What's new

Ký sự Ai Cập.

Chiếc Boeing của hãng Hàng không Egypt Air hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cairo – Ai Cập vào một buổi sáng sớm, khí trời còn khá mát mẻ. Giọng của phi cơ trưởng cất lên trên loa mời tất cả hành khách chuẩn bị hành lý xuống sân bay. Hòa theo dòng người đến khu vực kiểm soát hộ chiếu với visa Ai Cập trên tay mà tôi cũng hơi run, không rõ có trục trặc gì không?

Tay cảnh sát cửa khẩu gương mặt nghiêm nghị cầm cuốn Hộ chiếu Việt Nam hết lật đi lật lại, lại gõ gõ chiếc bút xuống bàn có vẻ khó hiểu cân nhắc ghê lắm. Sau một hồi đắn đó, anh ta chạy đến tay sỹ quan diện bộ đồ quân phục màu trắng tinh đang ngồi trong góc phòng để hỏi ý kiến. Tay này lướt mắt qua cuốn hộ chiếu màu xanh lá cây rồi gật đầu một cái…

Thế là…

“Nhật ký hành trình Ai Cập (bằng xe gắn máy)” với cụm từ “bằng xe gắn máy” trong ngoặc được phép ra đời!

Sở dĩ như vậy vì xứ sở của “Nghìn lẻ một đêm”, “Xác ướp Ai Cập”, của “Alibaba và 40 tên cướp” này thật khác xa với những quốc gia mà tôi đã từng đặt chân tới, khác xa với những trải nghiệm tôi có với các nước trong khu vực và Châu Âu, Mỹ. Rồi đến lượng thông tin ít ỏi tìm được về Châu Phi nói chung, Ai Cập nói riêng càng làm cho mọi thứ ở đây thêm đầy rẫy những điều ngạc nhiên khiến tôi đến tận bây giờ cũng không dám nói trước điều gì…

Nhưng cho dù đi với phương tiện gì, đi đâu đi chăng nữa thì mục đích của tôi là nhằm chia sẻ với các bạn những câu chuyện bình thường, những bức hình chụp bình thường về cuộc sống đời thường tại một đất nước Bắc Phi, với cách giải thích còn lắm hạn chế với mong ước rằng: Các bạn hãy lên đường khám phá thế giới! Thế giới quả là rộng lớn và thú vị! Hãy lên đường theo cách riêng của bạn. Đừng ngại ngần! Đừng sợ hãi!

Bởi vì…

“SỐNG ĐỂ ĐI – LIVE TO RIDE”
 
IMG_3695_zpsqhikh9bz.jpg


IMG_3697_zpsci5ksjcx.jpg


IMG_3712_zpsruu1i32s.jpg


IMG_3698_zpsq8lxez8o.jpg
 
Bản thân ngôi đền tự bản thân nó đã thú vị, nhưng mối quan hệ giữa nó với đền Luxor (cách 2km) và vai trò của nó trong việc định vị xây dựng đền nữ hoàng Hatshepsut 10km ở bờ bên kia sông Nile cũng thú vị không kém... Nhưng cũng như nhiều topic khác, mục đích của tôi không phải là chia sẻ thật nhiều những cái mình biết (và chưa biết) trong mỗi chuyến đi. Điều đó là vô ích! Hơn hết, tôi muốn qua đây tiếp thêm đam mê để mỗi người lên đường khám phá thế giới tươi đẹp xung quanh.

"Hãy thật khao khát. Hãy thật dại khờ." (Steve Jobs). Hãy khao khát lên đường như đứa bé khát bầu sữa mẹ! Đừng để sợ hãi ngăn bước chân bạn. Cũng đừng ngại ngần... Vì thế giới này là của bạn, và bạn chỉ sống một cuộc đời mà thôi !

IMG_3726_zps9aj6dojm.jpg
 
Lâu lâu tự sướng một tấm, không có người thắc mắc HDD82 không biết "tự sướng"... :))

IMG_20150724_095900_zpsho1ns1hb.jpg


... hòa chung không khí tự sướng cùng các thôn nữ Hồi giáo xinh đẹp... :))

IMG_20150724_100152_zpsaa36rqe9.jpg
 
- Hello, China?
- No.
- Japan?
- No.
- Taiwan?
- No!!!
"Thế mày đến từ nước nào?". "Việt Nam", tôi nói.
- Ồ, Việt Nam? Pằng, pằng America...
- Không! Chiến tranh kết thúc rồi. Chúng ta bây giờ đã là bạn.

