What's new

Ký sự Ai Cập.

Chiếc Boeing của hãng Hàng không Egypt Air hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cairo – Ai Cập vào một buổi sáng sớm, khí trời còn khá mát mẻ. Giọng của phi cơ trưởng cất lên trên loa mời tất cả hành khách chuẩn bị hành lý xuống sân bay. Hòa theo dòng người đến khu vực kiểm soát hộ chiếu với visa Ai Cập trên tay mà tôi cũng hơi run, không rõ có trục trặc gì không?

Tay cảnh sát cửa khẩu gương mặt nghiêm nghị cầm cuốn Hộ chiếu Việt Nam hết lật đi lật lại, lại gõ gõ chiếc bút xuống bàn có vẻ khó hiểu cân nhắc ghê lắm. Sau một hồi đắn đó, anh ta chạy đến tay sỹ quan diện bộ đồ quân phục màu trắng tinh đang ngồi trong góc phòng để hỏi ý kiến. Tay này lướt mắt qua cuốn hộ chiếu màu xanh lá cây rồi gật đầu một cái…

Thế là…

“Nhật ký hành trình Ai Cập (bằng xe gắn máy)” với cụm từ “bằng xe gắn máy” trong ngoặc được phép ra đời!

Sở dĩ như vậy vì xứ sở của “Nghìn lẻ một đêm”, “Xác ướp Ai Cập”, của “Alibaba và 40 tên cướp” này thật khác xa với những quốc gia mà tôi đã từng đặt chân tới, khác xa với những trải nghiệm tôi có với các nước trong khu vực và Châu Âu, Mỹ. Rồi đến lượng thông tin ít ỏi tìm được về Châu Phi nói chung, Ai Cập nói riêng càng làm cho mọi thứ ở đây thêm đầy rẫy những điều ngạc nhiên khiến tôi đến tận bây giờ cũng không dám nói trước điều gì…

Nhưng cho dù đi với phương tiện gì, đi đâu đi chăng nữa thì mục đích của tôi là nhằm chia sẻ với các bạn những câu chuyện bình thường, những bức hình chụp bình thường về cuộc sống đời thường tại một đất nước Bắc Phi, với cách giải thích còn lắm hạn chế với mong ước rằng: Các bạn hãy lên đường khám phá thế giới! Thế giới quả là rộng lớn và thú vị! Hãy lên đường theo cách riêng của bạn. Đừng ngại ngần! Đừng sợ hãi!

Bởi vì…

“SỐNG ĐỂ ĐI – LIVE TO RIDE”
 
Phương châm "Bạn của bạn là bạn" và "Khách của bạn cũng là... bạn", Aiman giới thiệu tôi người bạn Ai Cập khác ở ốc đảo Dakla. Samas: 33 tuổi, làm chủ một khách sạn nhỏ, người chắc nịch đậm, xã giao tốt, đẹp trai, độc thân, và thường suy tư về... gia đình. Đúng là con người ta thường nghĩ về những cái gì mà mình... chưa có, chứ ít khi nghĩ về cái mình đang có! Ví dụ: Đang có tự do lại nghĩ tới lập gia đình, đến khi vướng víu chuyện gia đình rồi lại ước mơ tự do. Làm gì có chuyện vế thứ hai xảy ra dễ dàng được... hehe. Thực tế đã chứng minh điều đó!

Trong buổi đầu tiên chúng tôi gặp mặt, Samas và tôi cùng nhau đi ăn tối. Tại bữa ăn, trong khi tôi thắc mắc nhiều câu hỏi liên quan tới thành phố Dakla thì tay Samas lại tỏ ra hết sức dửng dưng, hắn trả lời ậm ừ một hai câu cho có rồi lại ăn tiếp. Nếu ở Việt Nam thì có thể xem hành động này là hơi bất lịch sự, nhưng không sao! Tôi bắt đầu quan sát kỹ hơn tâm trạng của hắn và tập trung giống như vậy. Hắn chỉ ngồi ăn thì tôi cũng lúi húi ăn, hắn không vồ vập lắm thì tôi cũng cứ thong thả, hắn nói ít thì tôi cũng kiệm lời. Hai bên chơi trò "tâm lý chiến" đến khi kết thúc bữa ăn... Cuối cùng, để phá tan sự im lặng, Samas bắt đầu thả các "lá bài" của hắn xuống:

