What's new

Khi "Vừng ơi" bằng tiếng Anh mà cửa không mở

=)) em đoán bác Vntuyen nói tiếng Tàu bằng giọng miền Nam :)) , em học tiếng Tàu với người Tàu miền Bắc, có lẽ nào bác học tiếng Tàu với người Tàu ở Miền Nam.

Cho em hỏi tý, bác nói thế dân Tàu có hiểu không bác ?
Hê hê, đọc đến đây tớ lại nhớ ra là chưa đi học buổi tiếng Tàu nào được vì bị mấy đứa du học Trung Quốc về "dọa" là bọn Tàu đang dạy ngoại ngữ ở Hà nội hiện nay toàn bọn Nam Tàu. Mà giọng Nam Tàu là giọng tông dật, giọng hạ đẳng, nói giọng Nam Tàu sẽ bị bọn Bắc Tàu nó khinh, khó quan hệ làm ăn lắm. Thế là tớ vẫn cứ một chữ Tàu bẻ đôi không biết.
 
Hehe, tớ làm việc với mấy tay ở Beijing, còn cái giọng tớ phiên âm tiếng Việt là để cho các bạn không biết đọc pinyin. Chứ miền Nam hay Bắc hay Trung, Đông Tây của Tàu thì nhiều lắm. Ví dụ ngay cái thành phố Kim Hoa nhỏ bé, của cái Tỉnh Chiết Giang, tổng cộng có hơn 20 giọng rồi. Nên tớ chỉ nói đến tiếng phổ thông thôi, tức giọng Bắc Kinh, mà cả TQ lẫn Taiwan, HongKong, Singapore gì cũng dùng hết. :)

Ý em là bác đang phát âm tiếng Tàu bằng giọng miền Nam Việt Nam ấy ạ.
 
Hê hê, đọc đến đây tớ lại nhớ ra là chưa đi học buổi tiếng Tàu nào được vì bị mấy đứa du học Trung Quốc về "dọa" là bọn Tàu đang dạy ngoại ngữ ở Hà nội hiện nay toàn bọn Nam Tàu. Mà giọng Nam Tàu là giọng tông dật, giọng hạ đẳng, nói giọng Nam Tàu sẽ bị bọn Bắc Tàu nó khinh, khó quan hệ làm ăn lắm. Thế là tớ vẫn cứ một chữ Tàu bẻ đôi không biết.

Không đúng đâu cvn ơi. Như tớ nói ở trên, TQ có rất nhiều tiếng địa phương. Ngay cả Thượng Hải cũng có hơn 10 giọng/tiếng rồi. Nên người nước ngoài thường nói 2 tiếng phổ biến nhất là phổ thông, tức tiếng Bắc Kinh, mà toàn quốc phải dùng và giọng Quảng Đông. Nếu không có thời gian học 2 tiếng thì chỉ cần chơi các tiếng Phổ thông là xong. Và như vậy đâu có khái niệm giọng Nam - Bắc gì đâu.

Còn ở Tây An thì họ nói tiếng Tây An, dĩ nhiên cũng hơn cả chục giọng Tây An khác nhau. Nhưng Tây An là tỉnh nói tiếng phổ thông hay nhất vì tiếng Tây An rất giống tiếng Bắc Kinh. Tây An là cố đô nghìn năm của TQ đấy.

Tóm lại, không có khái niệm giọng Nam - Bắc ở Tàu đâu ạ. Nếu đã nói tiếng phổ thông tức là nói tiếng Bắc Kinh rồi. Còn nói tiếng địa phương thì phải nói đến con số trăm. :)
 
Ý em là bác đang phát âm tiếng Tàu bằng giọng miền Nam Việt Nam ấy ạ.

Cũng chỉ có vài từ thôi, vì thế cho dễ mà. Mình không muốn đi sâu nhưng như thế này thì mình nói rõ hơn 1 tí.

Ví dụ cái này mà đọc là "duê nán rấn" thì không xong rồi. Phải đọc là duế nản rẩn. Thêm 1 điều nữa, dấu số 2 của tiếng Bắc Kinh chính là dấu hỏi - ngã của miền Nam VN mà không trùng với dấu hỏi hay ngã của miền Bắc VN.

Nhưng thôi, du lịch chứ có phải ngôn ngữ học đâu nhỉ. Với lại, mình là fan của likemoon mà. :)
 
Không đúng đâu cvn ơi. Như tớ nói ở trên, TQ có rất nhiều tiếng địa phương. Ngay cả Thượng Hải cũng có hơn 10 giọng/tiếng rồi. Nên người nước ngoài thường nói 2 tiếng phổ biến nhất là phổ thông, tức tiếng Bắc Kinh, mà toàn quốc phải dùng và giọng Quảng Đông. Nếu không có thời gian học 2 tiếng thì chỉ cần chơi các tiếng Phổ thông là xong. Và như vậy đâu có khái niệm giọng Nam - Bắc gì đâu.

Còn ở Tây An thì họ nói tiếng Tây An, dĩ nhiên cũng hơn cả chục giọng Tây An khác nhau. Nhưng Tây An là tỉnh nói tiếng phổ thông hay nhất vì tiếng Tây An rất giống tiếng Bắc Kinh. Tây An là cố đô nghìn năm của TQ đấy.