Từ các tay bán hàng ở ngoài phố, tới dân địa phương, chủ khách sạn, người làm công v.v... đều hay sử dụng mẫu đối thoại tương tự như trên. Việt Nam trong con mắt của người Ai Cập là các bộ phim chiến tranh với Mỹ, là bom đạn... Thông tin về Việt Nam với người Ai Cập cũng giống như thông tin Ai Cập tại Việt Nam vậy. Rất hạn chế! Nên mỗi khi có cơ hội, tôi lại giới thiệu VN trên đường đi du lịch.

Câu chuyện tới đây khiến tôi liên tưởng tới ông Jose Victor, người đàn ông Guatemala làm kỹ sư IT. Dù hơn 30 năm sống tại Đức, có vợ (cũ) và con tại Đức, đi đâu ông cũng giới thiệu mình là người Guatemala. Cái giọng ngân nga tự hào khi giới thiệu đất nước Trung Mỹ nhỏ bé, từ một người đàn ông nhỏ bé, khiến mọi người rất chú ý. Không những nhiều người Việt Nam hay có suy nghĩ chê bai quê hương, chán nản chính kiến, luôn bày tỏ sự ngưỡng mộ tới "ước mơ Mỹ", "chân trời Âu, Úc" và sẵn sàng từ bỏ quốc tịch VN ngay khi có cơ hội, mà nhiều người nước ngoài tôi gặp cũng có thái độ tương tự. Tôi còn nhớ một anh chàng da đen tôi gặp ở Cairo vỗ ngực tự hào mình có quốc tịch Na Uy, và nói chuyện theo kiểu đó là một "thành tích" tuyệt vời nhất trong cuộc đời mà anh từng đạt được. Trái ngược hoàn toàn, Jose lại luôn nói về đất nước Guatemala với niềm tự hào, là điều, theo tôi, đáng để học tập!

Và giữa thành phố Luxor triệu dân, tôi và Jose có dịp tái ngộ. Hai người tay bắt mặt mừng sau gần 2 tuần chia tay tại Cairo. Jose vừa mới khỏi bệnh cúm hành hạ anh suốt tuần qua, và vừa tới thăm người bạn của anh tại Luxor. Nơi chúng tôi trọ ở cùng Bờ Tây, không xa lắm, và việc chúng tôi làm đầu tiên là tìm cho mình một ly nước mía...

IMG_20150729_162953_zpsw84obbdc.jpg


Trái ngược với nước uống mượt mà, thức ăn tại đây chỉ có "ngậm đắng nuốt cay" mà nuốt...

IMG_20150725_113416_zps4u1gwlty.jpg


Rồi cũng như cô bé Maya Sato trong chuyến Đông Dương phần 2, tôi "lên lớp" Jose một bài về lợi ích của việc đi xe gắn máy. Với kinh nghiệm vài lần lái xe đạp ở nước ngoài, không mất quá nhiều thời gian để thuyết phục, Jose phóng lên chiếc xe gắn máy sau lưng tôi và... Bạn biết đấy... Maya hay Jose cũng thừa nhận xe máy là phát minh vĩ đại nhất của con người để ... du lịch!

IMG_3729_zpsawna6rhj.jpg


Tiếp tục lên đường thôi...

IMG_3732_zpsue3b55bc.jpg
 
Đền Hatshepsut:

Quyền lực và chính trị tưởng chừng như "trò chơi" chỉ dành cho đàn ông. Nhưng lịch sử đã cho thấy một khi phụ nữ lên nắm quyền hành, mặc dù rất hiếm hoi, họ thường tạo ra những chuyện "kinh thiên động địa", những bước ngoặt tạo nên dấu ấn sâu đậm trong văn hóa xã hội đương thời. Ví dụ như trong lịch sử Trung Quốc, Võ Tắc Thiên là nhân vật kiểu như thế. Sau này có Giang Thanh, vợ Mao Trạch Đông, một người có vai trò lớn trong "Bè lũ bốn tên" thời Cách mạng văn hóa, cũng có tác động lớn đến đời sống người dân lúc đó. Nước Nga thì có Nữ hoàng Ekaterina, còn có tên Ekaterina Đại đế, người có công đưa nước Nga trở thành cường quốc hùng mạnh tại Châu Âu thế kỷ 18, quân đội của Nga dưới thời đó đánh bại quân đội Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ. Việt Nam chúng ta thì ai cũng biết là Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, hình ảnh thật oai hùng!