- Đông! Anh là bạn của Aiman nên cũng là bạn của tôi. Chào mừng anh đến với Ai Cập, chào mừng anh đến Dakla! Khách sạn tôi sẵn sàng cung cấp các dịch vụ như: đi tham quan suối nước nóng, đi thăm làng nghề thủ công mỹ nghệ, lái xe trên đồi cát sa mạc... Vì anh là bạn của Aiman nên giá cả tôi đưa ra sẽ tốt nhất!

À, thì ra tay này quan tâm đến chuyện tour! Okie, để xem sao... Samas lôi ra một xấp ảnh minh chứng cho các tour du lịch khách sạn hắn. Tôi nhìn xấp ảnh: một tay Châu Á điệu đà nào đó, trên người còn nguyên quần áo đứng cạnh suối nước nóng làm dáng chụp ảnh. Một tấm ảnh khác chụp cắm trại trên sa mạc, tôi nhìn tấm ảnh cứ như cắm trại trong rạp xiếc: giữa sa mạc bốn phía là oto quây quần chăng mùng, chăng màn màu mè đến gió còn không lọt, phía trong "lâu đài nhân tạo" đó là mấy du khách đang ... cắm trại, ăn uống tiệc tùng. Rồi tấm ảnh chụp thiếu nữ (cũng lại Châu Á) e ấp một con thú nhồi bông đang đứng cạnh chiếc xe gắn máy ở... đồi cát sa mạc.

"Cái quái gì thế này? Sao lại có thú nhồi bông đi xe máy? Giống kịch bản trong phim Hollywood thế?". Tôi thầm nghĩ trong bụng...

Kiên nhẫn chờ Samas tung hết "bài" thuyết trình xong xuôi, tôi mượn hắn một mẩu giấy, lấy cây viết ra viết 03 việc mà tôi muốn hắn giúp đỡ tại Dakla.

Việc thứ nhất là...

IMG_20150720_060701_zpsshfpowfi.jpg


IMG_3573_zpstb2kkdzr.jpg
 
Toàn Ai Cập có bốn ốc đảo sa mạc: Brahyia, Farafara, El Dakla, và El Khagra. Mỗi cái cách xa nhau chừng 200 - 300 km. Dân số sống tại ốc đảo chiếm chưa tới 10% tổng dân số cả nước. Ba ốc đảo ở sau (Farafara, Dakla và Khagra) tạo thành một quận gọi là New Valley. Điểm chung của mọi ốc đảo là... nóng. Càng đi về phía Nam lại càng nóng! Nóng nhất trong ngày là khoảng thời gian từ 10h sáng tới 5h chiều: đường phố không một bóng người, vắng tanh. Lạ thay, dân Ai Cập khi ra đường lại không bao giờ đội mũ nón, kể cả đàn bà con gái! Ấy vậy mà con gái tại Dakla em nào cũng trắng phây phây, khuôn mặt thanh tú đẹp dịu dàng. Mắt to, lông mày cong vút, cằm thon, mũi cao, khuôn mặt hình chữ V tự nhiên mà không viện tới bác sỹ trong các thẩm mỹ viện. Rõ ràng, con gái vùng này theo tôi là đẹp hơn hẳn nhiều khu khác tại Ai Cập. Cũng giống như VN có một số vùng mà phụ nữ con gái đẹp hơn các vùng khác vậy.

