến trúc nên những điêu khắc chạm trổ từ những năm 1592 (còn trước cả Taj Mahal) đều còn như rất mới.



PB270477.jpg



PB270478.jpg



PB270476.jpg

Những kiến trúc, chạm khắc tinh xảo bên trong các điện



Các kiến trúc ở thành Amber sử dụng đá cẩm thạch trắng nhiều hơn sa thạch đỏ và những chạm khắc cũng thật đa dạng, nhưng có thể nhận ra các dấu tích của Hindu giáo như thần Ganesh có vòi voi, chim thần Garuda… Điều đó cũng an ủi cho kẻ nghèo kiến thức chút an ủi, “à, đây là, ừ, kia là…”.


PB270479.jpg

Hẹn hò?


(tbc.)
 
Jaipur – ra biên cương trong một chiều sương âm u… - 16

(cont.)


PB270480.jpg

Hình như là (!?) Kali Temple



Định hướng đến những cung điện cao hơn, những cầu thang đi lên, tôi cũng lần mò đi được đến 1 toà nhà nho nhỏ, có hướng nhìn xuống các góc sân các điện đài bên dưới, pháo đài Jaigar xa xa. Cũng hay hay. Hay nhất là vắng vẻ, tôi ngồi bên thành cửa sổ nghe gió từ xa thổi về đuổi nhau trong những hành lang vắng vẻ, thấy gió chiều ve vuốt làm tan nhanh những giọt mồ hôi trong một chiều Ấn nóng bức.


PB270481.jpg

Một cung điện nào đó nhìn từ trên cao xuống


PB270486.jpg

Một vườn hoa kiến trúc lạ lẫm


PB270482.jpg

Pháo đài, thành trì xa xa mời gọi, ’’ đến với tôi đi, đến với tôi đi’’ (!!!???)


Lang thang trong khu cung điện có 1 cái thú mà tôi khuyên bạn nào yếu tim đừng đi một mình. Đó là các “mê cung” trong thành. Không phải là mê cung thật mà là con đường đi giữa các tòa nhà, các gian phòng,… trong hậu điện, giữa các khu cung cấm rất vắng vẻ và không hề có bảng chỉ dẫn. Tôi cũng đã lòng vòng trong đó rất lâu vì không định hướng được các con đường sẽ dẫn đến đâu. Nhưng trong cái khó lại có cái hay là lúc tôi lọt ra ngoài thì thoát ra luôn mặt sau của cung điện, ngay chân con đường đi lên pháo đài Jaigar mà chiều giờ tôi kiếm đường lên vẫn không ra. Tôi nói may là vì lúc đó chiều đã muộn lắm rồi, có 2 bác bảo vệ, 1 thì không cho tôi lên pháo đài Jaigar, vì đã quá muộn sợ lên rồi xuống không kịp, 1 thì cho. Cuối cùng, chắc thấy tôi lương thiện (?)nên đã cho tôi đi. Nếu lúc đó, đi theo con đường chính thống, phải vòng ra trước cửa thành Amber rồi mới lên thì đến được cái nơi tôi vừa thoát ra này cũng mất 20-30 phút, khỏi đi đâu luôn. Vui vẻ thiếu điều nhảy chân sáo (!?), tôi lon ton ngược dốc đi lên pháo đài Jaigar sừng sững trong chiều, một mình, ngược chiều với những đám đông đang ùn ùn kéo xuống.


PB270497.jpg

Đường lên pháo đài Jaigar vắng vẻ trong chiều rất muộn.


Pháo đài Jaigar, hoàng hôn chiều nay chỉ có ta với ngươi thôi nhé!!!


(tbc.)
 
Jaipur – ra biên cương trong một chiều sương âm u… - 17

(cont.)


Pháo đài Jaigar nằm ở đỉnh một con đường đi dốc cao, dài hơn 1km từ thành Amber. Là tiền đồn quan trọng từ những lúc kinh thành của các lãnh chúa Jaiputs còn nằm ở Amber, khi kinh đô dời về thành Jaipur, nơi đây vẫn là vị trí hiểm yếu để bảo vệ đất nước. Pháo đài nằm trên đồi hoang khô cằn sỏi đá trong chiều muộn hằn lên vẻ đơn độc kiêu hãnh. Còn các tường thành thì chạy dọc dài miên man trên các triền đồi, hết ngọn đồi này lại sang ngọn núi khác, lúc ẩn lúc hiện nối tiếp nhau, và nối với các trạm canh, cũng nằm ở các đỉnh đồi cao cao thấp thấp … Và tường thành cứ chạy, miên man, miên man… rồi mất hút dần trong màn xa mờ sương hay khói bụi của vùng cận sa mạc.


PB270496.jpg



PB270528.jpg

Bên dưới nhìn lên thì tối nhưng lên đến trên cao vẫn còn sáng rỡ.


PB270498.jpg

Cổng vào pháo đài Jaigar


Không nhiều thông tin từ sách vở và net về pháo đài này. Do vậy, chiều nay tôi đi lên pháo đài với một tư tưởng hoàn toàn tươi mới (?!). Con đường lên dốc mệt, nhưng đẹp, trong chiều thanh vắng. Tôi cứ tưởng là sẽ không lên được pháo đài trước khi trời tối nhưng cũng may, trời chiều cứ bãng lãng nhưng đêm vẫn dùng dằng đâu đó chưa về, khi tôi lên đến đỉnh đồi. Càng lên cao, nhìn xa hơn về chân trời thì vẫn thấy mặt trời hồng yêu kiều soi bóng bên các trạm canh nho nhỏ, các tường thành nhỏ bé như những sợi chỉ uốn lượn chạy về cuối trời – mà trong lúc ngẫu hứng, tôi đã từng ban cho chúng một cái tên mới mỹ miều là Tiểu Vạn lý Trường thành.


PB270513.jpg

Thành Amber bên dưới


PB270503.jpg



PB270516.jpg

Tường thành che chở thành Amber


Không chỉ còn riêng mình tôi trên pháo đài Jaigar, vì còn có một nhóm những bạn trẻ địa phương đang lang thang ở đây và cả những người bảo vệ, hoặc 1 số tu sĩ sinh sống trong các ngôi đền ở đây. Trên đỉnh đồi, tôi còn thấy 1 chú lạc đà đi lững thững nữa chứ. Như vậy chắc có dịch vụ cỡi lạc đà lên pháo đài rồi. May quá, tôi đến muộn nếu không thì lại gặp phải cảnh đông đúc náo nhiệt nơi đây rồi.



(tbc.)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,812
Bài viết
1,138,921
Members
192,773
Latest member
mdnalihe
Back
Top