Còn Ai Cập? Vâng, đó là Hatshepsut ! Hatshepsut là vị Pharaon thành công nhất trong lịch sử Ai Cập. Bà là Pharaon thứ 5, thuộc triều đại lịch sử thứ 18, cai trị Ai Cập cách đây 3.500 năm. Vị Pharaon này phải cải trang thành nam giới bằng cách đeo râu giả mỗi khi xuất hiện, lên nắm quyền hành vương quốc khi con trai là Thutmose III được giao ngôi hoàng đế khi còn quá nhỏ. Hatshepsut là vợ của vua Thutmose II, còn Thumose III là con của Thumose II. Hình ảnh mang râu giả của Hatshepsut được thể hiện trong các bức tượng: Tượng của bà thường đội chiếc mũ miện cao, bên dưới có quàng một sợi dây bên trên qua má để giữ chòm râu giả (vì thời bấy giờ chưa phát minh ra... keo dán, nếu có keo dán thì chỉ cần dán râu lên là xong), mặt của bức tượng được vẽ màu đỏ.

Chúng tôi tới Đền Hatshepsut, phía Tây sông Nile, vào buổi sáng sớm để tìm hiểu xem khi phụ nữ lên nắm quyền, họ có thể tạo nên cuộc "cách mạng" như thế nào? Và đây, Đền Hatshepsut 3.500 năm tuổi dưới góc máy ảnh Canon 35 năm tuổi... ý lộn... 10 năm tuổi...

IMG_3736_zpskdaz4ebu.jpg


IMG_3739_zpst7yzg7uf.jpg


Kiến trúc ngôi đền như thế nào so với đền Kanab ở trên? Hoàn toàn khác biệt! Hatshepsut đã "phế bỏ" kiểu kiến trúc cột cao, tường to sừng sững, hoành tráng bề thế của các vị Pharaon nam giới "tiền nhiệm". Thay vào đó là thiết kế mới: Một quảng trường rộng mênh mông với nhiều bậc thang dài nối tiếp nhau đi lên, cuối mỗi bậc thang dẫn tới một khu vực trong đền. Tất cả có kết cấu phần mái bằng phẳng và không gian... thông thoáng! Không có kiểu chen lấn trong ngôi đền chật chội và đông đúc như kiểu đàn ông thường làm! ;)

IMG_3740_zpsocekxqev.jpg


Mặt trước của ngôi đền là một loạt bức tượng chân dung của chính Hatshepsut to lớn, hoành tráng. Bức nào bức nấy giống nhau như đúc, được xếp hàng loạt tạo ấn tượng quyền lực mạnh mẽ. Một sự khẳng định chăng? Gương mặt mỗi bức tượng còn lưu dấu sơn màu đỏ sau hàng nghìn năm, đường nét thanh tú mềm mại, và đặc biệt là thân hình... Thân hình tròn trịa hông to, bụng nở đúng kiểu phụ nữ! Trên má, nếu để ý kĩ, vẫn thấy dấu vết của một đường kẻ chỉ, là nơi gắn chòm râu giả.

IMG_3742_zpsheziqtxm.jpg


IMG_3743_zpsbexefzb2.jpg
 
Bạn có nhìn thấy không gian thoáng đãng của ngôi đền so với đền Kanab không? Con chim này là đại diện cho thần chết! Phía Tây sông Nile được người dân quan niệm không phải nơi để sống, mà là nơi chôn cất người chết! Hai khu vực sinh sống và chôn cất người chết cách nhau bởi con sông Nile. Sau khi Hatshepsut mất, phần lớn ngôi đền bị hủy hoại nghiêm trọng. Hầu hết các bức tượng của vị Pharaon này bị phá hủy khuôn mặt. Công trình tái tạo đền là một dự án vĩ đại không những là nỗ lực của Ai Cập mà từ các nhà khoa học đến từ khắp nơi trên Thế giới.