IMG_20150720_071801_zpsobdzvctg.jpg


Phụ nữ phải trùm khăn, che đầu là để tránh... quyến rũ đàn ông! Đàn ông ở đây cũng ít khi nhìn chằm chằm vào phụ nữ hoặc bình phẩm này nọ (vì thể hiện sự thiếu tôn trọng, theo tín ngưỡng Hồi giáo). Quán cafe ở Dakla thường chia làm hai nửa dành cho hai giới, ở giữa ngăn cách bằng một hàng cây rậm. Chắc họ cũng rành tâm lý là đàn ông uống cafe hay rãnh rỗi liếc mắt tùm lum nhìn ngó phụ nữ, nên chủ động ngăn cách ra. Việc nhìn ngắm các cô gái, theo tôi nếu có, cũng diễn ra lén lút và nhanh chóng chứ không lộ liễu công khai "ồ" lên hoặc trầm trồ huýt sáo như Việt Nam. Nhìn các cô thôi đã khó vậy, chụp hình các cô gái là điều... nguy hiểm và theo tôi là không nên thử!

Chụp hình phụ nữ thì không được, nhưng ông già với con nít thì... cứ thoải mái! :D

IMG_20150720_070137_zpsv4moyw9j.jpg


Ông già nhảy xuống xe, bắt tay tôi bằng đôi bàn tay to kềnh và thô nhám của người nông dân, trò chuyện vài câu bằng tiếng địa phương - đương nhiên là tôi không hiểu gì nên chỉ cười và gật đầu - thân thiện và vui vẻ. Theo tôi, người dân Ai Cập thuộc dạng tốt bụng và thân thiện nhất Thế giới (hình như đất nước nào tôi tới thăm cũng đều cho nước đó thân thiện nhất TG cả...).

IMG_20150720_070157_zpsy70vfn4z.jpg
 
[#@@] Thời sinh viên tại BKHN, trong phòng kí túc xá có mấy đứa lén hút thuốc lào trong phòng, đám sv hút thuốc lào không biết từ lúc nào đã "nâng tầm" thói quen này lên tầm cao mới bằng mấy câu thơ đại loại như:

Hút thuốc lào nâng cao sĩ diện
Thơm mồm, bổ phổi, diệt trùng lao
Nâng điếu lên như... Triệu Tử cầm đao
Nhả khói ra như... Khổng Minh gọi gió?!!

Tôi ngờ rằng dân Ai Cập cũng có những câu thơ tương tự cho việc hút shisha. Vì khắp mọi ngõ ngách tại đây đều thấy thanh niên, ông già hút shisha say sưa. Mà không phải rít vài hơi như thuốc lào rồi nhả khói ra đâu, mà cái ống hút shisha dính như keo vào mồm mấy tay thanh niên hút suốt cả tiếng. Vừa đọc báo, vừa nói chuyện, chơi game vừa ngậm chặt ống hút như ngậm sữa mẹ vậy... Với chút nước nhỏ xíu ở dưới làm nhiệm vụ lọc khói thuốc thì áng chứng kiểu hút shisha này "nặng đô" ngang ngửa thuốc lào chứ không kém.

IMG_20150718_160231_zpsdetgipe6.jpg


Quang cảnh đường phố tại các ốc đảo rất nhếch nhác, bụi bặm không có gì đáng nói cả. Tôi chỉ hơi ngạc nhiên khi thỉnh thoảng bắt gặp dân địa phương lấy nước để... tưới đường, rửa xe máy, rửa xe oto lênh láng, trong khi suy nghĩ của tôi phải là nước quý lắm mới phải? Nếu có thắc mắc thì thường chỉ là cái nhún vai: "Ohhh, Egytian" (Ồ, người Ai Cập ấy mà).

Trên một đường phố tại ốc đảo:

IMG_20150718_160155_zpslfftkphh.jpg


IMG_20150718_161307_zpsvexfyifq.jpg


Đến tầm trưa là đường phố vắng tanh không một bóng người, dân địa phương ngủ ngày nhiều để tránh nóng và sinh hoạt "bù" vào ban đêm.