Tóm lại, không có khái niệm giọng Nam - Bắc ở Tàu đâu ạ. Nếu đã nói tiếng phổ thông tức là nói tiếng Bắc Kinh rồi. Còn nói tiếng địa phương thì phải nói đến con số trăm. :)
Ý mấy đứa em của CVN chúng nó không nói ngôn ngữ (tiếng phổ thông, hay tiếng Quản Đông...) mà nó nói về giọng nói ấy.

Mà em có biết gì đâu,đang lười học nên nghe chúng nó "dọa" thế là tin ngay và có luôn một lý do chính đáng để lùi việc học tiếng Tàu vô thời hạn :))
 
Ừ, nếu không có lý do đặc biệt hoặc không quá quởn thì cvn chỉ cần tìm hiểu thông tin là đủ rồi, dành sức làm việc khác chứ hơi đâu học tiếng Tàu cho nó mệt. :) Không có tiếng Tàu thì cũng phượt vui chán, có khi còn vui hơn.
 
: yue thanh 4 : Việt
: nan thanh 2: Nam
: ren thanh 2 : Người

Phiên âm thế này : Yuè nán rén

Tiếng hoa gồm có 5 thanh :

Thanh 1: ký hiệu - , đọc giống thanh ngang của tiếng Việt, ví dụ: bāo đọc là pao,

Thanh 2: ký hiệu / , đọc giống thanh sắc của tiếng Việt, ví dụ: fáng đọc là pháng,

Thanh 3, ký hiệu v , đọc giống thanh hỏi của tiếng Việt, ví dụ: dǎo đọc là tảo,

Thanh 4, ký hiệu \ , đọc giống thanh huyền của tiếng Việt, (cần chú ý là riêng thanh 4 thì đọc không hẳn giống như 3 thanh trên, khi đọc ta cần đọc thêm một nguyên âm chính nữa, tức là âm sẽ dài ra), ví dụ: dài đọc là tà-ai,

Thanh nhẹ, không viết ký hiệu, đọc giống thanh nặng của tiếng Việt, ví dụ: dì.fang đọc là tì-i fạng.
 
Likemoon tính bàn lựn à, thôi xin spam thêm tí.

Thanh 2: ký hiệu / , đọc giống thanh sắc của tiếng Việt, ví dụ: fáng đọc là pháng,=> Hehe, lúc trước mình nói lầu là lẩu, likemoon sửa là lấu là mình nghi nghi rồi. dấu này không phải đọc như dấu sắc tiếng Việt, phải dấu 4 mới đọc như sắc. Dấu này đọc như hỏi tiếng miền Nam VN. Quan trọng lắm đấy, hỏi lại đi likemoon ơi.

Thanh 3, ký hiệu v , đọc giống thanh hỏi của tiếng Việt, ví dụ: dǎo đọc là tảo, ==> Cái này không sai nhiều. Cái này đọc chuyển vận huyền - nặng. Chỉ đọc như hỏi khi là hai thanh 3 đi liền kề, thanh 3 đầu tiên biến âm thành thanh 2, tức dầu hỏi VN.

Thanh 4, ký hiệu \ , đọc giống thanh huyền của tiếng Việt, (cần chú ý là riêng thanh 4 thì đọc không hẳn giống như 3 thanh trên, khi đọc ta cần đọc thêm một nguyên âm chính nữa, tức là âm sẽ dài ra), ví dụ: dài đọc là tà-ai, ==> Thnh 4 đọc như sắc VN. Khác nhiều nhé. Hỏi lại đi Likemoon ơi.

Thanh nhẹ, không viết ký hiệu, đọc giống thanh nặng của tiếng Việt, ví dụ: dì.fang đọc là tì-i fạng==> Thanh nhẹ hoàn toàn không nặng, đương nhiên. Đã nhẹ sao còn nặng. Thanh nhẹ đọc rất nhẹ, như không có dấu vậy.

Người Việt Nam 越南人 phiên âm là yuè nán rén thì phải đọc là duế nản rẩn chứ đọc duề nán rấn là không ai hiểu hết.
 
Tóm lại, mình nói thật, cái vụ dấu là bạn likemoon phải hỏi lại nhá, tớ nói thật đấy. :)
 
Pó tay với bác, bài viết về các thanh này không phải do em tự nghĩ ra, em copy từ các trang web dạy tiếng trung về đấy :D.

Thanh 2: ký hiệu dấu sắc mà bác đọc giống dấu hỏi là em chịu rồi

Thanh 4: ký hiệu dấu huyền: bác lại đọc thành dấu sắc, iem chịu nốt

http://209.85.175.104/search?q=cach...rung+co+5+thanh+dieu&hl=vi&ct=clnk&cd=9&gl=vn

So sánh 4 thanh điệu trong tiếng Trung và 6 thanh điệu trong tiếng Việt:

+ Thanh 1 (Âm bình) gần giống thanh Bằng tiếng Việt.

+ Thanh 2 (Dương bình) gần giống thanh Sắc tiếng Việt.

+ Thanh 3 (Thượng thanh) gần giống thanh Hỏi tiếng Việt.

+ Thanh 4 (Khứ thanh) ngắn và nặng hơn thanh Huyền, dài và nhẹ hơn thanh Nặng tiếng Việt.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,058
Members
192,337
Latest member
Corinamith4
Back
Top