Đây thật sự là chuyến đi về với lịch sử của nó, vừa viết lại hành trình của chuyến đi vừa tìm hiểu các nơi mình đã đi qua, nhờ đó mà nó hiểu biết hơn một chút về lịch sử của đất nước, quả thật lúc nó bước chân đến " Làng Vây " nhìn thấy chiếc xe tăng nó không hiểu mình đang ở đâu và tại sao lại có chiếc xe này, uh thôi chỉ nghe leader giới thiệu là : Làng Vây nhớ và thầm nhủ cứ để đó về nhà tìm hiểu vậy. nó cũng không dám chắc cả đoàn có ai biết rõ về Làng Vây và chiếc xe tại sao lại ở đây không trừ leader người đã lên cung cho chuyến đi này.
Giới thiệu qua một chút về trận đánh này nhé, đây cũng chỉ là một chút tư liệu để nó thêm nhớ về nơi mình đã đi qua
Làng Vây nằm ở xã Tân Long, Hướng Hóa, Quảng Trị. Nơi đây, thời chiến tranh, địch xây dựng một căn cứ hết sức vững chắc, có hệ thống công sự ngầm kiên cố bằng bê tông với 4 đại đội biệt kích và thám báo tinh nhuệ chốt giữ.
Tiến đánh Làng Vây, quân giải phóng đã điều Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 304, tăng cường thêm Tiểu đoàn bộ binh 2 thuộc Trung đoàn 101, Sư đoàn 325, thêm sức của Tiểu đoàn pháo binh 2, Trung đoàn 675, 2 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn xe tăng, hai đại đội đặc công, 1 đại đội súng máy, cùng một trung đội súng phun lửa.
Xuất phát từ Quảng Bình, ém quân trên rừng Trường Sơn, các đơn vị nhận lệnh tấn công Làng Vây từ đêm mùng 6-2-1968. Mở màn là pháo binh bắn tới tấp của quân ta, tiếp đó là bộ binh, đặc công, rồi xe tăng bỗng nhiên xuất hiện khiến địch co cụm khiếp sợ. Đến ngày 7-2-1968 quân ta chiếm được cứ điểm Làng Vây. Sự xuất hiện của lực lượng xe tăng đã làm quân địch hoảng sợ, bởi không tiên liệu được sự bất ngờ này. Đây là kỳ tích đưa xe tăng vào chiến trường của quân và dân ta bằng cách tháo rời các bộ phận của xe bí mật vào rừng sâu, lắp ráp và xuất trận.
Và đây là chiến thắng then chốt của ta trên đường 9 - Khe Sanh
Một số hình ảnh tự sướng của đoàn
Nhìn bọn tớ xinh không này
Từ trên xe tăng nhìn xuống con đường xa xa
Và leader bao giờ cũng vất vả nhất để lấy được ảnh đông đủ của cả đoàn
Sau một hồi đi nhầm đường thì đoàn cũng tìm được sân bay Tà Cơn, ở đây có một chút đổ máu do thành viên trong đoàn bất cẩn, bỏ mặc bạn để tiếp tục lang thang chụp linh tinh với những vườn cà phê hoặc nhìn ngắm mọi thứ bên ngoài sân bay, chỉ riêng nó hiểu tâm trạng của nó lúc đấy, lúc này nó mới thấy mình thật khó tính.
Hai bên đường dẫn vào sân bay là vườn cà phê xanh mướt nhìn mãi chẳng thấy hoa hay quả gì cả, thôi đành lòng với màu xanh đầy sức sống trong thời tiết nắng nóng nhì
Em hay vườn cà phê nhiều sức sống hơn ?
Lại đi copy một chút về sân bay Tà Cơn này
Nằm ở Bắc Đường 9, cụm cứ điểm Tà Cơn được xây dựng rất quy mô, gồm nhiều tiểu cứ điểm với công cụ kiên cố dày đặc và một sân bay cỡ lớn (sân bay Tà Cơn) dùng làm nơi cất và hạ cánh của các loại máy bay lên thẳng vũ trang, một số máy bay phản lực và chiến đấu. Sân bay có diện tích khoảng 10.000m2 được lát hàng ngàn tấn ghi nhôm và ghi sắt. Trong khu vực sân bay có trụ sở chỉ huy cứ điểm, đài chỉ huy sân bay, đài liên lạc...
Bảo vệ bên ngoài là một hàng rào dây kẽm gai bùng nhùng và những bãi mìn lớn... Với cách bố trí như vậy, sân bay Tà Cơn cùng các cao điểm kế cận đã hình thành nên một thế phòng ngự liên hoàn, cơ động được Mỹ - ngụy coi là một vị trí “cứng” nhất trong cả hệ thống phòng thủ chiến lược ở Khe Sanh.
Đầu năm 1968 ta mở mặt trận Đường 9 và đến năm 1972 đến 1975 khu vực Tà Cơn nằm dưới sự kiểm soát của ta.
Nơi đây còn lưu giữ máy bay, xe tăng và trở thành một điểm du lịch hẫm dẫn