IMG_20150719_114337_zpsne1vckrp.jpg
 
Nhưng buổi tối là một bức tranh khắc hẳn ban ngày: mọi người ùa ra đường đi dạo, đám thanh niên thì thích nẹt pô inh ỏi làm giật mình người khác, xe oto chạy vào làn đường ngược chiều, ngã tư ngã ba còi bóp điếc tai, phương tiện chạy xe không theo luật lệ nào (y chang như tôi từng mô tả cảnh đường phố Cairo). Đáng lưu ý là tầm hơn 10h tối, quân đội có sắc phục và không sắc phục đứng giới nghiêm tại các ngã tư với súng ống đầy đủ và trông khá nghiêm trọng. Nên biết là quân đội luôn đề phòng nhóm Hồi giáo cực đoan Muslim Brotherhood tấn công. Nhưng tôi cũng thấy lạ là ATM mà cũng có cảnh sát đứng gác nữa??!

Hiểu được quy luật giao thông ở đây nên tôi không chọn buổi tối để lái xe. Vào lúc mặt trời vừa mọc, khi cả thị trấn còn đang chìm vào giấc ngủ, một tay Châu Á lặng lẽ lên xe phóng ra ngoài sa mạc, lao mình vào khoảng không gian rộng lớn, tìm cho mình chút khung cảnh yên bình buổi sáng sớm... Có lúc tôi phóng qua một anh cảnh sát đang mơ màng đứng gác, anh chàng giật mình (có lẽ vì tôi đội mũ bảo hiểm lúc sáng sớm) xách súng chạy ra đường theo phản xạ, nhưng nhanh chóng nhận được cái chào và nụ cười của tôi nên mọi chuyện đều êm thỏa.

IMG_3568_zpssfanfyry.jpg


IMG_3571_zpsqgbb7nuk.jpg


Thói quen thường chọn những con đường nhỏ nối giữa hai thôn bản để chạy luôn mang đến những trải nghiệm tốt. Hình ảnh mang đến cho du khách một đất nước Ai Cập đẹp và yên bình.

IMG_20150720_071808_zps9z3ijpy4.jpg


IMG_20150720_062436_zpsokitdep0.jpg


Mang theo chút thức ăn, lượng nước uống vừa đủ, và...

"Sống để đi - Live to Ride"

IMG_20150720_063039_zps4l4x3xv1.jpg
 
Thường thì thức ăn bên này quá khô, đặc biệt là cái bánh rán làm bằng cái bột gì mà khô và rất khó nuốt. Thức ăn họ không nấu theo kiểu súp hay canh như Việt Nam. Ăn một hai buổi trong ngày thì được, ăn cả ngày và liên tục cả tuần thì cơ thể quả thực là chịu không nổi. Thế là có tay Châu Á lúi húi trong phòng với chiếc nồi cơm điện, hâm nóng cho mình giấc mơ vòng quanh Ai Cập... Trong phòng có 03 giường, nhưng chỉ có mình tôi ở. Nếu nói rộng ra một chút, trong khách sạn có 10 phòng, nhưng chỉ có mình tôi ở. Mùi thức ăn cứ thế thoang thoảng khắp nơi mà không thấy ai gõ cửa phàn nàn gì...

IMG_20150719_121332_zpsixhkdpve.jpg


Câu thần chú của chàng Alibaba xứ xở Nghìn lẻ một đêm: "Vừng ơi, mở ra!!!"

IMG_20150719_123000_zps4emj5qxx.jpg


Một ngày/lần, tôi lại ra nhà hàng nào đó gọi thức ăn ăn. Họa hoằn lắm mới gọi trúng được món cơm với thịt gà nướng như thế này, còn lại gọi tầm bậy là phần nhiều (dù dân địa phương cũng giao tiếp được chút Tiếng Anh). Kiểu gì thì tôi cũng vẫn vui vẻ ăn vì đó là một phần tất yếu của du lịch. Mỗi phần ăn như thế này có giá 50 đồng Ai Cập, khoảng 140k VNĐ:

IMG_20150715_180100_zps3cchsbru.jpg


Đường đến tiệm Internet post bài... Bọn con nít ở đây cứ thấy tôi ngoài đường là "Hello", một số chúng Tiếng Anh giao tiếp cũng được vài câu.