IMG_3750_zpsmjasqzrf.jpg


Ngôi đền và cả lăng mộ của Hatshepsut ăn sâu vào vách núi. Lăng mộ của bà, trong bộ phim phóng sự mới đây, được đào ngầm dài hàng trăm mét vào dưới lòng đất. Đây là một cuộc cách mạng thứ hai: Lăng mộ của vua không nằm trong Kim tự tháp hướng lên trời nữa, mà được đào sâu vào lòng đất. Rất sâu.

Tại sao vị Pharaon này lại làm chuyện ngược lại hoàn toàn với truyền thống như vậy? Tôi không rõ! Có thể tín ngưỡng, phong tục tập quán của người dân đã thay đổi một phần so với trước kia, hoặc người ta thấy việc xây Kim tự tháp quá tốn kém, hoặc giả là Kim tự tháp lộ thiên như vậy rõ ràng là mục tiêu "dễ xơi" của tất cả bọn trộm cắp. Còn đào huyệt vào lòng núi ư? Đương nhiên là việc tìm kiếm cửa hầm nằm ở đâu trên ngọn núi đã phức tạp hơn ngàn lần, chưa nói chui vào huyệt là một ma hồn trận địa để trộm cắp kho báu. Đào mộ trong lòng núi là một ý tưởng cách mạng! Hàng chục vị Pharaon sau này đã theo dấu chân Hatshepsut: đào mộ dưới lòng đất, để rồi cuối cùng hình thành nên Thung lũng của các vị Vua (Valley of the Kings) với hơn 50 ngôi mộ ẩn trong núi, nhiều số chúng đến nay vẫn chưa mở cửa cho du khách tham quan.

IMG_3752_zpsau5ccydt.jpg


IMG_3747_zpsvmo0obrf.jpg


20150726_083839_zpsinaxortf.jpg


Nhiều hình vẽ mô tả các cuộc khám phá chinh phạt của quân đội Ai Cập dưới thời Hatshepsut ra nhiều nước Châu Phi lân cận, thu gom nhiều loại súc vật, cây cối mới lạ về cho vương quốc:

IMG_3748_zpsjfwwfsew.jpg


20150726_090020_zpswbygebfd.jpg


Với đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, khoa học sau hơn 30 năm tại Đức, Jose Victor với niềm đam mê Ai Cập thật sự là một quyển sách sống về lịch sử Ai Cập. Từng phòng, từng khu vực một trong đền đều có ý nghĩa riêng. Từng hình vẽ trên tường cũng là một câu chuyện thú vị. Bạn có thể đến ngôi đền này thêm nhiều lần nữa mà vẫn còn khám phá ra được nhiều cái mới mẻ. Ngay cả giới khoa học cũng đang tiến sâu vào lòng núi kiếm tìm xác ướp của Pharaon Hatshepsut vẫn chưa rõ ở nơi nào...

IMG_3745_zpsd3ecituq.jpg
 
Giữa Phương Đông và Phuơng Tây tồn tại sự khác biệt về văn hóa, về suy nghĩ và cả phong cách đi du lịch. Tìm hiểu về lịch sử, phong tục tập quán, các món ăn địa phuơng, và địa danh tại các thành phố là điểm chung giữa hai phái. Nhưng người Mỹ và Châu Âu có thói quen tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, thích các viện bảo tàng địa phuơng, họ cũng hay đọc các loại sách du lịch hơn. Sử dụng máy ảnh hiện đại, cồng kềnh không phải là ưu tiên hàng đầu của dân Phương Tây, tương tự là chia sẻ sau chuyến đi với mọi người trong cộng đồng. Sở dĩ như vậy vì, theo tôi, tư tưởng độc lập, cá nhân trong văn hóa đã thể hiện trong cách đi du lịch của họ. Du lịch khám phá là công việc của mỗi cá nhân, trải nghiệm cá nhân.