IMG_20150716_180819_zpsndxxzwxx.jpg


Nông thôn Ai Cập:

IMG_20150716_180741_zpsbzcksrac.jpg
 
Một con tàu di chuyển theo hướng nào là do bánh lái quyết định. Nói cách khác, bánh lái là bộ phận nhỏ nhưng quyết định hướng đi của cả con tàu. Một con tàu không có bánh lái sẽ trôi dạt lững lờ, mất phương hướng cho đến khi bị mắc kẹt vào đám rong biển. Nhưng thường thì người ta chỉ thấy con tàu, chứ ít khi để ý đến... bánh lái ! Tại sao? Vì kích thước của bánh lái chiếm chưa tới 1% kích thước của con tàu. Rất khó thấy!

Đâu đó trong các topic dài 25 trang, 30 trang với hàng nghìn chữ xuất hiện thoáng qua vài dòng về một nhân vật đã trở thành biểu tượng của tự do, phiêu lưu của hàng ngàn bạn trẻ trên khắp Thế giới: Che Guevara ! Nội dung các bài viết này chiếm chưa tới 1% nội dung tổng thể chuyến đi, rất khó nhớ, khó nhận thấy... Nhưng đó lại là bánh lái của con tàu!

Thấp thoáng tại Venice Ý hình ảnh Che Guevara với đôi mắt sáng ngời, ngôi sao năm cánh lấp lánh trên chiếc mũ du kích quân:

IMG_4204_zpsy74ocdwm.jpg


Và đâu đó trên đường phố Ai Cập một Che Guevara đang hút điếu xì gà Cuba to tướng. Hình ảnh đã trở thành biểu tượng!

IMG_20150729_165402_zpse0jcwrp2.jpg


Chuyến đi Úc và Châu Âu, có người nhận xét: Không biết Tiếng Anh, làm sao đi được? Chuyến đi Trung Quốc, có người hoài nghi: Không biết Tiếng Trung, làm sao đi được? Chuyến đi Ai Cập, có người ngần ngại: Không biết tiếng Ả Rập, làm sao đi? Ngoại ngữ đương nhiên là một lợi thế! Khi thông thạo ngoại ngữ, có thể giao tiếp với dân địa phương dễ dàng, hiểu văn hóa bản địa hơn, và làm cho chuyến đi thú vị hơn. Nhưng ngoại ngữ cũng chỉ như nước sơn bên ngoài làm con tàu của bạn trông đẹp hơn, bóng bẩy hơn, đi dưới nước trơn tru hơn. Vậy thôi! Nước sơn làm sao có thể ngăn cản con tàu đi tới đích?

Hãy tập trung vào "bánh lái" của bản thân mình!
 
Lúc gặp mặt Samas tôi có lấy bút viết viết ra ba việc nhờ hắn giúp đỡ. Việc thứ nhất đã xong, tiếp theo đến việc thứ hai. Samas đưa tôi đến một đồi cát vàng mênh mông cách đó khoảng chừng 30-40km. Đứng trên đồi cát, tôi nheo mắt nhìn quanh bốn phía không hiểu điều thứ hai nằm ở đâu?

IMG_3574_zpsgsfjzeeq.jpg


Tay Samas ra bộ bí hiểm cứ biểu tôi đi bộ một lúc trong đồi cát. Rồi đột nhiên tôi thấy có mấy chấm đen đen nằm dưới đồi cát. Lại gần hơn thì thấy dưới thung lũng cát một bầy lạc đà tầm 30-40 con đang nằm nghỉ. Cạnh đó là người đàn ông mặc bồ đồ màu đen, trên đầu quấn khăn, trên tay anh ta là sợi dây thừng đang vẫy vẫy chúng tôi. Anh ta là người chăn lạc đà, ngủ chung với đám lạc đà này qua đêm trên sa mạc. Samas nhìn lên bầu trời xanh ngắt không một bóng mây, cái nhiệt đang từ từ tăng lên nhanh chóng, cười nói với tôi: "Đấy, của anh đấy!" rồi quay lại lên xe phóng đi mất. Còn tôi cùng anh "sa dân" (đi biển thì gọi là ngư dân, làm nông nghiệp thì gọi là nông dân, chăn lạc đà sa mạc thì tạm gọi là "sa dân" vậy) bắt đầu lùa đám lạc đà này đi ăn, thử trải nghiệm cảm giác chăn lạc đà là như thế nào...

Đám lạc đà bỗng xuất hiện dưới thung lũng đồi cát:

IMG_3576_zpsw3dbbous.jpg


Mohamed chuẩn bị cho tôi một con lạc đà cái trưởng thành màu trắng. Con này ra bộ là "hoa hậu" trong cả đàn này, nhưng tôi nhanh chóng nhận ra đây không phải là con đầu đàn. Đầu đàn là một con lạc đà bướu cao, có lông màu vàng, dáng vẻ uy quyền không cho phép bất cứ con lạc đà nào đi trước nó. Nó lúc nào cũng quay lại quan sát cả đoàn và thúc giục đứng dậy đi.

IMG_3579_zpsqysep3af.jpg


Khi con lạc đà tôi cưỡi đứng lên và gia nhập đàn, cả đám lạc đà ùa lại: con to, con nhỏ hít hít chạy lại, đưa cái mõm hít hít một cách tò mò. Có ai nghĩ lạc đà kém thông minh, chứ riêng tôi thì biết chúng có trí khôn rất tuyệt. Mấy con lạc đà con là "hí hố" và lăng xăng nhất. Mấy con trưởng thành thì bướu trên lưng nhỏ, chứ mấy con non bướu rất to, là nơi tích trữ năng lượng cho cơ thể. Chúng không ngại tiến lại gần dí cái mõm vào chân tôi hít hít, xong lăng xăng đùa nghịch với nhau. Nhìn đám lạc đà béo tốt đủ biết tay này chăn lạc đà rất chu đáo.

IMG_3582_zpso02pmco6.jpg


IMG_3581_zps226ymfzf.jpg
 
"Dzố, dzố". Tiếng thúc giục từ người chăn lạc đà khiến cả đàn nhanh chóng đứng dậy, theo chân con đầu đàn đi về phía trước (thật ra tôi không biết phía trước là phía nào, vì bốn phía toàn là cát). Bọn lạc đà có nhiều mỡ dưới bàn chân, khi thả chân xuống cát thì bàn chân nó xòe rộng ra rất to giúp lạc đà đi qua các đụn cát lún một cách đơn giản. Thỉnh thoảng đi qua một số cây xanh, cả đám lại hí hửng phóng tới (nhất là mấy con non) ăn lấy ăn để, mặc cho anh chăn lạc đà chạy qua chạy lại "Dzố, dzố" liên tục...

IMG_3584_zpsvdmedni5.jpg


Cận cảnh vẻ điển trai của một anh trong đàn:

IMG_3594_zps7sfprz0p.jpg


Sau khi bị quát tháo tợn quá, cả đoàn không tiếp tục ăn nữa mà lại lên đường. Mặt trời bắt đầu lên cao, tỏa sức nóng như thiêu đốt khắp vạn vật - trừ bọn lạc đà. Nghe kể rằng chúng có thể nhịn ăn, uống một tháng trên sa mạc mà vẫn sống sót. Đó là nhờ cái bướu trên lưng như một kho thực phẩm đựng thức ăn, nước uống mà cơ thể lạc đà sẽ tiêu hóa dần dần... Sức khỏe dẻo dai, lại nhịn khát tốt nên từ xa xưa lạc đà đã được sử dụng để chuyên chở hàng hóa trên sa mạc.