Người Châu Á thường chuộng các loại máy ảnh nặng, nhiều tính năng chụp ảnh trên đường đi cất giữ và chia sẻ, trong khi dành ít thời gian đọc các loại sách lịch sử. Nói chung, tư tưởng tập thể và cộng đồng của người Châu Á cao hơn, nên thường đi du lịch theo nhóm để hỗ trợ nhau. Nói chung, họ vẫn ít liều lĩnh và xông pha hơn người Châu Âu cũng vì tư tưởng đó: làm gì cũng nhìn trước ngó sau, hỏi ý kiến người này người nọ xem tất cả đồng ý hết thì mới làm, còn không thì... "mai hẵng tính". :D

Người Ai Cập có thể hình cao to, lực lưỡng như người Châu Âu. Đàn ông bên này dáng chắc, đậm và cơ bắp khỏe. Theo tôi, họ mang nhiều đặc điểm của người Phương Tây hơn. Đặc biệt là trong vấn đề... tiền nong. Những tay Ai Cập ở các địa điểm du lịch rất thích mặc cả tiền bạc cho các giao dịch. Những nơi nào không được phép tham quan trong tại đền đều có thể thương lượng được để vào bên trong. Không cho phép chụp ảnh thì có thể ra giá để chụp ảnh, miễn là mức giá đưa ra hợp lý: 10 đồng bảng Ai Cập (khoảng 27k VNDD) là họ sẵn sàng dẫn bạn đi khắp nơi mọi chỗ rồi.

Đền Habu Temple là một ví dụ điển hình cho câu chuyện kể trên. Anh chàng Ai Cập da đen dẫn lối cho tôi và Jose đi khắp các hang hóc, hầm hào có cắm biển "Cấm vào" tại đền Habu. Đây là viện bảo tàng ngoài trời khổng lồ, một di tích lịch sử được Unesco công nhận.

Đền Habu Temple:

IMG_3774_zpstoz126ch.jpg


IMG_3770_zpsqq2vtun9.jpg


IMG_3769_zpsgn4iszge.jpg
 
"Đông, xem này...", Jose nói to thích thú với tôi rồi chỉ tay trỏ tới một đoạn trong quyển sách Lonely Planet phiên bản Tiếng Đức.
- Gì vậy, Jose? Tôi hỏi.
- Trong này ghi là vài bức tường tại đền Habu có mô tả lại cảnh hành hình nô lệ.
- Pharaon hành hình các nô lệ à?
- Đúng thế. Họ chặt tay các nô lệ (chặt tay phải) và còn cắt c... luôn.
- Hả? Cắt c.... luôn hả? Tôi và Jose không hẹn đều la lên thích thú.
- Đi tìm mau thôi...
Chúng tôi háo hức chia nhau ra tìm bức tường kể trên trong ngôi đền bao la...

IMG_3755_zpsxj2ihx0g.jpg


IMG_3757_zpsamvbslu1.jpg


IMG_3759_zpsqzb5sa7c.jpg


IMG_3763_zpsszfeivap.jpg
 
"Diễm ơi! Em ở đâu? Em có biết là anh đang tìm em đó không?"

20150726_105408_zpspybqktpo.jpg


"Cầu vua Pharaon linh thiêng phù hộ cho con tìm ra... Trúc!"

20150726_105202_zpsgs83in8i.jpg


Và anh đã tìm ra Phuơng đây rồi! Nếu để ý kỹ sẽ thấy một đống bàn tay chất thành đống trên hình vẽ trên tường. Hình phía dưới miêu tả một đống con c... chất thành đống nữa. Ngồi trên chiếc ghế to lớn nhất là Pharaon, còn kẻ thù bị bắt làm nô lệ xếp thành hàng nhỏ nhỏ bên dưới chịu hình phạt:

20150726_110138_zpsh7h62tt6.jpg


20150726_110310_zpsfafxwtm7.jpg
 
Topic đến đây cũng đã tương đối dài... Việc theo dõi thường xuyên một topic dài không hề dễ, nhất là các chuyến đi của HDD82 không phải 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần mà có khi tới 1 tháng, nhiều tháng. Theo dõi topic dài cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn nhất định... Thiết nghĩ nếu bạn chưa có nhiều kiên nhẫn chỉ để đọc thôi thì khi bạn thực hiện chuyến đi dài tương tự cũng sẽ rất khó mà kiên trì đến cuối hành trình, vì trên đường đi sẽ có rất nhiều chuyện xảy đến khiến bạn chỉ muốn rút lui, muốn trở về nhà, muốn bỏ cuộc. Vậy hãy kiên trì với chính bản thân mình!

Nụ hôn "gió" từ thiếu nữ Ai Cập gửi tới các bác vẫn đang còn sức đọc... :D

IMG_3781_zpsmicok1qn.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,308
Bài viết
1,175,018
Members
192,036
Latest member
imperiaglobalgate
Back
Top