IMG_3596_zpsx7qjjc83.jpg


Cả đoàn lạc đà cứ đi trong trật tự cho đến khi ... gặp thức ăn! Mấy con non háu ăn bắt đầu phóng như bay về phía các bụi cây xanh và ngoạm lấy ngoạm để. Các con trưởng thành thì thong thả hơn, chúng dùng cái cổ dài ăn lá trên các đọt cây cao.

IMG_3599_zps4lqey2qp.jpg


IMG_3617_zpspwv6njl9.jpg
 
Trong bộ phim "Xác ướp Ai Cập" với diễn viên cơ bắp The Rock, có cảnh anh cưỡi lạc đà chạy như bay trên cát vàng, dáng vẻ hùng dũng. Đây là một trong nhiều cảnh quay lãng mạn "hớp hồn" chị em: bầu trời trong xanh, cát vàng, anh đẹp trai cơ bắp, cưỡi lạc đà phong độ. Nhưng ngồi một lúc sẽ biết đau bàn tọa ê ẩm. Khi lạc đà chạy xốc lên xốc xuống, làm cái bàn tọa đập lên đập xuống nữa thì "Thôi rồi Lượm ơi"... Tiếp theo là thời tiết sa mạc, cởi trần trùng trục như The Rock trong phim chắc được tối đa 15p, vì chắc chắn người anh sẽ cháy thành than hết. Thời tiết càng nóng, người đi sa mạc càng phải giữ hơi ẩm, giữ nước cho cơ thể bằng cách quấn thêm vài lớp vải mỏng quanh người. Không ai làm chuyện ngược lại: càng nóng càng cởi bớt đồ cho mát, như vậy càng làm mất nước nhanh hơn!

IMG_3592_zpsstjwteqb.jpg


IMG_3608_zpshrppqvxa.jpg


Trong bộ phim "Xác ướp Ai Cập" với diễn viên cơ bắp The Rock, có cảnh anh cưỡi thúc lạc đà chạy như bay trên cát vàng, dáng vẻ hùng dũng oai hùng. Cảnh quay nhìn rất lãng mạn: bầu trời trong xanh, cát vàng, đẹp trai cơ bắp, cưỡi lạc đà phong độ, nhưng thật ra ngồi một lúc sẽ đau bàn tọa ê ẩm. Nhất là khi lạc đà chạy xốc lên xốc xuống, làm cái bàn tọa đập lên đập xuống thì thôi rồi Lượm ơi... Chưa kể thời tiết sa mạc, cởi trần trùng trục như The Rock chắc cháy hết da. Thời tiết càng nóng, người đi sa mạc càng phải giữ hơi ẩm cho cơ thể bằng cách quấn thêm vài lớp vải mỏng quanh người. Không có ai làm chuyện ngược lại: tức là càng nóng càng cởi bớt đồ cho mát như anh The Rock cả! ;)

IMG_3620_zpsiykylmbp.jpg


Công việc chăn lạc đà quả thực hết sức cực khổ, tôi nghĩ chăn trâu ở Việt Nam còn sướng hơn! Vì ít ra còn tìm được chút bóng mát trên đồng để ngã lưng nằm nghỉ. Trên sa mạc thậm chí không đứng nghỉ được, vì đứng lại còn khó chịu hơn là tiếp tục đi. Lâu lâu có mấy ngọn gió thốc cát quất cho vào mặt nữa thì "Thôi rồi Lượm ơi!"... Nhìn anh "sa dân" sau một hồi chăn lạc đà kê miệng vào vòi nước tu ừng ực như thế này cũng đủ biết !

IMG_3626_zpswkp2hgbt.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,311
Bài viết
1,175,022
Members
192,036
Latest member
imperiaglobalgate
Back
Top